Thời gian tốt nhất để bắt tay vào nuôi Chích Choè Than Bổi là từ đầu tháng 9 âm lịch đến giữa tháng 3 năm sau!Ngoài khoảng thời gian này tôi khuyên các bạn nếu chưa có kinh nghiệm thì tốt nhất đừng nên chọn chim nuôi.Vì cuối tháng 3 chim bắt đầu vào mùa sinh sản,từ lúc này đến cuối tháng 6 chim mãi chăm con,và sau đó là thời gian chim thay lông,lúc này sức lực rất suy kiệt,nếu bắt về nuôi tỷ lệ chim chết sẽ rất cao!
LỰA CHỌN:
Khi lựa chọn chim,điều căn bản nhất là chúng ta phải xác định rõ tiêu chí chọn chim của mình!Có người thích chim thon,dài,người khác lại to,ngắn…Vì vậy tôi khuyên các bạn nên xác định rõ điều này trước khi đi chọn Than,nó sẽ giúp các bạn đỡ tốn thời gian và việc lựa chọn cũng dễ dàng hơn,chỉ cần quan sát sơ qua,nếu không thấy mẫu chim mình cần tìm thì cứ việc đến nơi khác,không phải mất thời gian phân vân giữa việc nên hay không nên mua!
Điều lưu ý đầu tiên khi bắt tay vào lựa chọn chim Bổi là quan sát và nhận biết đựơc tình trạng chung của những con chim trong lồng nhốt tập thể,chim phải linh hoạt,nhảy liên tục,điều này chứng tỏ lứa chim này vừa về khoảng 1-2 ngày,chim còn khoẻ,khi đó ta mới bắt tay vào lựa chọn!
Với Chích Choè Than Bổi,nếu có điều kiện bắt từng con ra quan sát sẽ tốt hơn là chọn ngay trong lồng,nhưng thường khi chúng ta mua tại các cửa hàng và ở chợ chim cảnh thì người bán thường không muốn ta làm điều này!
Vì vậy khi lựa chim Bổi,kinh nghiệm của tôi là ngồi xa lồng chim ra một chút để tránh chim hoảng mà nhảy nhiều,khó quan sát!Làm thế người bán cũng sẽ thích hơn mà để các bạn lựa chọn kỹ một chút!
Vậy,lựa 1 con Bổi thế nào cho hay?Hay ở đây tôi muốn nói đến là 1 con chim khoẻ mạnh!Dù là chim bổi,rất nhát nhưng chúng ta vẫn có thể nhận biết 1 con chim khoẻ hay không qua những yếu tố cảm quan như sau:
– Chim phải lành lặn,không dị tật!
Những dị tật thuờng gặp là: Cụt móng,mờ mắt(nhìn vào con ngươi chim có màu đục),gãy cánh…
– Lông chim phải sáng,có ánh biếc và ôm sát thân!
Màu sắc lông chim chính là yếu tố cơ bản thể hiện ra ngoài thể trạng của chim khoẻ hay không!
– Khi quan sát phần hậu môn,tốt nhất là không dính phân trắng!Vì chim đi phân như vậy là có dấu hiệu của bệnh,dễ chết!
Ngoài ra nếu có kinh nghiệm,người lựa chim sẽ biết quan sát ức(lườn) chim xem chim mập hay ốm(ức võng,căng tròn là chim mập,có gờ,xơ 2 bên là chim ốm,suy)
Khi đã nhận biết được và chọn cho mình con chim vừa ý,coi như các bạn thành công bước đầu!
LỒNG NUÔI:
Với Chích Choè Than Bổi,lồng nuôi cũng rất quan trọng,lồng ưa chuộng nhất là loại lồng có kích thước từ 52 đến 56 nan.Đặc biệt nên ưu tiên sử dụng những lồng có nan kép trên nóc,tốt nhất là loại nan kép toàn bộ.Lồng nan đơn(kích thước nan đến nan là =>2cm),nan kép ( =>1cm nan đến nan).Với lồng có nan kép như nêu trên sẽ giảm thiểu thương tật cho chim(nhất là vùng đầu)khi nuôi nhốt vì Chích Choè Than Bổi rất nhát trong thời gian đầu,chuyện trầy đầu chảy máu là chuyện bình thường!
Cầu đậu:
Cầu đậu dành cho Chích Choè Than thường có đường kính là 1-1,5cm là thích hợp nhất!
Cóng nước:
Nên sử dụng loại bằng sành hoặc ống giác thuỷ tinh,tránh sử dụng loại cóng nhựa có bán trên thị trường vì loại này tuy nhẹ,giá thành rẻ nhưng có 1 khuyết điểm khi nuôi Than Bổi là dễ làm rách chân chim khi chim đậu lên trên!Ai đã từng nuôi 1 con Chích Choè Than Bổi sẽ biết nó nhảy kinh khủng như thế nào trong thời gian đầu,nên việc tránh sử dụng các vật có cạnh sắc nhọn trong lồng là điều nên làm!
THUẦN HOÁ:
Khi tất cả đã chuẩn bị xong,mang chim từ chợ về,công việc đầu tiên các bạn cần làm trước khi cho chim vào là chuẩn bị lồng cho chim,các bạn cho vào lồng 4 cóng(2 cóng để sâu tươi,2 cóng nước),đặt đều 2 bên cầu!Thêm vào đó là khoảng 15 con cào cào non!Nên sử dụng cào cào non trong thời gian này cho chim dễ tiêu hoá!
Khi đã chẩn bị xong chúng ta cho chim vào và trùm kín ngay áo lồng lại,tìm nơi yên tĩnh nhất cả ngày lẫn đêm để đặt lồng chim!
Vậy vì sao phải cho đến 4 cóng vào lồng?
Vì thời gian đầu tiên là lúc khó khăn nhất cho chim và cho cả người chơi.Sự nhẫn nại là yếu tố quyết định sự thành công hay thất bại khi chọn nuôi Chích Choè Than Bổi!!!Đối với chim,đây là thời gian chim dành cho sự phục hồi sức khoẻ và làm quen với môi trường sống hoàn toàn xa lạ!
Sau khi cho chim vào,ngày hôm sau các bạn hé áo thật nhẹ,thật hẹp để quan sát chim còn sống hay không(đừng cười vì tôi bi quan nhưng đó là sự thật khi nuôi chim Bổi!!!),nếu chim còn sống thì quan sát cào cào hôm qua còn hay hết,sâu trong cóng chim đã ăn hết bao nhiêu??!Nếu hết cào cào thì bỏ thêm vào với lượng nhiều hơn hôm qua 5 con!Sau khi cho cào cào vào thì trùm áo lại ngay và đặt lồng vào vị trí cũ!
Công việc của các bạn trong suốt tuần đầu tiên chỉ là như vậy,châm nước,sâu,cào cào và trùm áo lồng!Một lời khuyên dành cho các bạn là đừng nên nôn nóng cho chim tắm hay tập cho chim ăn cám trong thời gian này!Những điều này chưa thật cần thiết mà đôi khi còn phản tác dụng thậm chí làm chết chim!Một lý do rất đơn giản,chim cần có thời gian thích nghi với môi trường mới,đừng thay đổi mọi thứ đột ngột!
Sang tuần thứ 2,
lúc này chim đã khoẻ hơn và chúng ta bắt đầu dời vị trí lồng nuôi từ nơi này sang nơi khác,mục đích việc này là giúp chim làm quen với môi trường xung quanh.
Thời gian này chúng ta bắt đầu việc cho chim tắm và phơi nắng:
-Phơi nắng cho chim tốt nhất là khoảng 10h trưa,lúc này nắng vừa đủ để chim sưởi ấm!Chọn nơi thật vắng,không có người và thú vật qua lại,mở nhẹ áo nửa lồng phần cửa,hướng về phía có ánh nắng rọi vào,để chim ở đó khoảng 15 phút rồi trùm kín và mang lồng vào!Làm thế trong 3 ngày,đến ngày thứ 4 thì chuẩn bị lồng tắm trong có khay nước,pha muối loãng(1/2 kg cho 5l nuớc),sẽ giúp chim loại bỏ ký sinh,rận mạc trên người trong suốt thời gian nuôi ủ!
– Sau khi chuẩn bị lồng tắm xong thì đặt tại vị trí mà 3 ngày trước cho chim phơi nắng,che kín phần nóc lồng tắm cho chim đỡ hoảng mà đâm đầu khi cho vào tắm!
– Mang lồng ra cho chim phơi nắng,lúc này cửa lồng chim áp sát vào lồng tắm,sau 15 phút thì kéo cửa,đợi cho chim qua lồng tắm thì thật nhẹ nhàng rút lồng chim mang ra chỗ khác để vệ sinh tất cả(áo lồng,bố,cầu,cóng rửa qua bằng nước sạch sau đó mang đi phơi nắng cho khô).Sau khi chim tắm xong thì cho chim vào lại lồng,để nguyên vị trí đó cho chim phơi thêm 15 phút thì trùm áo lồng lại và mang vào trong!
– Việc phơi nắng nên làm mỗi ngày,riêng việc tắm,nếu trời nắng tốt thì 2 ngày 1 lần,không thì 1 tuần 2 lần!Việc cho chim tắm không chỉ giúp nó sạch sẽ mà còn giúp chim mau dạn hơn(vì khi chim thực sự an tâm thì mới dám xuống tắm).
Sau 2 tuần,các bạn tạm yên tâm rằng con chim mình không chết vì suy yếu(nên lưu ý trong suốt 2 tuần này thức ăn chính vẫn là sâu tươi và cào cào).Tôi không chú trọng việc cho chim ăn bột vì đây là loại thức ăn hoàn toàn mới mà cơ thể chim khi đang suy yếu rất khó làm quen và hấp thụ,tôi chỉ muốn con chim của mình sống,sau đó việc tập cho ăn thế nào cũng không còn là vấn đề,đừng vì chút nôn nóng mà làm hỏng công sức mình bỏ ra!
Sang tuần thứ 3,
lúc này ta mới hé áo thật hẹp nơi cửa lồng,hướng lồng ra ngoài cho chim làm quen với khung cảnh xung quanh!Đây cũng là lúc ta bắt đầu tập cho chim ăn bột!
Có 2 cách thông dụng là trộn bột vào chung cóng sâu hoặc với cào cào cắt nhỏ!
Trộn với lượng tăng dần trong 4 ngày rồi giảm dần từ ngày thứ 5 và giảm hẳn sau 1 tuần,lúc này ta sẽ ngưng cho sâu tươi và cào cào trong 1 ngày,trong lồng chỉ còn cóng bột và nuớc,đến chiều thì quan sát cóng bột xem chim có ăn hay không,lưu ý cần phân biệt việc chim ăn bột và bới bột tìm sâu,cào cào,nếu ăn thì chỉ có ít bột rơi ra ngoài,cóng bột vơi và cóng nước thì có bột lắng trong đó!
Khi đã chắc chim biết ăn bột,lúc này ta nên giảm hẳn lượng sâu trong ngày để chim ăn bột!
Sáng sớm cho cào cào khoảng 20 con vào lồng,khi hết cào cào chim sẽ ăn bột,đến cuối ngày thì cho 1 muỗng caffe sâu vào cho chim ăn!Đó là công thức chung cho chim thuộc và chúc mừng bạn đã thành công bước đầu trong việc nuôi và thuần Chích Choè Than Bổi!
Những việc sau đó là hé dần áo trùm lồng rộng hơn,thay đổi thường xuyên các vị trí treo lồng trong nhà nhưng tối đến thì dành 1 nơi thật yên cho chim ngủ!
Và 1 ngày đẹp trời,con chim của bạn sẽ hót,từ nhỏ sang lớn và rất lớn!Từ chỉ hót buổi sáng đến hót trưa và hầu như cả ngày!Lúc này bạn có thể tin rằng con chim của mình đã thích nghi hoàn toàn và xem nhà bạn là lãnh thổ của nó,hót để khẳng định vị trí lãnh thổ,hót vì tự tin!Lúc này chúng ta có thể nghĩ đến việc mang chim đến các tụ điểm vợt chim cho chim làm quen từ từ!
Khi mang đến cội(tụ điểm vợt chim),các bạn không nên nóng vội mà mở áo lồng ra,cứ tìm 1
nơi xa những con chim khác mà treo lồng,áo lồng vẫn trùm kín!Hết giờ cứ vậy mà mang lồng chim về!Sau 3 lần mang chim đi như thế thì ta mới bắt đầu hé dần áo lồng ra từ hẹp đến rộng cho chim làm quen với khung cảnh mới,không thấy lạ mà bị hoảng hay sợ những con chim khác!Ra cội,tốt nhất là tìm 1 nàng Than mái cho để cạnh lồng chàng,chàng sẽ bình tĩnh hơn và máu hơn,từ đó sẽ mau đấu với chim lạ!
Một điều lý thú là với Than Bổi,sau mỗi lần đi vợt ở cội chim về,nếu để ý các bạn sẽ thấy chú chim của mình dạn hơn 1 chút so với lúc chưa mang đi!Và càng đi thường xuyên(2 lần 1 tuần)con chim sẽ trở nên dạn dĩ hơn,hót nhiều hơn!
Đây là những kinh nghiệm đã mang lại thành công,hy vọng các bạn sẽ tìm và thuần hoá được 1 chú chim Bổi được coi là rất nhát trong các loài chim cảnh này!