Chim Huýt Cô: Nguồn gốc, đặc điểm và giá bán trên thị trường

Chim Huýt Cô: Nguồn gốc, đặc điểm và giá bán trên thị trường

Đối với những ‘tín đồ’ của chim nuôi cảnh, loài chim huýt cô chắc chắn là cái tên không mấy xa lạ. Chúng được rất nhiều ưa thích bởi vẻ ngoài bắt mắt cùng tiếng hót lảnh lót. Nếu là một người ưa thích thú cưng, bạn chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.

1. Nguồn gốc chim huýt cô

Chim huýt cô còn được gọi bằng cái tên khác là chim nghệ ngực vàng, chúng xuất hiện phổ biến nhất ở các vùng Ấn Độ, Pakistan và Sri Lanka. Bên cạnh đó, một số quốc gia ở Đông Nam Á cũng có loài chim này như: Thái Lan, Mã Lai, Miến Điện, Việt Nam…

huýt cô

Tại nước ta, có thể bắt gặp chúng sinh sống ở các vùng trung du, các vùng Nam Bộ. Chúng thường tập trung đông nhất ở những khu vực rừng rậm, nhiều đồng ruộng, vườn cây trái, những nơi có nguồn thức ăn dồi dào. Chim nghệ có tiếng hót khá lảnh lót, nhiều người ưa thích chúng này một phần vì “giọng ca” khá êm tai.

2. Đặc điểm hình dáng chim sâu huýt cô

Dòng chim này sở hữu nhiều đặc điểm ngoại hình khá giống với loàichim sâu. Một số đặc trưng cụ thể để nhận biết có thể kể đến dưới đây:

  • Màu lông: Lông ngực màu vàng hoặc xanh lục. Điểm trên phần đầu hoặc cánh có thể xuất hiện các đốm đen.
  • Kích thước: Nhìn chung có kích thước tương đối nhỏ, trung bình chỉ khoảng 11cm đến 16cm.
  • Mắt: Đây là loài chim có đôi mắt khá sâu, đen, nhỏ và tròn.
  • Mỏ: Phần mỏ dài cứng, có màu xám nhạt.
  • Đuôi: Phần đuôi khá ngắn, cứng và cụp hướng xuống dưới.

3. Đặc tính sinh sản của huýt cô

Khi bước vào mùa sinh sản, loài huýt cô sẽ cùng nhau tạo tổ để đẻ trứng. Chiếc tổ được làm từ cây lá, cỏ khô, được lót bên dưới để tạo độ êm cho con cái khi đẻ trứng. Chim cái chỉ đẻ khoảng 2 – 3 trứng mỗi lứa.

huýt cô đẻ con

Sau khi đẻ trứng, chúng sẽ luân phiên ấp cho đến khi chim con ra đời. Thời gian này thường kéo dài khoảng 2 tuần, con non ra đời sẽ tiếp tục được chim mẹ ủ ấm trong tổ.

4. Mẹo phân biệt chim huýt cô đực và cái

Chim huýt cô cái và đực có những đặc điểm khác biệt nhất định giúp người mua có thể dễ dàng phân biệt. Bạn cần quan sát kỹ ngoại hình, màu lông của từng con để nhận biết.

  • Giống cái: Kích thước tương đối nhỏ (chỉ khoảng 11cm đến 16cm mỗi con). Phần thân trên có màu lục hoặc màu phơn phớt vàng, phần bụng dưới lại thường có màu đen xám. Đuôi của chúng cũng có màu đen ngả lục. So với chim đực, màu lông của các con cái nhạt hơn hẳn.
  • Giống đực: Kích thước lớn hơn hẳn so với loài chim cái. Vùng bụng của chúng có màu vàng nghệ, vùng lông xung quanh lại có màu lục. Thỉnh thoảng khu vực cánh sẽ xuất hiện các lông điểm mày trắng. Khác với loài cái, chim đực sở hữu chiếc đuôi màu vàng.

5. Cách nuôi chim huýt cô khỏe mạnh, lớn nhanh

Nuôi chim huýt cô sao cho chúng khỏe mạnh, lớn nhanh không phải là điều dễ dàng. Nếu bạn có ý định nuôi, hãy ghi nhớ một số điều quan trọng dưới đây.

Chim huýt cô ăn gì?

Loài chim này duy trì sự sống bằng cách ăn những loài côn trùng, sâu bọ trên cây, cào cào, châu chấu. Khi đưa vào lồng nuôi, bạn có thể thay thế đồ ăn thiên nhiên của chúng bằng cám chuyên dụng. Người nuôi có thể tìm mua cám sẵn tại cửa hàng. Tuy nhiên để đảm bảo chất lượng, tốt nhất nên tự làm tại nhà.

phân biệt chim

Lựa chọn và thiết kế lồng nuôi

Bạn cần tìm mua hoặc thiết kế chiếc lồng có size phù hợp với kích thước của chú chim. Thông thường, huýt cô có kích thước khá nhỏ nên chiếc lồng cũng không cần quá to. Bên trong cần có đầy các công cụ cần thiết để chăm sóc chúng như: máng đựng nước, bát đựng thức ăn khô, bát đựng thức ăn tươi, tổ hoặc cành…

Khi mới sinh ra, chim non được bố mẹ bao bọc, giữ ấm rất kỹ. Nếu lựa chọn nuôi chim non, người nuôi cần đảm bảo giữ ấm cho chúng. Có thể thêm bóng đèn với nhiệt độ vừa phải trong lồng để sưởi ấm, làm tổ cho chúng nằm. Với chim cảnh để trước nhà, có thể trang trí thêm để lồng thêm bắt mắt.

Phòng bệnh cho huýt cô

Ngoài ra, Người nuôi cần chủ động có các biện pháp phòng và chữa bệnh để chim phát triển khỏe mạnh

  • Viêm tuyến nhờn: Bệnh xuất hiện khi tình trạng tuyến nhờn bên dưới phần đuôi bị sưng lên và mưng mủ, chim mỏi mệt, chán ăn. Lúc này, bạn có thể điều trị bằng cách khử trùng bằng cồn i ốt. Loại bỏ hết phần mủ ở khu vực này bằng kim. Để chim ăn uống đầy đủ, tránh để chúng quá lạnh hoặc quá nóng. Một thời gian sau chúng sẽ trở lại bình thường.

phòng bệnh

  • Bệnh ký sinh trùng. Với phần lông rậm rạp, thân chim là nơi rất nhiều loài ký sinh trùng ẩn nấp. Chúng có thể gây ra các bệnh viêm nhiễm, hút máu làm chim dễ mắc bệnh, không lớn nổi. Việc người chủ cần làm là thường xuyên giữ sạch sẽ môi trường sống của vật nuôi. Có thể làm sạch lông của chúng bằng dầu hỏa (dầu tây).
  • Bệnh đường ruột: Chim mắc bệnh về dạ dày đường ruột sẽ không thể tiêu hóa thức ăn. Thân hình gầy gò, mệt mỏi, không muốn hót, có mùi hôi khó chịu. Nguyên nhân có thể xuất phát từ quá trình ăn uống, sinh hoạt không đảm bảo. Để tránh các căn bệnh này, hãy thường xuyên thay thức ăn mới, để đồ ăn nước uống ở máng sạch.

6. Chim huýt cô giá bao nhiêu tiền?

Thực tế, chim huýt cô có giá thành rất đa dạng, nhìn chung có thể giao động từ vài chục đến vài trăm nghìn. Đây là giá không quá đắt đối với những người có sở thích nuôi sinh vật cảnh.

Giá sẽ có sự khác biệt phụ thuộc vào màu lông, giọng hót, kích cỡ… Bạn cần cân nhắc kỹ càng trước khi đưa ra quyết định để lựa chọn được chú chim phù hợp với gia đình mình.

giá bán huýt cô

7. Mua, Bán chim huýt cô ở đâu uy tín?

Chim huýt cô là loài chim cảnh được rất nhiều khách hàng tìm kiếm hiện nay. Trước nhu cầu tăng cao, ngày càng có nhiều nhân giống và kinh doanh loài vật nuôi này. Khách hàng có thể tìm mua tại các địa điểm bán chim cảnh ngay tại nơi mình sinh sống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn mua trên mạng, các hội nhóm và nhận hàng qua hình thức ship tận cửa. Đừng quên tham khảo ý kiến từ các khách hàng đi trước, những người đã có kinh nghiệm mua bán để lựa chọn được địa điểm uy tín nhất.

Bài viết trên đây đã đem đến cho độc giả những thông tin cơ bản về loàichim huýt cô. Để nuôi loài chim này lớn lên khỏe mạnh, người chủ cần cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì. Chúc các bạn thành công!