Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ

Đa số các bé trong độ tuổi tập nói đều nói ngọng vì thế nên nói ngọng ở giai đoạn tập nói là điều khá bình thường, các mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng các bậc cha mẹ cũng cần phải chuẩn bị kiến thức để tập cho trẻ thói quen nói đúng phương pháp, nếu trẻ lớn tuổi mà vẫn bị nói ngọng thì đó là bệnh lý. Hãy cùng Blog Trẻ Thơ tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng cho bé nhé.
99,9% trẻ nói ngọng trong khoảng thời gian từ 1 đến 3 tuổi, vì vậy khi con nói ngọng, cha mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề này. Cùng với sự phát triển của cơ thể, các bộ phận, chức năng của bé sẽ hoàn thiện theo thời gian. Tuy nhiên tuyệt đối không nói ngọng theo trẻ.
Từ 2-3 tuổi trẻ chưa nói được tròn vành, rõ chữ vì ở lứa tuổi này trẻ đang trong quá trình phát triển về âm, nếu được sửa trẻ có thể tự điều chỉnh nói cho đúng. Đến năm 4-5 tuổi trẻ mới định hình được cách phát âm. 6 tuổi, trước khi đi học, được coi là chuẩn mực để xác định trẻ có nói ngọng hay không.

Nói ngọng là hiện tượng rối loạn ngôn ngữ

Cách khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ
Ngôn ngữ của trẻ được hình thành trên cơ sở các phản xạ có điều kiện, dựa trên tác động của các yếu tố từ môi trường bên ngoài kích thích vào trung tâm nghe.
Nếu có sự trục trặc nào đó trong quá trình hình thành ngôn ngữ sẽ xảy ra hiện tượng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, điển hình là ngọng.
Có 2 dạng nói ngọng ở trẻ
Nói ngọng sinh lý: cơ quan phát âm có lỗi bẩm sinh như ngắn lưỡi, đầy lưỡi…
Nói ngọng mang tính xã hội: phát âm lệch so với chuẩn.

Nguyên nhân khiến cho trẻ nói ngọng

  • Là do trẻ tự bóp méo âm thanh để truyền đạt ý mình cho người khác hiểu theo suy nghĩ riêng của trẻ.
  • Cha, mẹ không sửa ngay những từ nói sai, khiến trẻ tạo thành thói quen mà lặp lại.
  • Cha mẹ và những người xung quanh sử dụng sai ngôn ngữ khiến con cái bắt chước.
  • Một số bệnh khi trẻ mắc phải gây khó thở, ngạt mũi khiến khi nói trẻ phải thè lưỡi ra để phát âm cũng là nguyên nhân khiến trẻ nói ngọng.
Nhận xét của các chuyên gia
Thạc sĩ Hoàng Đình Ngọc, Phó giám đốc Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương cho biết: “Một số trường hợp, chính cách phát âm không chuẩn của cha mẹ khiến trẻ học theo, và nói ngọng chứ không phải do mắc bệnh. Việc phát âm là sự cộng hưởng của nhiều bộ phận, từ khu vực tiếp nhận âm thanh (tai) cho đến các phần góp vào sự phát âm: miệng, lưỡi, răng, môi, thanh quản… Lưỡi quá to, quá dày, răng cửa trên bị khe hở đều có thể gây ra lỗi phát âm”.
Phó giáo sư – Tiến sĩ ngữ văn Phạm Văn Tình, Phó Tổng biên tập Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư:
“Nói ngọng là cách phát âm không bình thường so với cách cộng đồng vẫn nói. Để sửa tật nói ngọng, vai trò của nhà trường rất quan trọng. Trước hết phải để bản thân trẻ nhận thức được rằng cách nói đấy là sai, nghe buồn cười, phải tập phát âm lại nhiều lần để uốn nắn lại. Bên cạnh đó, cũng cần phải có sự phối hợp từ phía cộng đồng (gia đình, xã hội). Nếu chỉ cô giáo sửa lỗi ở trường thì chưa đủ nếu về nhà ông bà, bố mẹ không lưu ý sửa. Áp lực của cộng đồng nhiều khi rất lớn. Nó có thể làm mất đi các kỹ năng ngôn ngữ mà trẻ học được từ lớp học. Bởi cộng đồng mới là môi trường sinh ngữ chính của trẻ”, Phó giáo sư Tình khuyến cáo.

Cần giúp trẻ tránh các tác nhân hình thành nói ngọng

Cách khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ
Các cơ hàm yếu
Cơ hàm yếu là nguyên nhân gây nói ngọng. Vì vậy, bố mẹ cần luyện tập cơ hàm cho con bằng phương pháp: nhai bánh quy giòn, trái cây, rau, các loại thịt… để con có cơ hàm khỏe mạnh.
Các cơ má và lưỡi
Tập động tác súc miệng. Dạy con lăn một vật từ má này sang má khác để con có cơ má và cơ lưỡi mềm mại.
Bệnh dị ứng, cảm lạnh & viêm xoang
Các căn bệnh về đường hô hấp khiến trẻ ngạt mũi phải thở bằng miệng dẫn đến phát âm khó hoặc sai từ. Vì vậy khi con bị các bệnh trên, bố mẹ phải điều trị triệt để bệnh cho trẻ, để trẻ thở tự nhiên cả bằng mũi và miệng.
Cha mẹ phát âm không chuẩn
Khi cha mẹ phát âm không chuẩn, nhất là âm “l” và “n” khiến bé nhầm lẫn về âm sắc. Vì vậy, cha mẹ cần học cách phát âm thật chuẩn, là tấm gương để con học theo.

Phương pháp sửa nói ngọng

  • Giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói.
  • Không hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng…
  • Dạy bé cách đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao và làm mẫu để bé dễ dàng bắt chước và học theo.
  • Nói chuyện, hát cho bé nghe: dùng từ ngữ thật chuẩn và thường xuyên, bé sẽ có một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể.
  • Với những từ bé bị ngọng chúng ta sẽ kể lại phần đó nhiều lần để bé ghi nhớ và làm theo.
  • Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với người hay bị nói ngọng.
  • Khi con ngọng, tuyệt đối không nhại lại, điều này khiến bé sẽ không ý thức được việc phát âm chuẩn là việc nên làm.
Lưu ý với các bậc cha mẹ:
  • Cha mẹ nên kiên trì trong việc dạy bé nói, không nôn nóng.
  • Nếu nghi ngờ bé nói ngọng xuất phát từ yếu tố bệnh lý, cần đưa con đi khám ngay.

Kinh nghiệm khắc phục chứng nói ngọng cho con của các mẹ

Nói ngọng là một tật mà không ít trẻ mắc phải. Nghe con líu lo nói ngọng đúng là có cái dễ thương, buồn cười, ngồ ngộ song bậc phụ huynh nên giúp con sửa nhanh tật này để tránh những thiệt thòi khi đến tuổi đi học.
Khuyến khích con nói nhiều và điều chỉnh cho con ngay lúc trẻ nói. Việc để con nói nhiều sẽ giúp bé tăng vốn từ vựng, hơn thế bố mẹ lại có điều kiện biết con thường sai ở từ nào và sửa kịp thời.
Việc tiếp theo mà các bố mẹ hay làm là giúp bé thoải mái, thả lòng người và thật bình tĩnh trước khi nói. Tránh trường hợp hỏi dồn khiến bé lúng túng, nói lắp, ngọng…
Dạy bé đặt lưỡi thế nào, hơi bật ra làm sao. Nhìn người thân làm thì bé càng dễ dàng bắt chước học tập theo.
Hay nói chuyện, hát cho con nghe: Ngay từ bé, nếu bạn thực hiện điều này thật chuẩn, thường xuyên, bé sẽ có cả một quá trình để bắt chước theo những bài hát, câu chuyện mà bạn kể. Với những từ nào bé bị ngọng, bạn hát, kể đi kể lại phần đó để bé ghi nhớ và làm theo.
Cho bé tiếp xúc với môi trường rộng lớn bên ngoài hơn là co cụm bé trong không gian ở nhà. Việc tăng cường những hoạt động giao tiếp, nhất là ở chỗ đông người sẽ khiến bé nhanh nhẹn, mau miệng hơn.

Các nguyên tắc khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ

Cách khắc phục tình trạng nói ngọng ở trẻ
Nói ngọng là tình trạng xảy ra ở một số trẻ, xuất phát từ nhiều nguyên nhân như cấu trúc hàm, răng, lưỡi… Đa phần, việc nói ngọng sẽ dần cải thiện theo thời gian, nhưng có những trường hợp trẻ sẽ ngọng đến lúc lớn lên. Ngay khi phát hiện trẻ nói ngọng, cha mẹ cần giúp trẻ chỉnh sửa ngay để tránh kéo dài.
Trong những trường hợp trẻ bị ngọng, cha mẹ phải thật kiên trì dạy con nói thật chậm, từng từ, từng câu và hỗ trợ con theo các bài tập cơ bản sau:
Tập chữa ngọng bằng hệ thống bài tập, dựa trên 4 nguyên tắc chính
Thời gian của các bài tập phải ngắn: do sự tập trung vào bài tập của trẻ hạn chế. Nếu bài tập dài sẽ làm trẻ rất chóng mặt, do đó khả năng tập trung bằng tai, trẻ nghe âm thanh đúng của âm được luyện tập bị giảm sút. Do đó thời gian bài tập chỉ nên khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên muốn tập tốt phải tập nhiều lần trong ngày (có thể từ 20 – 30 lần/ngày).
Giám sát bằng tai nghe: thường trẻ ngọng không có ý thức rằng mình đã phát âm sai, do đó cần phải luyện tập cho trẻ cách phân biệt thế nào là âm đúng.
Sử dụng các âm bổ trợ: thực tế là các mô hình phát âm sai thường cố định rất vững chắc và không thể phá vỡ bằng cách trình bày giản đơn cho trẻ cách thức cấu âm đúng. Vì thế khi tập phải cho trẻ phát âm những cấu âm mà trẻ đã biết là đúng và có vị trí cấu âm tương tự với âm luyện tập. Ví dụ khi tập sửa âm gió, ta sử dụng âm bổ trợ “t”, trong tập âm “r” sử dụng âm bổ trợ “đ”. Âm bổ trợ được chuyển dần từng bước sang âm luyện tập.
Dùng sức tác động tối thiểu gồm tiết kiệm cử động và sức trong khi cấu âm. Cần thiết lúc bắt đầu luyện tập một âm mới phải phát âm nhẹ, khẽ, không cần sức để cho âm đó không khác thường khi nói và được sát nhập nhanh chóng với các âm khác.
Giai đoạn đầu tập luyện, cha mẹ nên ngồi cùng các con khi giáo viên hướng dẫn mới có thể tập đúng cho trẻ khi ở nhà. Ngọng là một bệnh có thể chữa được vì thế nên phải phát hiện sớm để hướng dẫn trẻ khắc phục kịp thời, tránh những thiệt thòi cho con trước khi đến trường.