Giới thiệu: Hoạt động để phát triển tiềm năng của con bạn từ 0 đến 2 tuổi

Chúng tôi giới thiệu đến các bạn quyển sách “Fun start” – của June R. Oberlander 2007 để giúp các bậc phụ huynh biết những hoạt động có thể giúp trẻ bộc lộ và phát triển những tiềm năng của trẻ, trong lứa tuổi 0 đến 2 tuổi, những năm đầu đời cực kỳ quan trọng cho việc phát triển bộ não.

Trước khi thực hiện bạn cần biết:
• Đọc lướt qua toàn bộ một hoạt động hàng tuần thích hợp cho tuổi của trẻ, luôn nhớ an toàn là trên hết.
• Chắc chắn là bạn hiểu mục đích được dự định của hoạt động. 
• Sưu tầm và thu thập những vật liệu cần thiết.
• Kế hoạch thực hiện hoạt động.
• Tiến hành hoạt động khi trẻ có vẻ sẵn sàng. Có lẽ không cùng thời gian cho mỗi ngày.
• Tránh quá nhiều cấu trúc nhưng phải chắc chắn, chỉ làm một hoạt động mỗi lúc và sau đó có thể tỏ ra không hiệu quả
• Đánh giá ngắn gọn tổng quan cho mỗi hoạt động và ước lượng sự tiến bộ của trẻ. 
• Hãy nhớ, một đứa trẻ mới sinh ra hầu như không có sự chú ý trong một khoảng thời gian rồi dần dần mở rộng tới xấp xỉ 15 giây trong thời gian vài tháng đầu tiên. Sau đó, thời kỳ của sự chú ý tăng lên từ từ. Với sự hướng dẫn và sự kiên nhẫn thì khoảng thời gian chú ý của trẻ có thể gia tăng. 
• Lặp lại cùng một hoạt động hàng tuần hay lặp lại những hoạt động đã gợi ý trước đây suốt tuần đã định. Sự lặp lại là rất quan trọng.
• Ngừng hoạt động khi trẻ tỏ vẻ không còn hứng thú, nản chí hay không chú ý nữa. Ghi lại hoạt động này và cố gắng thử lại sau. Cảm thấy tự do để thay đổi những gợi ý để phù hợp những nhu cầu của trẻ.
• Tránh đưa những hoạt động quá sớm với tuổi. Nhịp độ các hoạt động nên từ từ và đều đặn, vững chắc.


Các nhà sư phạm bắt đầu tin chắc chắn rằng từ rất sớm sự khuyến khích rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Sau cùng con bạn sẽ thành thạo hơn và có thể hoàn thành những kĩ năng cơ bản từ những hoạt động trong cuốn sách này. Dù sao, nếu con bạn chưa sẵn sàng cho việc này, hãy làm nhiều lần mỗi ngày. Hãy kiên định và nhận thức rằng con bạn không thể đúng y giờ giấc. Chúng phát triển ở những mức độ khác nhau và không cần thiết phải giống nhau ở cùng lứa tuổi.

Mặt khác, con bạn có thể đã sẵn sàng cho những hoạt động này sớm hơn dự định. Việc giới thiệu trước một chút kỹ năng của những hoạt động là tốt, nhưng nếu đi quá xa có thể sẽ không tốt cho con bạn. Bởi vì nếu tiến nhanh quá, con bạn sẽ không nắm được những kĩ năng cơ bản mà đó là nền tảng cho những hoạt động phát triển sau này.

Nghiên cứu cho thấy những trẻ mới sinh có cả hàng tỉ tế bào não, hơn cả khi chúng ba tuổi và gần gấp đôi khi chúng trưởng thành.
Nền dinh dưỡng cơ bản ở nhà cho đúng lúc này là bản chất thiết yếu để làm tăng tối đa khả năng tiềm tàng của trẻ. Theo cách nói khác, hoặc là tận dụng được nó hoặc mất nó.

Hãy nghĩ não của trẻ như cái máy vi tính. Nó nhận diện và lưu trữ thông tin.
Lặp lại hoạt động là rất có lợi. Càng lặp lại nhiều một hoạt động, bé càng cẩn thận và phản ứng nhanh hơn. Đây là nền tảng của việc học tập của bé. Nó được gọi là học thuộc lòng. Suy nghĩ của bé, lý luận và sự liên tưởng theo quá trình sẽ còn non nớt. Học thuộc lòng sẽ giúp bé phát triển những khả năng tiềm tàng một cách đầy đủ.

Những hoạt động kĩ năng phát triển trong lĩnh vực này được thiết kế để giúp phát triển về ý nghĩ, lập luận và sự liên tưởng. Chìa khóa để giúp các bé học là giới thiệu và phát triển những kĩ năng đúng lúc. Lỗ hổng trong việc học và phát triển của một đứa trẻ là nền giáo dục hiện nay và những vấn đề về cách hành xử ở nhà và ở trường. Thời gia thuận lợi nhất là vô cùng quan trọng. Trẻ em nên được giáo dục bằng tình thương, nhẹ nhàng và kiên định. Những hoạt động chính nên được quản lý cả ngày. Một thời biểu quá chặt chẽ sẽ làm cho mẹ, bé hay cả hai lo âu. Cách mà người mẹ làm cho bé chú ý rất quan trọng. Giọng nói thu hút cộng với lời khen, kiên định nhưng không áp lực, sự nhẹ nhàng và tình yêu sẽ giúp trẻ lớn lên với sự tự tin về bản thân và niềm tin vào cuộc sống.