Thủ tục khẩu các loại chim cảnh về Việt Nam được quy định ra sao? Các loại chim cảnh có cần kiểm dịch động vật trước khi nhập khẩu về Việt Nam hay không? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Fago Logistics để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Các giống chim cảnh thường được nuôi tại Việt Nam
Thú chơi chim cảnh đã trở thành một thú vui tao nhã của nhiều người
Chim cảnh có rất nhiều loại nhưng ở Việt Nam thường nuôi các giống chim như:
Chim Sáolà một loài chim mang đặc tính thông minh và có thể bắt chước tiếng người nên được rất nhiều người nuôi chim lựa chọn là thú cưng của mình.
Chích Chòekhông có ngoại hình thu hút, nhưng chúng lại có một dáng vẻ nhỏ nhắn siêu dễ thương, và cách nuôi chim dễ nên cũng được nhiều người lựa chọn.
Chim họa micó giọng hót rất hay, trong trẻo. Tiếng hót của chim của nó có thể làm cho người nghe cảm giác dễ chịu, giảm căng thẳng. bởi vậy mà nó rất được người nuôi chim lựa chọn làm vật nuôi trong nhà.
Vẹtvới màu sắc bắt mắt, đáng yêu và đặc biệt là khả năng bắt chước tiếng người nên được nhiều người nên để giải trí và làm bầu bạn với mình.
Chim Khuyênlà một trong các loài chim cảnh được nuôi nhiều nhất ở Việt Nam nhờ màu lông đẹp và tiếng hót hay.
Chim Vàng Anhà một loài chim rất được giới chơi chim cảnh thích thú. Chim có giọng hót khá giống với tiếng chim giẻ cùi nhưng vô cùng thánh thót.
Xem thêm: Vì sao nên sử dụng dịch vụ xuất nhập khẩu trọn gói của Fago Logistics?
2. Điều kiện nhập khẩu các loại chim cảnh về Việt Nam
Khi nhập khẩu các loại chim cảnh về Việt Nam, các cá nhân/doanh nghiệp nhập khẩu cần phải thực hiện các công việc sau:
+ Xin giấy phép CITIES xuất khẩu, nhập khẩu
+ Xin giấy phép nhập khẩu tại Cục Thú y
+ Thực hiện kiểm dịch động vật nhập khẩu
+ Kiểm tra cơ sở cách ly động vật sống
3. Mã HS code và thuế nhập khẩu chim cảnh
Xác định chính xác mã HS code của sản phẩm nhập khẩu sẽ giúp cho doanh nghiệp nhập khẩu có thể xác định được chính sách nhập khẩu, thuế nhập khẩu của sản phẩm. Và dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu mới nhất thì mã HS code của mặt hàng chim cảnh là 01063900.
Khi nhập khẩu chim cảnh về Việt Nam, doanh nghiệp của bạn phải thực hiện nghĩ vụ đóng thuế cho nhà nước. Cụ thể mặt hàng chim cảnh có thuế nhập khẩu 5%, thuế giá trị gia tăng (VAT) *,5.
4. Quy trình thực hiện khai báo thủ tục nhập khẩu các loại chim cảnh
Xin giấy phép CITES
Bước 1:Xin giấy phép CITES
Một số loại chim cảnh nằm trong phụ lục thông tư 04/2017/TT-BNNPTNT khi nhập khẩu cần tuân theo công ước quốc tế CITIES. Theo đó, khi nhập khẩu cần phải xin giấy phép, chứng chỉ CITES. Hồ sơ xin giấy phép CITES bao gồm:
+ Đơn vị đề nghị cấp giấy phép, chứng chỉ.
+ Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan
+ Bản sao chụp giấy phép xuất khẩu, tái xuất khẩu do Cơ quan quản lý CITES của nước xuất khẩu, tái xuất khẩu cấp.
+ Giấy xác nhận đủ điều kiện nuôi, giữ, chăm sóc đối với động vật, thực vật trên cạn của Cơ quan kiểm lâm cấp tỉnh.
+ Xác nhận của Cơ quan Khoa học CITES Việt Nam về việc nhập khẩu mẫu vật đó không ảnh hưởng xấu đến môi trường và việc bảo tồn các loài động, thực vật trong nước.
– Các loài chim không thuộc công ước CITES thì bỏ qua bước xin giấy phép.
Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu chim cảnh
Doanh nghiệp chuẩn bị và nộp hồ sơ để xin giấy phép nhập khẩu chim cảnh tại Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), bao gồm:
+ Mẫu đơn đăng ký nhập khẩu;
+ Giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp – bản sao;
+ Mẫu Health Certificate (của nước xuất khẩu) – bản sao;
+ Mẫu chứng nhận HACCP (của nước xuất khẩu) – bản sao.
+ Sau khi xét hồ sơ hợp lệ, Cục Thú y gửi văn bản chấp thuận cho doanh nghiệp nhập khẩu các loại chim cảnh.
Bước 3:Đăng ký kiểm dịch động vật
Trước khi hàng về, doanh nghiệp chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật tại Chi cục Thú y địa phương, bao gồm:
Bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật nhập khẩu, bao gồm:
Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch động vật ((mẫu 19 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT)) và Giấy phép nhập khẩu (nếu hàng phải có giấy phép).
– Khi có bộ hồ sơ, chủ hàng có thể nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch qua cổng thông tin một cửa quốc gia hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích.
– Sau khi xét hồ sơ hợp lệ, và căn cứ vào tình hình dịch bệnh động vật của nước xuất khẩu và trong nước, Cục thú y sẽ gửi qua email Văn bản đồng ý (hoặc từ chối) và hướng dẫn kiểm dịch sản phẩm động vật cho chủ hàng và Chi cục kiểm dịch động vật tại cửa khẩu.
Bước 4: Làm kiểm dịch động vật
Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý và hướng dẫn kiểm dịch động vật thì trước khi hàng đến, chủ hàng sẽ chuẩn bị và gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu, hồ sơ bao gồm:
+ Đơn khai báo kiểm dịch (Mẫu 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 25/2016/TT-BNNPTNT)
+ Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu
Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ khai báo kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian tiến hành kiểm dịch.
Bước 5:Kiểm tra cơ sở cách ly động vật sống
Sau khi có công văn trả lời của Cục Thú Y và có Công Văn Xin Kiểm Trại, doanh nghiệp cần liên hệ với cơ quan kiểm dịch. Cơ quan kiểm dịch sẽ cử người xuống kiểm tra trại nuôi và báo cáo lại chất lượng trại nuôi với Cục Thú Y. Sau khi có kết quả điều tra điều kiện vệ sinh thú y, Cục Thú Y sẽ ra công văn đồng ý nhập khẩu.
Bước 6:Mở tờ khai hải quan nhập khẩu các loại chim cảnh
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ để mở tờ khai hải quan đối với các loại chim cảnh. Bộ hồ sơ bao gồm các chứng từ dưới đây:
+ Tờ khai hải quan
+ Bộ hợp đồng thương mại (Sale Contract)
+ Giấy tờ vận đơn lô hàng (Bill of lading)
+ Giấy chứng nhận về nguồn gốc xuất xứ lô hàng ( C/O form E/ D/AK/ AJ … )
+ Danh sách đóng gói (Packing list)
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Giấy phép nhập khẩu cục thú y
+ Giấy kiểm dịch động vật nhập khẩu
+ Heath certificate
– Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, doanh nghiệp tiến hành khai tờ khai hải quan trên phần mềm hải quan điện tử ECUS5 VNACCS, báo với cơ quan đăng ký kiểm tra chất lượng để lấy mẫu hàng hóa và được cấp giấy vận chuyển về khu cách ly chờ kết quả kiểm tra chất lượng.
– Sau khi cơ quan kiểm tra chất lượng và cấp chứng thư, doanh nghiệp nộp cho hải quan để thông quan tờ khai, lúc này này hóa mới được phép lưu thông sử dụng.