Những tật lỗi thường gặp ở chim Họa Mi

1- Lộn cầu, ngoái ngửa, soi gương (soi nóc)
Trong quá trình chơi chim chúng ta thường gặp những trường hợp chim bị ngoái ngửa, lộn cầu, soi gương … đây là tật do bệnh của hệ thần kinh gây ra, chủ yếu do chim bị sốc, sợ hãi quá đột ngột dẫn đến những sang chấn về thần kinh.
– Hiện tượng lộn cầu: Chim đang đứng hót hoặc đứng chơi bỗng nhiên nhảy lên lộn môt vài vòng rồi đứng trở lại. Khi đi mua chim, chúng ta cần tuyệt đối tránh những con chim như vậy. Có người bán chim thiếu lương tâm tán là nó múa làm cho người mới chơi tưởng thật mua về bị chê, lúc biết thì đã muộn. Có con lộn ra phía trước, có con lộn về phía sau, có con không nhảy lên mà từ từ rơi xuống lộn qua gầm cầu…
– Hiện tượng ngoái ngửa. Con chim đang đứng hót hoặc đứng chơi bỗng ngửa mặt ngặc cổ về bên trái hoặc bên phải ngắc ngắc một vài cái. Đại bộ phận ngắc về bên phải, thi thoảng mới gặp trường hợp ngắc về bên trái. Bệnh nặng ngắc nhiều, bệnh nhẹ thỉnh thoảng mới ngắc. Tất nhiên những con chim như vậy không thể chơi được.
– Hiện tượng soi gương (soi nóc). Con chim thường ngước lên nóc lồng nhìn lê trời, ngoái đi ngoái lại với một vẻ ngơ ngác, trông rất khó chịu.
Tất cả ba trường hợp này hiện chưa có ai nói chữa được, chỉ có thể đề phòng bằng cách không gây cho chim những sợ hãi đột ngột, tránh cầm que gây, chổi lau nhà, đốt vàng mã bên cạnh con chim, không đánh rơi những đồ vật lớn bằng kim loại như thùng, chậu, mâm, xô… gần chim.
Buổi tối khi cất chim, không để dưới gầm cầu thang vì tiếng chân người làm chim sợ hãi.
Chú ý: Những con chim càng chưa thuần càng dễ bị tật này, khi đã bị chỉ có thể phóng sinh cho chim về với thiên nhiên mà thôi. Chích chòe than và Khuyên bị các tật này nhiều hơn Họa Mi nên ace chơi Than, chơi Khuyên nên lưu ý phòng ngừa cho chim khỏi mắc lỗi.

B- Bù đâu.
Bù đầu không phải là bệnh mà là một tính cách, do chim nhát sợ dựng “tóc” gáy lên thôi. Hoàn cảnh bù đầu của mỗi con cũng khác nhau nhưng tựu chung là:
– Bù đầu khi ra chỗ có nhiều chim bạn.
– Bù đầu khi mới nghe tiếng bất kỳ chim nào hót.
– Bù đầu với một môt vài chim đối giọng.
– Bù đầu khi đối mặt giao chiến với bất kỳ đối điểu nào.
– Chỉ bù đầu với một vài đối điểu nhất định.
– Nặng thì thường xuyên bù đầu.
– Nhẹ thì thỉnh thoảng mới bị bù.
Khi chim bù đầu có thể không chiến, không dám hót. Cũng có con bù đầu vẫn hót nhưng đại bộ phận là ko hót.
Nói chung tật bù đầu không phải là bệnh nên không chữa bằng thuốc được. Chỉ có thể nuôi cho nó thật khỏe, thật căng lên, luyện tập va chạm thật dạn dày không biết sợ hãi nữa là “tóc” không dựng lên thôi.
Chính con chim bị mổ chân của tôi, trước là của một bạn cùng clb. Khi còn ở với chủ cũ, nó bù đầu liên tục. Anh em trong clb chê lắm, chủ cũ cũng chán nên muốn bán. Tôi thấy sức hót của nó cũng khá nên mua về, nuôi được 100 ngày, mang đi dượt hết bù đầu. Từ đó đến nay đã ba năm rồi, chưa ai thấy nó bù đầu lại bao giờ, thái độ chim khi tham gia thi đấu rất tốt.
Vì thế hiệu quả khắc phục tật này tùy vào kinh nghiệm và kiến thức của người chủ.

C- Sàng cầu
Sàng cầu là con chim nhảy rê chân dọc theo trục cầu, rê qua rê lại nhiều lần. Đây cũng là một thói quen, không phải là bệnh.
Theo bác Nguyễn Hữu Tiến ở câu lạc bộ họa mi Hoàng Mai thì nên phủ áo lồng chỉ để hở nhỏ ở một phía của đầu cầu, thời gian chừng ba đến sáu tháng, con chim quen ko rê nữa.
Thực ra hiện tượng rê cầu là do con chim quá căng lửa nên muốn thoát phá, bao giờ rê cầu cũng kèm theo bám vanh, khi ta dùng biện pháp giảm lửa bằng cách hạ mác thức ăn, đại bộ phận chim giảm sàng. Hiện tượng này thấy rõ nhất và nhiều nhất ở chim yến hót Kanari. Những người chơi yến kanari sành điệu khi mua chim thường chọn những con rê cầu bám nan hót, đó là những con chim căng lửa.


Đó là một ít kinh nghiệm mình đã từng trải, chẳng biết có giá trị gì hay không nhưng cũng xin cống hiến ace.
Bạn nào có kinh nghiệm hay hơn, ta cùng trao đổi nhé.
Chúc ACE chơi vui vẻ.
Chào thân ái!

Lâm Kiệt