1. Thập nghênh cửu đả
– Ý nói họa mi đầu ngẩng là họa mi tốt, 10 con như vậy thì 9 con có thể chọi hoặc thích chọi. Người nuôi chim không ai xem thường loại họa mi “đầu ngẩng”.
– Người đời viết ra như vậy, tất có đạo lý trong đó, tuy sự thực chưa chắc được như vậy, nhưng khi chọn mua họa mi, không cần lãng phí thời gian nghe người ta nói luyên thuyên làm gì, chỉ hỏi mua loại họa mi “đầu ngẩng” sẽ thấy thái độ họ thay đổi, nhất định họ sẽ đòi cao hơn mới chịu bán.
– Nếu họa mi “đầu ngẩng” có thể do đang bị bệnh. Tuy nhiên loại họa mi “đầu ngẩng” thực sự thì khả năng chiến chọi do đó nếu chọn họa mi chọi nên chọn loại này.
2. Họa mi như quả bóng bơm hơi.
– Họa mi hót hay chọi hay, không phải là đặc tính lâu dài không bao giờ thay đổi. Giống như quả bóng bơm hơi, có thể căng xẹt thất thường nếu không được chăm chút, quản lý cẩn thận, hoặc thức ăn không hợp khẩu vị. Chỉ lơ là một chút là: “Một bước xuống bùn đen” ngay .
– Kết luận trên rất chính xác, câu ngạn ngữ này cảnh tỉnh những người nuôi họa mi, nuôi dưỡng họa mi phải tinh tế, kiên trì, không được lơ là 1 phút 1 giây. Nếu không, hôm nay nó là một con họa mi giá trị nghìn vàng, ngày mai đã chẳng đáng 1 xu. “Họa mi có thể là bảo bối, cũng có thể chỉ là cỏ rác” câu tục ngữ này quá chuẩn.
3. Tại sao nói “ chim non thích ăn thức ăn thơm, chim già thích ăn thức anh tanh”
– Họa mi non và già có khẩu vị khác nhau. Chim non thì chủ yếu thích ăn thức ăn thơm; chim già chủ yếu thích ăn thức ăn tanh.
– Kết luận này được tổng kết từ kinh nghiệm nuôi họa mi trong nhà trong một thời gian dài – có căn cứ, do đó là một kết luận chính xác. Nhưng tại sao chim non thích ăn thức ăn thơm, chim già lại thức ăn tanh? Nguyên nhân chủ yếu liên quan đến sự khác nhau giữa mức độ phát triển của bộ máy tiêu hóa.
4. Vì sao nói “ở rừng bao lâu, về nhà nuôi dưỡng bấy lâu”.
câu này có ý nghĩa là: thông thường phần lớn các trường hợp nuôi họa mi thì họa mi sống ở rừng bao lâu sau khi bẫy về cho vào lồng nuôi cũng phải cần ngần ấy thời gian thì con chim mới dạn người và phát tính, nếu không sẽ chưa dạn người hoặc phát tính. kinh nghiệm này hoàn toàn không sai, cũng có thể nói trừ một vài trường hợp cá biệt ra thì phần lớn các trường hợp nuôi mi bổi đều như vậy cả. họa mi tơ ở rừng 1 năm thì thời gian nuôi lồng cũng khoảng 1 năm mới dạn. bổi già rừng 3 năm thì thời gian cũng cần khoảng 3 năm nuôi lồng với dạn, mới phát tính. cho nên người nuôi chim không được có tính gấp gáp, ham nhanh, vì mình có gấp cũng không được. nguyên chủ yếu vẫn là chưa đến thời điểm, tới lúc nó sẽ tự nhiên đến thôi.
5. Vì sao nói “ba ngày không tắm, chim tốt thành chim xấu”.
ý nghĩa của câu khẩu quyết này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho chim họa mi tắm. Chim họa mi rất thích tắm, con con chim họa mi tốt nếu nhiều ngày không cho nó tắm, có thể sẽ biến thành một con chim xấu, điều này là đúng, đồng thời cũng là để nhắc nhở người nuôi chim phải thường xuyên cho chim tắm, không thì con chim sẽ càng ngày càng xấu. Bạn nên xem xét tình hình thời tiết rồi điều chỉnh cho hợp lý,
Thông thường mà nói, những ngày nắng nóng như mùa hè hoặc mùa thu thì nên tắm cho chim mỗi lần hằng ngày, những ngày thời tiết lạnh thì cách ngày tắm một lần hoặc cách 2 ngày tắm chim 1 lần, nếu trời có nắng thì nên cho tắm, thời tiết trở lạnh thì ko cho tắm. nhưng họa mi thích tắm thì cứ cho tắm, họa mi không thích thì thôi. nói chung nguyên tắc cơ bản là thường xuyên cho họa mi tắm nếu không rất dễ sinh bệnh.
6. vì sao nói: “họa mi có mào không sao cả, phát tính lên rồi đánh trận lớn”.
Câu khẩu quyết này có nghĩa là, họa mi có mào (dựng lông đầu) không phải là không tốt, là bởi vì nó chưa phát tính đấy thôi, khi nó có sự sợ hãi trong lòng thì nó hay dựng lông đầu lên; đây là loại họa mi có cá tính hoặc nỗi sợ hãi lớn, bạn cứ từ từ nuôi cho thật tốt, dạn người rồi, phát tính lên rồi thì có thể đi đấu những trận lớn.kết luận này là chính xác. nhưng trên thực tế thì cứ 10 người hết 9 người rất ghét loại họa mi dựng lông đầu (có mào). khi nó gặp những con họa mi đang căng lửa thì nó hay dựng lông đầu lên giống như dầu chóp mào vậy. cái này cũng là hiện tượng thường gặp thôi.
Do đó chúng ta cần đối xử, chăm sóc tốt nó, khiến cho nó nhanh phát tính, nhanh dạn thì tự nhiên sẽ không dựng lông đầu lên nữa.
7.Tập tính của họa mi như thế nào
Họa mi sống ở vùng cận nhiệt đới, cả năm chỉ quanh quẩn trong một khu vực nhất định, hay sống trong các bụi rậm ở vùng đồi núi, ít khi thấy bay đi đâu xa, tổ thường làm ở bụi cây thấp. Đa phần họa mi kiếm ăn đơn độc, rất ít khi kết thành bầy. Thức ăn chủ yếu là côn trùng. Sau “Lập thu”, côn trùng ít dần, có thể ăn một số loại quả, hoặc lá cây.
Họa mi là loài thông minh, nhút nhát, thích ẩn nấp. Trưởng thành họa mi trống hay đánh nhau tranh giành địa bàn – chiếm núi làm vua, tập tính này rất điển hình, thường hót thánh thót âm thanh trầm bổng biến đổi đa dạng.
Họa mi thị lực không được tốt lắm., nhưng thính giác rất phát triển, nhất nhạy cảm với âm thanh, tiếng động, phản ứng rất nhanh. Thấy động là lượn, chui vào ổ, hoặc té rất khẩn trương chẳng giống như các loại chim khác.
Họa mi thích sạch sẽ, vệ sinh. Một năm 4 mùa, hầu như ngày nào cũng tắm táp. Do đó, Nơi nào mà không có rừng và nước là nơi đó sẽ không có họa mi. Họa mi mỗi năm sinh sản 2 lần. Con mái mỗi lần đẻ 4, 5 trứng. Mùa sinh sản vào mùa xuân và hè.
8. Tuyển chọn họa mi cần chú ý những điểm gì?
Tuyển chọn họa mi cần chú ý rất nhiều điểm, chủ yếu như:
(1) Chú ý chim mộc hay chim thuần. Nói chung, chim cần đổi chủ là chim thuần, chim chưa ai nuôi là chim mộc.
(2) Chú ý tuổi lồng của chim. Nói chung, tuổi lồng tầm 2 đến 3 năm là tốt nhất. Chim 2 năm tuổi lồng vẫn chưa thuần lắm, chim 4, 5 năm thì đã hơi già mất rồi. Nếu như chim hót và chọi sẽ có gì xuất sắc. Do đó nên chọn chim có tuổi lồng ít một chút về chăm sóc bồi dưỡng mới có tiền đồ tốt.
(3) Chú ý xem chim có ngẩng đầu hay không ngẩng đầu, Họa mi ngẩng đầu tuy không ảnh hưởng đến khẳng năng hót và chọi, nhưng ảnh hưởng đến mĩ quan thưởng thức chim, Đại đa số không thích loại ngẩng đầu.
(4) Chú ý chim có cụt móng hay không. Một con họa mi hay nhưng mất đi 2 móng, thì giá trị giảm sút rất nhiều. Thường họa mi mất móng rồi thì giá trị chẳng còn bao nhiêu nữa.
(5) Chú ý xem giọng có khê khàn gì không. Họa mi chủ ý có 2 yêu cầu chính: một là hót, 2 là chọi. Giọng khê khàn làm giảm nhiều giá trị của họa mi, tật này khó chữa khỏi được. Ngoài ra cần chú ý xem chim có hay tắm hay không, đuôi nát hay không, xệ cánh hay không, xù đầu hay không
9. Cho họa mi tắm táp thế nào?
Họa mi là loại chim không có tuyến mồ hôi, đồng thời lại là loại chim thích sạch sẽ, vệ sinh, do đó, trừ những ngày mùa đông rất lạnh ra các mùa khác ngày ngày đều phải tắm cho chim. Tắm táp nhiều họa mi sẽ không bị bệnh, không tắm táp hoặc tắm táp không tốt họa mi sẽ sinh bệnh. Khi tắm táp cho họa mi cần chú ý các vấn đề sau:
(1) Mức nước nông sâu cho chim tắm vừa phải. Nói tóm lại, nước tắm cho họa mi không được quá ít (nông), cũng không được quá nhiều (sâu). Nói chung, mực nước cho vào lồng tầm 1 thốn (các bác tra google xem 1 thốn là bao nhiêu cm) là ok. Mực nước nông thì không đủ cho chim tắm, chim đầm mình không ngập được nhiều lông; mực nước sâu thì không tốt cho họa mi đầm mình đồng thời dễ làm nước bắn tung tóe gây ướt cám.
(2) Thời gian tắm cho chim cũng phải chuẩn xác, có quy luật. Có con thích tắm vào trưa, có con thích tắm vào chiều. Nắm được quy luật của chim rồi thì có thể tắm cho chim vào thời gian nó ưa thích. Nếu như vậy, việc tắm táp sẽ tốt, chim rất thích tắm táp còn không thì chim không thích tắm hoặc tắm không được tốt.
(3) Tắm xong trong một thời gian nhất định, không được tắm lâu trong nước. Đặc biệt là những ngày đông lạnh, nếu cho chim tắm quá lâu chim có thể bị cảm lạnh. Nhưng làm thế nào để biết được chim đã tắm xong hay chưa? Vấn đề này cũng có quy luật của nó, họa mi khi tắm xong có 2 biểu hiện:
1. Không rỉa lông nữa, mà nhảy nhót trong lồng
2. Nghe chim khác hót thì hót theo
Nếu như chim chưa tắm xong, chim còn rũ cánh rỉa lông… dừng lại một chút rồi lại nhảy vào chậu tắm.
(4) Chim tắm xong, nên treo ở nơi thông thoáng hướng có ánh nắng mặt trời một chút. Để chim hong lông cánh cho khô, Nhưng sau đó phải đem chim treo vào nơi quy định ngay, đặc biệt lưu ý vào mùa Đông xuân.
10. Tại sao không nên tắm táp cho họa mi trước khi tham gia giải chọi chim.
Họa mi cũng giống như con người, tắm thì rất thoải mái, nhưng tắm xong đều cảm thấy mệt mỏi, Điều này đối với chim chọi cũng đặc biệt không tốt. Bở vì, theo những người nuôi họa mi có kinh nghiệm, những ngày họa mi tham dự giải, đặc biết là trước giải, sẽ không cho chim tắm táp cũng là do nguyên nhân trên.
11. Sau khi họa mi chọi xong, tại sao không nên cho chim ăn côn trùng ngay?
Mọi người đều biết họa mi khi chọi phải dùng toàn bộ sức lực để chiến đấu. Cho nên khi đấu xong, sức lực giảm sút rất nhiều. Nếu như lúc đó lại cho chim ăn côn trùng ngay, sẽ xuất hiện hiện tượng chim muốn ăn nhưng yếu không đủ lực để nuốt, Nuốt không tốt có thể bị nghẹn không thở được mà bỏ chủ ra đi. Cho nên, theo những nghệ nhân nuôi mi có kinh nghiệm, khi chọi chim kết thúc, họ cho chim nghỉ ngơi, đến khi sức khỏe hồi phục “kêu to, hót lớn” lại thì mới có thể cho chim ăn côn trùng.
12. Vì sao cần thường xuyên cho họa mi ăn côn trùng.
Mọi người đều biết họa mi là loại chim ăn tạp các loại côn trùng. chúng không chỉ thích ăn các loại côn trùng như cào cào, châu chấu, dế, nhền nhện, mà trong phần lớn thời gian cuộc đời ngoài chốn hoang dã, thì thức ăn chủ yếu của họa mi là các loại côn trùng, sau khi bị nhốt vào lồng thì cơ hội ăn côn trùng của họa mi phần lớn bị giảm đi đáng kể. nhưng nhằm để điều chỉnh cơ cấu dinh dưỡng của họa mi, tăng cường các loại dinh đưỡng dể cho con chim phát triển bình thường, duy trì sự phát tính và tính bền bỉ của con chim, thì người nuôi phải chú ý thường xuyên cho chim ăn các loại côn trùng. ngoài ra nhằm để tăng cường sự tiếp xúc giữa chủ và chim, thì chúng ta nên nên tăng cường thời lượng tiếp xúc chim bằng cách cầm côn trùng cho chim ăn, để giảm sự sợ hãi của con chim, biện pháp này là một biện pháp rất có hiệu quả. Nuôi họa mi mà không cho chúng ăn côn trùng trong 1 khoảng thời gian dài là đại kỵ.
13. Khi chim thay lông vì sao giảm cho chim tắm
Chim họa mi vốn rất thích tắm, khi thay lông cũng vậy, nhưng khi họa mi thay lông, thì trên thân họa mi sẽ mọc lên rất nhiều lông ống có máu. thói quen của chim là sau khi tắm xong sẽ lấy mỏ gắp lông, mổ lông cho sạch, như vậy rất dễ làm hư các lông ống (bên trong có máu)sắp mọc. ngoài ra do lông ống không cần có nhiều nước, cho nên khi thay lông thì nên cho họa mi tắm táp vừa phải thôi, cứ 2-3 ngày mới cho tắm một lần, hạn chế ngày nào cũng tắm. Cũng có thể nói rằng trong khi họa mi thay lông mà ngày nào cũng cho tắm là không có lợi với việc thay lông của chim. người nuôi chim phải biết điều này.
14. Vì sao trước khi cho chim đấu thì không nên cho chim tắm ?
họa mi cũng giống như người. sau khi tắm táp sạch sẽ thì rất thoải mái, nhưng bạn nên biết sau khi tắm xong thì thấy buồn ngủ, mệt mỏi (mất lửa), việc này ảnh hưởng nghiêm trong đến hiệu quả đấu đá của con chim, cho nên những người có kinh nghiêm không bao giờ cho chim tắm trong ngày mà con chim đi thi đấu, đặc biệt là trước lúc đấu, nguyên nhân ko nên cho chim tắm trước khi đem đấu đá là nằm ở đây.
15. Chọn thức ăn cho họa mi như thế nào ?
Sở dĩ nói Họa mi “ kén thức ăn” là do khi họa mi không thích thức ăn mà ta cho nó thì nó vừa ăn vừa dùng mỏ hất thức ăn ra ngoài, ăn thì ít vãi thì nhiều. Thậm chí, thức ăn vung vãi khắp nơi. Hiện tượng kén chọn thức ăn này không phải là họa mi không tốt, cũng chẳng phải thức ăn kém, mà chủ yếu do thức ăn không hợp khẩu vị của họa mi. Gặp tình huống này, tốt nhất là đổi cách chế biến thức ăn sao cho phù hợp với khẩu vị của họa mi. Nhưng trước khi chế biến thức ăn mới, cần làm một ít để thử một chút xem chim thích ăn tanh hay ăn thơm, thích ăn thức ăn thô hay thức ăn mịn, không nên nhắm mắt làm bừa tránh lãng phí công sức.
16. Nguyên nhân tại sao họa mi không tắm ?
Nói chung, họa mi là loài rất thích tắm, họa mi mà không tắm, đương nhiên cũng là chuyện thường thấy, nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu gồm các nguyên nhân sau:
(1) Cảm mạo sợ lạnh mà không tắm
(2) Sơn nước mà không tắm
(3) Thời điểm tắm không thích hợp
(4) Bị thương ở đâu đó nên sợ đau mà không tắm
(5) Thay đổi môi trường hoặc bồn tắm nên không tắm
(6) Thích tắm ở nơi nước chảy chứ không thích tắm ở nước tĩnh
(7) Thích tắm nước nông chứ không thích tắm nước sâu
(8) Thích tắm ngoài trời chứ không thích tắm trong nhà
(9) Thích cách ngày tắm lần chứ không thích ngày nào cũng tắm
(10) Do bị bệnh “Than” mà không tắm
Đây là những nguyên nhân họa mi không tắm thường gặp, Ngoài ra nếu họa mi không tắm thì cũng rất dễ bị mắc bệnh “than”
Họa mi không tắm thì làm thế nào?
Họa mi không tắm không chỉ gây đau đầu, mà trong thời gian dài, nhất định sẽ sinh bệnh, đặc biệt là bệnh “Than”, phải làm sao đây, biện pháp chủ yếu vẫn là tìm ra nguyên nhân, “theo triệu chứng mà bốc thuốc”:
(1) Với nguyên nhân cảm mạo, mắc bệnh “Than” bị thương, hay sợ lạnh, sợ đau mà tạm thời không tắm cho họa mi. Trước tiên có thể điều trị bệnh cho khỏi sau đó sẽ giải quyết được vấn đề chim tắm. Nói tóm lại, bệnh khỏi rồi thì chim sẽ lại tắm.
(2) Nếu nguyên nhân chim sợ nước và sợ tắm, thì thứ nhất phun tí nước cho chim tắm, dần dần chim sẽ quen với nước, thứ 2 có thể dùng tắm trong đó có để cành cây có lá, sau đó lại bỏ lồng chim vào bồn dần dần chim sẽ quen và không sợ nước và chịu tắm.
(3) Với nguyên nhân thời gian tắm không thích hợp hoặc chim không thích ngày nào cũng tắm, nếu không thích tắm ở nước tích, nước sâu mà trong nhà, thì ban đầu tạo điều kiện thuận theo chim dần dần ta thay đổi dần được thói quen của nó.
(4) “dụ tắm”: để con họa mi không chịu tắm ở một bên và để 2 con họa mi tắm cho nó xem để nó học hỏi.
(5) “Dùng nước tưới”, để lồng có bồn tắm cho chim vào, phía trên ta để vòi hoa sen và vặn nước từ từ cho chim tắm.
Họa mi “hỗn tính” phải làm thế nào?
Gọi là “hỗn tính” nói một cách ngắn gọn, là họa mi phát tính bất thường, chủ yếu do không bệnh mà chết, chết một cách nhanh chóng – vừa mới đây còn nhảy hót trong lồng, thoáng chớp mắt cái đã chầu giời rồi.
Để trị họa mi “hỗn tính” biện pháp hữu hiệu duy nhất là cho nước, động tác phải nhanh chóng, càng nhanh càng tốt, chậm trễ là hỏng việc.
Thao tác cụ thể: phát hiện họa mi bị “hỗn tính”, phải nhanh chóng mang nước lại, phun nước lên lên người chim. Nếu huuwx hiệu, thì chim sẽ sống lại luôn. Nếu không hữu hiệu thì chim không có cách nào cứu nữa. Đây là kinh nghiệm thực tiễn của nhiều người
17. Cách phối liệu thành phần thức ăn cho họa mi ?
(1) Nguyên liệu tươi như: thịt bò, thịt gà, gan lợn, thịt cá chép, cá tươi….giã nhỏ sau đó sấy khô ròn. Chú ý không cần thiết phải thành bột.
(2) Nguyên liệu khô như: ngô, hoàng đậu (đậu vàng) dùng lồi sao không vẩy vẩy thêm tí nước.
(3) Nguyên liệu sau khi sao khô, nghiền càng nhỏ càng tốt. Sau đó ta tạo hạt cám chim
(4) Chú ý đề phòng xương cá có thể gây thương tích cho họng chim. Chế tác thịt cá cần chú ý dùng lưới lọc bỏ xương.
Tỉ lệ các thành phần trong thức ăn của họa mi như thế nào???
Về tổng thể thì thành phần và cách phối hợp các thành phần trong thức ăn nuôi họa mi rất đa dạng, ngoài việc sử dụng các loại nguyên vật liệu rất đa dạng và khác nhau ra thì phương pháp chế biến phối ghép cũng khác nhau, trong đó chia thành 4 loại hỗn hợp chính: loại đơn giản, loại vừa, loại nặng đô và loại đặc biệt. ở đây giới thiệu 1 loại hỗn hợp thức ăn là loại vừa, các loại đơn giản và nặng đô hơn thì các bạn cứ thêm bớt tành phần cho phù hợp trên cơ sở công thức vừa này:
Công thức vừa: các loại kê (gạo): chiếm 70%, cám gạo 10%, đậu tương 10%, bột cá 5% (tốt nhất là loại thịt cá vùng sát mang cá), thịt bột 5%(tốt nhất là thịt bò hoặc thịt gà), nếu có gan heo, bột tôm, bột sâu quy, châu chấu thì cho một ít cũng được, nhưng lượng vừa phải thôi, không nên cho nhiều. nếu nguyên liệu chính sử dụng bột bắp dạng hạt nhỏ thì có thể giảm phần cám gạo xuống, nếu nguyên liệu chính mà dùng gạo ta, hoặc gạo nếp, thì không nên giảm thành phần của cám, bởi vì cám giúpcon chim tiêu hóa tốt hơn. nếu trong thành phần thức ăn có cho thêm ít bột đậu phụng hoặc mè thì có thể giảm bót thành phần của đậu tương xuống một lượng vừa phải.
Thức ăn cho họa mi gồm những chủng loại nào?
Họa mi là loại chim ăn tạp, chúng thích ăn rất nhiều loại. Với họa mi nuôi trong lồng mà nói, các loại thức ăn chúng ta cho họa mi có thể phân thành 4 loại sau:
(1) Thức ăn cơ bản
(2) Thức ăn dinh dưỡng
(3) Thức ăn bổ sung
(4) Thức ăn đặc biệt
4 loại thức ăn này tác dụng không giống nhau. Ngoại trừ loại thức ăn cơ bản, các loại còn lại không có chức năng thay thế cho nhau. Nhưng có loại có thể sử dụng thường xuyên, có loại không nên dùng thường xuyên mà phải chọn thời điểm sử dụng. Loại thức ăn đặc biệt là loại phải chọn thời điểm sử dụng thích hợp. Cho nên vấn đề này phải xem xét cho rõ ràng để sử dụng.
18. Thức ăn cơ bản của Họa mi là gì?
Sở dĩ gọi là thức ăn cơ bản của họa mi đó là bở vì đây là loại thức ăn chính không thể thiếu của họa mi. Nói cách khác, họa mi dưỡng tốt hay kém, thì loại thực ăn cơ bản này đóng vai trò chủ đạo. Thức ăn cơ bản của họa mi gồm các loại sau:
(1) Cám gạo tẻ trứng (hoặc nếp)
(2) Cám hạt kê trứng
(3) Cám ngô trứng
(4) Cám cho gà con + trứng
(5) Cám hỗn hợp trứng gà. Dùng tổng hợp của 3 hoặc tất cả các loại cám trên trộn vào chế thành món cám trứng cho chim ăn.
19. Vì sao nói : “ Ngực vịt lưng gà , đánh đến chết không chịu lùi bước ”
Ý của bài vè này nói , loại Họa Mi đánh đến chết không chịu lùi bước ( Tức là thà chết không khuất phục , ngực nó giống như ngực con Vịt , rộng, phẳng và chắc khỏe ; lưng nó giống như lưng Gà , dày và cong , cũng gọi là “ Lưng Tôm ” . Qua thực tiễn của nhiều người , chứng minh kết luận này là chính xác . Vì thế , chọn Mi cần chú ý thân pháp , nhất là cần chú ý ngực của nó rộng phần lưng cần hơi cong .
20. Vì sao nói: “Họa Mi không đánh thì sợ, ắt sẽ là khiếu can”
Ý của câu nói này là, bản tính hót hay hiếu chiến của Họa Mi, nếu xuất hiện hiện tượng chưa đánh mà đã sợ, chắc chắn là “khiếu can”. Cái được gọi là “khiếu can”? Nói một cách đơn giản là, khi hai hoặc vài con Họa Mi cùng hót đấu, nó hót không nổi, thua những con khác. Hiện tượng chủ yếu của Họa Mi đã bị “khiếu can” là: Khi để nó một mình, nó hót tốt; nó gặp con Họa Mi khác, nhất là sau khi gặp những con bản tính đang hăng máu (Căng), nó vội xuống giọng: ” tích tích tích… hoặc kít kít kít…” Khi gặp tình huống như vậy, chỉ có cách duy nhất là cách ly nó với các con Họa Mi khác, đồng thời tăng cường việc nôi dưỡng, nó sẽ được lên căng trở lại. Căn cứ điều này, kết luận nói trên là chính xác. Vì thế, khi treo chim, hoặc khi một nhà nuôi vài con Họa Mi, cần đặc biệt chú ý.
21. Họa Mi sinh ra ở nơi nào, khu sinh sống chủ yếu ở đâu
Từ cả thế giới này mà nói, Họa Mi sống ở Châu Á. Từ Châu Á lại nói, Họa Mi sống ở Đông Á Trung Quốc Đại Lục. Ngoài ra Họa Mi còn phân bố lượng nhỏ ở các vùng núi Đông Nam Á, Việt Nam, Lào. Từ nội địa Trung Quốc mà nói, Họa Mi sống ở Cam Túc, Thiểm Tây, dải phía Nam Hà Nam, Thanh Hải, Đông Tây Tạng, Giang Tô, Chiết Giang, Tây Phúc Kiến, Bắc Hải Nam…
22. Họa Mi là chim gì, thuộc bộ nào
Họa Mi là một giống lông vũ cao nhã , thân hình vừa, ngoại hình đẹp, có giọng hót hay, có khả năng hót và chiến, không phải loài chim di cư; đồng thời, Họa Mi cũng là một loài chim đắt giá, nuôi lồng nhiều nhất có tiếng từ cổ chí kim, từ trong đến ngoài nước, là loại chim Trung Quốc xuất khẩu lớn nhất, là chim lồng danh giá nhận được sự yêu thích nhất của những người đam mê trong và ngoài nước. Nói chung, Họa mi trên thế giới hiện có vài ngàn loại tương tự, là”Ca sĩ” hót hay lại giỏi đấu, là vinh dự bở cái danh: ” Anh Hùng Điểu”, “ Lung Trung Tướng Quân”. Họa Mi thuộc họ sẻ , tên khoa học Garrulax canorus.
23. Tên gọi: “Họa Mi” từ đâu mà ra
“Họa Mi” một cái tên rất hình tượng, tương truyền do Tuyệt Thế Giai Nhân Tây Thi Trung Quốc cổ đại đã đặt tên. Đó còn có một câu chuyện truyền kỳ: Thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau khi nước Ngô diệt vong, Phạm Lãi và Tây Thi vì tránh khỏi Việt Vương Câu Tiễn sát hại, đã hóa danh ẩn cư ở trong núi Lãi Sơn huyện Đức Thanh. Hàng ngày từ sáng đến tối, thích làm đẹp như Tây Thi thường đến một cây cầu đá gần đó, lấy mặt nước làm gương soi rồi vẽ lông mày làm đẹp. Một hôm, có một đàn chim nhỏ đến bên Tây Thi cất tiếng hót không ngừng. Lũ chim nhìn Tây Thi đang vẽ lông mày, càng vẽ càng đẹp, thế là chúng dùng dùng mỏ tự chỉnh lông mày cho nhau. Không lâu, lũ chim tự nhiên cũng họa ra hình lông mày. Phạm Lãi sinh hiếu kỳ, bèn hỏi Tây Thi:” Đây là chim gì? Nhìn đẹp vậy, hót lại hay thế! “ Tây Thi cười và đáp lại, Chàng xem đi, lũ chim đều có một đôi mi trắng đẹp, giống như phấn vẽ lên vậy. Dù là chim gì, chúng ta sẽ gọi nó là” Họa Mi“ vậy nhé! Thế là cái tên đẹp ”Họa Mi “ tương truyền từ đời đó, và kéo dài cho tới mãi ngày nay.
24. Họa Mi còn có tên gọi nào khác
Những tên gọi khác của Họa Mi tương đối nhiều. Những tên chủ yếu như: Khách Họa Mi, Kim Họa Mi, Bách Thiệt Điểu (Chim Trăm Lưỡi), Hổ Nha, Phản Thiệt, Anh Hùng Điểu, Lâm Trung Ca Thủ, Lung Trung Tướng Quân, Lung Trung Anh Hùng, Người Ca Xướng của loài chim…
25. Hình dáng của Họa Mi như thế nào
Hình dáng của Họa Mi, đơn giản mà nói: thân dài, ngoại hình giống chim Oanh, nhưng to hơn Chim Oanh một chút. Lông trên mình có màu Quả Trám, lông ngực màu xanh hoặc phớt vàng, lông phần đầu, ngực, cổ và đuôi màu xẫm hơn, có thêm những vệt đen và vàng; màu mỏ và chân đa phần là màu vàng ngà hoặc trắng, vành mắt màu trắng, xung quang mắt thêm một vòng mi trắng trải đều và dài thêm đuôi về phía sau đầu, giống hình trạng Mày Ngài, rất đẹp, thế cho nên mới được cái tên hay như vậy.
26. Tại sao nói: “Họa mi không mở miệng, Thần tiên khó ra tay”
Điều này có nghĩa là rất khó để xác định họa mi trống-mái, cách duy nhất là nghe họa mi hót-xùy, nếu không nghe thì Thần tiên cũng rất khó để phân biệt họa mi trống-mái nói chi là người bình thường. Mặc dù nhiều người không đồng ý với nhận định trên, nhưng không thể phủ nhận cách phân biệt bằng nghe hót-xùy là chính xác nhất.
Họa mi đúng khó hay giới tính
Đực, mái cùng đeo kính như nhau
Màu lông, vóc dáng giống nhau
Chỉ nghe mới biết là đâu vợ, chồng.
27. Tại sao nói: “Lưng gà, ức vịt, đánh chết không lui”
Điều này có nghĩa là Họa mi có ngực giống như ngực vịt: Phẳng, rộng, vững chắc và có lưng giống như lưng gà: hơi cong, hay còn gọi là lưng tôm. Thực tế chứng minh rằng kết luận trên là chính xác. Do đó, khi lựa chọn họa mi, ngoài yếu tố nhanh nhẹn cũng cần chú ý chọn con chim có ngực nở, lưng cong.
28. Trâu dài, ngựa ngắn, họa mi tròn.
Câu khẩu quyết này có nghĩa rằng (và cũng được thực tiễn chứng minh). trâu bò (loại đi cày kéo) thì thân dài là tốt, ngựa (ngựa đua) lấy thân ngắn là tốt, họa mi thì chọn thân tròn là tốt. thông thường mà nói, họa mi thân tròn thông thường dễ nuôi dưỡng, tính tỉnh ít thay đổi. nhưng vì thể lực của loại họa mi này so với loại thân dài thì kém hơn một tí, cho nên họa mi thân tròn nuôi làm họa mi hót thì vô cùng lí tưởng, làm họa mi đá cũng được nhưng ko thuộc loại tốt nhất.
29. Đáy mắt màng trắng, càng đánh càng hăng
Khẩu quyết này ý nói: chim ăn khỏe, đáy mắt có màu trắng xám. Tính chiến đấu thường mãnh liệt, càng chiến càng khỏe, càng đánh càng có lực, không dễ dàng chịu lùi bước. Đây là kết luận chính xác. Đáy mắt có màng trắng, hay thường được người ta gọi là họa mi “Bạch sa nhãn – mắt màu trắng cát” hoặc “bạch nhãn thủy – Mắt trắng trong như nước”. Các loại họa mi “nhãn thủy” khác khó có thể coi là loại họa mi “đáy mắt trắng”được. Ngoài ra cần giải thích rõ hàm ý câu “càng đánh càng hăng”: có thể nói loại họa mi này trong một giai đoạn nào trong vòng đời càng đánh càng hay nhưng sau dăm ba năm, do các nguyên nhân tuổi già sức yếu, sức chiến đấu sẽ giảm sút. Đây cũng là quy luật phát triển chung của của vạn vật.
30. Lông vàng 2 mùa, lông xanh 3 mùa, già rừng 4 mùa thành tướng quân.
câu thành ngữ đúc kết kinh nghiệm nuôi chim này có nghĩa là: họa mi lông vàng là tương đối dễ thuần dưỡng, nuôi sau 2 mùa là có thể mang đi đá đấm được rồi; loại lông màu xanh thì khó thuần hơn một tí so với loại lông vàng. thông thường phải nuôi sau 3 mùa (thay 3 lần lông )mới mang đi đánh đâm được. còn loại già rừng thì thông thường phải thay lông lồng 4 lần,tức là nuôi 3-4 năm trở lên mới cho đi làm đấu sĩ được. do mi già rừng thông thường có thể chất rất tốt, sau khi thuần dưỡng 3-4 năm đem đi đá luôn chiếm ưu thế về thể lực và kinh nghiệm chiến đấu nên phẩn thắng là rất nhiều, dễ trở thành tướng quân bách thắng. vô số những kết quả thực tiễn đã chứng minh câu khẩu quyết này là cực kỳ chính xác. do đó họa mi mà mang đi đấu đá sớm là điều hoàn toàn ko tốt. vì nó chưa được rèn luyện đến trình độ nhất định đã bị đá thua, thậm chí có những trận bị đối phương quật cho nhừ tử. sau này khi lên xới sẽ bị bệnh sợ đấu. do đó câu đúc kết kinh nghiệm của người nuôi chim là thế này. chim tơ 2 mùa lông, chim già 3 mùa lông mới mở miệng hót thuần, sau một năm nữa mới mang đi đấu đá mới tốt.
31. Họa mi – mắt lồi, điêu mắt híp.
Câu khẩu quyết này có nghĩa là: mắt của họa mi càng lồi (phồng) càng tốt, mắt (nhãn cầu)phồng lên mới tốt. mắt lỏm vào trong và không nổi phồng là ko tốt.
Điêu: Chim điêu hay còn gọi là sẻ đầu vàng,
chim điêu thì chọn con mắt hkhép lại, hai mí sít lại gần nhau mới tốt.
Kinh nghiệm này là chính xác. do đó khi chọn mi phải hết sức chú ý đến mắt.
32. Chọn họa đậm, đừng to bạn nhé !
Nét thẳng đều như kẻ ra sau
Màu họa phải trắng phau phau
Là chim hiếu chiến, lại lâu tuổi rừng.
33. Đôi mắt thể hiện sự gan lì, bộ lông thể hiện cách chơi
Điều này có nghĩa là đối với hoạ mi chiến, quan trọng nhất chính là đôi mắt. Hoạ mi có cặp mắt đẹp thì thường hiếu chiến hơn hoạ mi có cặp mắt xấu. Quan trọng tiếp theo là bộ lông đối với hoạ mi chiến. Cho dù không phải là hoạ mi chiến thì cũng nên chọn con có bộ lông đẹp. Hoạ mi có bộ lông đẹp thì dễ chọi hơn con có bộ lông xấu. Đây là kết luận chính xác. Để biết thêm thế nào là cặp mắt đẹp hay không đẹp và bộ lông đẹp hay không đẹp, yêu cầu chung là gì? xin xem phần II, trong mục hỏi đáp liên quan.
34. Họa mi không mở miệng, Thần tiên khó ra tay” -“Họa mi bất khướu, thần tiên bất trí tạo”
Điều này có nghĩa là rất khó để xác định họa mi trống-mái, cách duy nhất là nghe họa mi hót-xùy, nếu không nghe thì Thần tiên cũng rất khó để phân biệt họa mi trống-mái nói chi là người bình thường. Mặc dù nhiều người không đồng ý với nhận định trên, nhưng không thể phủ nhận cách phân biệt bằng nghe hót-xùy là chính xác nhất.
Chim này cổ gẫy, gáy dài
Xương tăm, mỏ sẻ chẳng oai tí nào
Mắt thì không giấu ánh dao
Mì ngắn lại gẫy…ôi dào phí công!
Mỏ vàng, chân vàng càng hót càng hăng:
Câu khẩu quyết này có nghĩa là những con họa mi vừa có mỏ vàng vừa chân vàng thì vừa hót hay lại vừa đấu đá giỏi, loại họa mi này rất quý. mỏ vàng ở đây có nghĩa là “mỏ màu vàng điệp” (chả biết là màu hoa điệp vàng hay màu bướm vàng có lẽ là màu bướm vàng), trên cái nền mỏ vàng có một ít màu đỏ ngà sát mép; chân vàng ở đây có nghĩa là (người ta thường bảo) là màu gân bò. Loại họa mi này thì yêu cầu thân pháp, ánh mắt, bộ lông cũng phải tốt, hơn nữa phương pháp nuôi và chăm sóc cũng phải đúng cách, nếu không bạn sẽ khó đạt được mục đích.
35. Chọn mi đá
Thứ nhất chọn mắt, thứ nhì chọn móng + đùi, thứ 3 chọn lông vũ, thứ tư đến đuôi.
Câu khẩu quyết này có nghĩa là, chọn mi biết đá hay không, đá tốt hay không thì ưu tiên chú ý 4 bộ phận nêu trên có phát triển tốt hay không, trật tự ưu tiên như sau: mắt – móng + chân đến bộ lông và cuối cùng là đuôi chim. kết luận này là chính xác, khi chọn họa mi thì cần chú ý các bộ phận như trên. tổng quát như sau:
+ Mắt: mí mắt họa mi phải dày, khít, mắt, đặc biệt là lòng đen phải nhỏ, trong như giọt nước, nền mắt phải đậm, nhiều hạt cát, thô, nhẫn cầu phải phồng lên.
+Chân + đùi, chân họa mi phải thô, ngắn, khô và nổi gân, móng mèo và không bị sút móng, mắt móng, lòng bàn chân rộng, ngón chân không bị cong, méo lệch.
+ Bộ lông: bộ lông phải thuần, khô, thô, tốt nhất chọ chim có bộ lông ánh xanh hoặc ánh nâu, không lẫn lộn.
+ Đuôi chim: đuôi chim phải thẳng, không dài không ngắn, trọng lượng cũng vừa phải, không nặng cũng ko nhẹ, lớp lông bảo vệ bên trên và bên dưới phải nhiều, nói chung là hphair hài hòa.
36. Đầu như tre cắt, mỏ như đinh, thân tựa hồ lô, đuôi như tiễn
Giải nghĩa : Câu này ám chỉ 1 em họa my thân hình tốt , hoặc có thể coi là 1 em họa my tiêu chuẩn phải có 4 đặc điểm sau :
Phần đầu như dao cắt tre thành hình vát, mỏ gần giống chiếc đinh nhọn và thẳng. Thân dưới thì tròn giống như quả hồ lô, đuôi giống như đuôi tiễn,. Câu khẩu quyết trên không những chuẩn mà còn rất toàn diện, nhưng để tìm 1 em họa my như thế thì rất khó các bác ợ.
Hình thể chim quyết định chức năng
Cân đối di chuyển thăng bằng
Là chim nhiều võ, người hằng ước ao.
Móng, mỏ sắc ai nào không thích
Chân khỏe, khô là đích người tìm
Mắt mở cái kiểu lim dim
Là chim lì lợm, khó tìm để mua.
Nghề chơi Họa Mi thật không dễ
Dễ chơi chỉ khi có tri âm
Cùng nhau bàn tán và nâng cấp
Để được cái đích vui sum vầy.
36. Xem My nhất định phải xem dáng
Câu này có nghĩa là : khi chọn họa my và nuôi nhất định phải xem dáng của nó, đừng nên mua những con không có dáng, thế. Những con như thế không nên nuôi. Như vậy dáng và thế của họa my là như thế nào ? Dáng và thế của họa my như sau :
(1):Thân hình tốt, các bộ phận phải tương xứng với nhau
(2): Lông vũ phải tinh khiết, không có tạp lông, …
(3): Đầu bằng, mỏ thẳng và sắc, mắt thường xuyên mở, họa kỹ và thẳng, mắt nhỏ nhưng sáng, lông đuôi thẳng và nhiều, chân bò, móng mèo, không bị gãy móng …
37. Mắt bộc lộ ra ngoài bản chất
Lì lợm hay là rất nhát gan
Khỏe yếu nhìn mắt để bàn
Chim căng mắt bóng, nằm sàn ngó nghiêng
38. Lông cũng chỉ vùng riêng phân biệt
Tấm gương soi để biết lực trong
Con nào bản rộng, mỏng lông
Là chim có sức, cửa công chịu đè.\
… ĐANG TIẾP TỤC CẬP NHẬT BỔ SUNG THÊM – MỜI CÁC BẠN THEO DÕI ĐÓN ĐỌC NHÉ !
Cùng tìm hiểu những tiêu chuẩn tốt của chim Họa Mi để người mới bước vào nghề lựa chọn được một con chim ưng ý, hợp túi tiền.
Theo tâm lý chung thì người nào nuôi chim, dù là dân chuyên nghiệp hay tài tử cũng đều muốn chọn cho mình một con chim tốt mà nuôi. Trừ trường hợp túi tiền quá nhẹ nên mới đành chọn con chim không vừa ý để nuôi mà thôi, vì ai cũng biết “tiền nào của nấy” chim đã tốt thì không ai lại đi bán giá rẻ cả!
Họa Mi vốn là chim nuôi thì thật không còn gì sướng thỏa cho bằng. Nhưng phải xét qua những tiêu chuẩn nào để xác định đó là Họa Mi tốt? Đó là một thắc mắc không phải nhỏ đối với một số người chưa rành về Họa Mi, trong đó cố những bạn mới bước vào nghề.
Xét con Họa Mi là phải xét qua nhiều khía cạnh, như giọng hót, vóc dáng và cả điệu bộ nữa. Tất nhiên là khó chọn được con nào tốt toàn diện. Điều sở cầu là mong cái tốt nhiều hơn cái xấu, và trong cái xấu đó có nhiều cái còn mong có thể tập tành sửa đổi lại được…
Chọn giọng hót:Họa Mi nổi tiếng là giống chim hót hay, nhưng không phải con Họa Mi nào trên đời này cùng có tài hót hay cả! Nên tránh sự ngộ nhận đáng liếc này! Con chim hót hay, trước hết là chim siêng hót, nôm na gọi là mau mồm mau miệng. Kế đó là giọng hót phải có nhiều làn điệu, cỏ hài bản hẳn hoi. Giọng hót phải da dạng, mang nhiều âm tiết khác lạ, phong phú gây cho người nghe một sự say mê, gần như bị cuốn hút… Con chim ít hót lại hót ít giọng là chim hót dở. Nếu đó là chim con nuôi lên mới năm bảy tháng, hay chim bổi thì có thể “tha thứ” được, chứ chim thuộc mà giọng hót nghèo nàn như vậy thì đừng nên chọn nuôi.
Ngoài ra còn phải xét đến âm lượng của giọng hót ra sao nữa. Tiếng hót phải to, thanh tao và ngân vang mới đáng chuộng. Họa Mi mà hót giọng nhỏ, khàn chỉ hợp với những người có nơi ở chật chội, mà dù có mang nó đi thi hót cũng không được điểm cao.
Tóm lại, dù hót giọng to hay nhỏ, chim cũng phải siêng hót và hót thật nhiều giọng mới nên chọn nuôi.
Chọn vóc dáng đẹp:theo tâm lý chung thì nhiều người thích chọn chim có thân hình to lớn để nuôi, vì cho rằng chim như vậy mới có thế lực mạnh. Điều này kể ra không đúng lắm, nhưng có điều con chim có thân hình vạm vỡ trông đẹp dáng hơn, nhìn dễ bắt mắt hơn.
Chọn vóc dáng Họa Mi, xưa nay người đời thường chọn như sau:
a. Ngũ trường:Họa Mi mang vóc dáng ngũ trường được đánh giá là đẹp nhất. Ngũ trường là năm bộ phận trên mình chim: Đầu – mình – chân – đuôi – mỏ, phải dài mới đẹp
-Đầu dài: Chim khôn, có khả năng bắt chước giỏi giọng của các chim lạ khác để làm vốn liếng cho giọng hót của mình càng ngày càng khởi sắc hơn.
-Mình dài:Họa Mi có thân mình dài gọi là mình thoi (mình hình cái thoi dệt vải) là chim có thể lực mạnh, lại tạo được dáng vẻ hùng dũng, đẹp đẽ khi đứng cũng như khi hót.
-Chân cao:Họa Mi chân cao thì dáng sang, có thế đứng oai vệ khi hót. Nếu là nuôi đá thì người ta rất chuộng chim có cặp chân cao ráo này.
-Đuôi dài:Đuôi dài thường gọi là đuôi thước. Thước ở đây là tên một loại chim (chim thước, còn con Lùn là chim Khách, mình nhỏ như mình khướu, lông đen tuyền, nhưng đuôi dài hơn, thường kéo đến báo tin khi nhà sắp có khách). Đây là sự ví von, chứ đuôi chim Họa Mi dù dài quá khổ cũng không thể dài và đẹp bằng đuôi chim Thước được, Họa Mi mà đuôi dài trông rất đẹp mắt.
-Mỏ dài:Họa Mi có mỏ dài, nhưng chót mỏ thẳng trông thanh tú, nhưng phải bạnh ra mới tốt.
b. Ngũ đoản:Nếu chọn không được chim có vóc dáng ngũ trường thì ta chọn con chim có vóc dáng ngũ đoản cũng tốt.
Họa Mi mang vóc dáng ngũ đoản là năm hộ phận trên mình chim như: Đầu – Mình – Chân – Đuôi – Mỏ đều ngắn hết mới coi là đẹp. Đây cũng là quý tướng của chim, được nhiều nghệ nhân ưa thích và chọn nuôi.
Con chim ngũ đoản có vóc dáng trái ngược với chim ngũ trường. Tuy năm bộ phận chính nó ngắn, nhưng vẫn tạo được nét đẹp riêng của nó. Đó là cái đẹp của sự gọn gàng, sự mạnh mẽ lanh lợi…
c. Mình cu đậu, đuôi lá vả:Nếu không chọn được hai giống trên thì ta nên chọn chim có vóc dáng “mình củ đậu, đuôi lá vả” mà nuôi. Đây cũng là giống chim Họa Mi có tướng tổt, lại khôn..
Chim mình củ đậu (củ sắn) là mình tròn, tuy ngắn chiều dài nhưng lại nở nang. Đuôi lá vả là đuôi to bản và dày. Vả là tên một loại cây giống như cây sung, trái cũng như trái sung, mà lá lại to bản. Họa Mi vóc dáng này thường không đẹp, nhưng là loại chim quí, nên chọn nuôi.
Trong phần vóc dáng còn phải xét đến bộ lông của Họa Mi. Không ai khắt khe tìm hiểu ở sắc lông vàng hay hung đỏ, hoặc màu gạch cua, mà chỉ đòi hỏi bộ lông chim cỏ mướt mát hay không, có đầy đủ hay không.
–Điệu bộ tốt:Với những chim mà không vướng những tật xấu thì chim chọn nuôi được, Đúng ra, Họa Mi không có điệu bộ tiêu biểu nào gọi là tốt cả. Chỉ cần chim đừng sàng cầu, đừng lộn mèo, mà chịu đứng yên trên cầu khi hót là đủ đẹp rồi.