Từ cổ chí kim các nghệ nhân nuôi chim cu cườm ai ai cũng muốn mình sở hữu được một con mồi may bổi, đó cũng là chuyện thường tình trong nghề chơi nhưng đâu phải ai ai cũng toại nguyện chỉ có những người có duyên với nghề … phải thật sự có duyên mới nhận được sự ưu đãi của tạo hóa … Tại sao con mồi may bổi ấy nó không ở nhà bạn mà nó lại ở nhà tôi! phải chăng là cái duyên, cái thời của tôi có … cũng y như vận may trong đời con người vậy …”phước bất trùng lai, họa vô đơn chí”. Ta hãy thử ngẫm mà xem có những nghệ nhân cao niên, những bậc trưởng bối trong nghề suốt một đời lặn lội đi tìm, lội suối, băng rừng, thậm chí nhiều đêm thức trắng chỉ mong sao một ngày nào đó ta sở hữu được một con mồi may bổi, suốt một đời đi tìm vậy mà cũng vô vọng, tạo hóa có bất công lắm không?. Ngược lại có những đứa trẻ mới mon men vào nghề mà đã sở hữu được một con mồi may bổi rồi điều đó có bất công lắm không? Theo Tôi thì không. Nghề chơi cu cườm không phân biệt lớn nhỏ, giàu hay nghèo, người giàu chưa hẳn sở hữu được mồi hay, người nghèo cũng không hẳn chỉ nuôi toàn mồi dở … mà ở đây Nguyên muốn nói đến cái duyên nợ ở đời, phải có duyên với nghề gác cu lắm mới sở hữu được con mồi may bổi phải không các bạn!
Thế con mồi may bổi nó có hình dáng ra làm sao? Như các bạn cũng đã biết Ông cha ta cũng đã có câu thiệu: Nhất thời lông mũi mọc ra, Nhì thời chéo cánh, Thứ ba sa cườm.
Thế còn những con không lọt vào hàng tam phẩm trên thì sao? chẳng lẽ đem nhậu hết hay sao? … không đâu … không đâu.
Theo quan niệm của Tôi thì chỉ cần nhìn một điểm là ta biết ngay con mồi ấy có may bổi hay không, bắt bổi nhanh hay chậm?, nhưng các bậc trưởng bối lại cho rằng con mồi may bổi phải tập hợp nhiều điểm hay khác nhau như đầu, mỏ, mắt, lông quy, cườm, chân, đuôi, móng, ngón… vân vân và vân vân ,tổng hợp tất cả các điểm trên mới có được một con mồi may bổi.
Tôi cho rằng: “Nhất tiếng – Nhì tướng”
– Thứ nhất là tiếng gáy hay giọng gáy: Dù là Thổ hay Sấm, Son hay Đồng …. Gáy giọng nào cũng được cả…. miễn sao khi nó cất tiếng gáy lên là bổi bạch bạch đến ngay …. khi nó gáy những con bổi khác nghe rất tức và rất ghét thử hỏi con mồi kiểu đó ta có nên nuôi hay không?
– Thứ hai là cái tướng của nó: Khi con bổi nhập vào tàn cây treo mồi hoặc khi xuống mồi đất nó sẽ gù ngay một hai đạc sau đó nó nhảy, chuyền cành gần đến nhánh thế hoặc nó đi bộ gần đến mồi đất bao giờ con bổi cũng dè chừng, khi giáp mặt với con mồi lúc nào nó cũng nhìn con mồi một lúc từ 5 đến 10 giây (cái này ta để ý thấy ngay) sau đó mới gù tiếp hay quyết định nhảy vô đá, phải chăng thấy cái mặt mày là tao muốn đánh cho nó sưng bầm lên ….cái tướng thấy ghét!
Rồi tôi lại cho rằng: Tiền bần – Hậu phú.
– Tiền bần nghĩa là khi con bổi ở xa con mồi chiêu hoặc gáy nghe từ từ, rất chi là điềm tĩnh, ung dung và cũng rất khoan thai, gáy không nhanh lắm, không chậm lắm …. (điểm này thì bạn đem nó ra so sánh với mấy anh gáy giọng son thì sẽ rõ). Gáy từ từ nhưng con mồi phải tráo trở hay đổi giọng lia lịa ….chiêu – thúc – gù …
– Hậu phú nghĩa là khi con bổi bay về hay bói về thì con mồi may bổi bao giờ cũng có nước siết hay dồn, gù dồn, càng về khuya càng hay, càng lúc càng tăng tốc, càng lúc gù càng nhiều, cứ thấy con bổi chuẩn bị gù là nó chụp gù ngay …. kiểu gù như vậy bổi rất tức nhảy vào đá ngay. Nếu con mồi biết gù canh bổi (bổi gù thì nó im nhưng cứ bổi gù vừa dứt là nó gù liền) thì càng tuyệt.
Theo Tôi thì bấy nhiêu đó cũng đã đủ rồi, nhưng các nghệ nhân cho rằng vẫn chưa đủ……
Một ví dụ về chú chim mồi lồng sát bổi.
Chiều nay, mình chợt nhớ tới ông cụ đồng niên với ông thầy dạy mình chơi chim gáy đã có lần ông ấy kể cho mình nghe một về một chú chim mồi sát bổi của ông trong hơn chục con mồi mà ông từng được sở hữu. Đó chính là chú mồi sát bổi nhất trong vùng cách đây gần 30 năm. Ông kể lại với một giọng sôi nổi pha chút tự hào: Giọng thổ khàn (còn gọi là thổ rền), gáy trận rất nhặt nước, gù ít thôi (vài tiếng vậy), nhưng gù thổ rền nên rất êm.
Chuyện kể rằng con mồi này bẫy (mồi lồng) mỗi ngày có thể bắt dược 5-7 con bổi nếu gặp thời tiết đẹp và đang đúng mùa bẫy…
Chuyện kể rằng bạn bè của ông đều mượn con mồi này đi bẫy thử và mỗi cụ bẫy vài ngày bằng nó thì cũng kiếm được mươi con (các cụ bạn ông bây giờ, người thì đã khuất núi, người (như ông) thì hết sức đi bẫy mà đều truyền nghề lại cho con cháu cả.
Chuyện kể rằng nó bẫy nhanh đến nỗi nhà nọ có người con đi bộ đội về ra giếng đánh răng buổi sớm gặp ông mang mồi ngang qua đi bẫy trong vườn, răng đánh chưa xong thì mồi ông đã bắt được bổi rồi.
Chuyện kể rằng có bận ông đi bẫy, đang đi trên đường thì gặp chim rừng, chim mồi gáy trận luôn khiến chim rừng bay theo, không thấy cây nào cả ông bèn đặt mồi lồng xuống đất rồi giương lưới và đặt một hòn đất khôi bên cạnh thay cho cành thế vậy mà nó vẫn bắt được chim rừng.
Một thắc mắc nhỏ của mình được đặt ra với cụ: vậy thì chim mồi này nó có gì đặc biệt mà lại sát bổi đến vậy hả cụ?
Cụ trả lời là: lúc ấy tôi cũng có thắc mắc giống anh và làm chòi bằng lá móc, ngồi ngay phía dưới mồi lồng để xem nó dụ chim rừng sa lưới thế nào. Kết quả là: Nó tùy con chim bổi mà đảo giọng khác nhau, dụ bổi khác nhau. Nhưng cứ chim rừng chung cây là nó giơ ngay cánh lên cao rồi đầu gật gật, vậy là bổi tức tối sa lưới. Có con thì nó sa cầu máy cánh, có con nó chỉ gù giật ba tiếng là nhảy vào (cái này giống mồi của mình quá he he… )
Khi hỏi về tướng mạo cụ nhớ rằng: nó có một bộ cườm gần kín cổ (chỉ cách một khoảng bằng một ngón tay út trẻ con nữa là kín hoàn toàn.
Hỏi nguồn gốc của chú chim này, cụ kể là do ông bố vợ của cụ để lại.
Con chim hay nổi tiếng một vùng này sau đó bị kẻ gian lấy mất trong một đêm mưa bão. Cụ có đi tìm và nghe đâu có một ông Lí (ông Lí trưởng cũ của một làng trước đấy) đã thuê người lấy trộm. Cụ biết rõ người này và ở vùng đó người dân làm chòi trông rẫy nên đến nhà tìm không thấy chim (có lẽ họ mang vào chòi nuôi trong rẫy nên đành chịu, không tìm được…
Ông cụ trong câu chuyện này có tên là cụ Úc, là một lão thành cách mạng hiện đang nghỉ hưu tại huyện mà mình đang công tác. Xin chép câu chuyện cụ kể ra đây để các bác đọc cho vui.