Bệnh đau mắt :
– Nguyên nhân khách quan
Do vi rút lan truyền trong không khí, lây lan từ chim, gà khác bị bệnh, lồng nuôi đã bị nhiễm trước đó mà ta không biết nên vô tình chuyển chim vào nuôi. Và một nguyên nhân nữa là thời kỳ giao mùa : từ mùa mưa chuyển sang mùa nắng hay ngược lại.
– Nguyên nhân chủ quan :
Do lồng nuôi bằng mây, tre khi thợ làm lồng không làm sạch các phôi, nan lồng còn các xơ, chim cọ mắt vào gây trầy xước .
Thóc không được làm sạch, còn bụi bẩn, mày của thóc. Lúc chim ăn thì vô tình bụi, mày thóc văng lên bám vào mắt .
Tất cả những nguyên nhân trên làm chim ngứa mắt, khó chịu, cố quẹt mắt vào cánh (Điều này cũng giống như chúng ta khi bị đau mắt thường dùng tay dụi mắt vậy). Càng cố quẹt lại càng gây trầy xước dẫn đến hỏng giác mạc.
Hiện tượng :
Rất dễ phát hiện bệnh : mắt chim sưng to, luôn chảy nước, lông cánh hai bên lúc nào cũng có những mảng ướt bệt lại. Chim không đứng yên, cứ quẹt mắt vào hai bên cánh, sức gáy giảm, ăn kém.
Hướng xử lý và điều trị :
Khi phát hiện bệnh, càng sớm càng tốt, ngay lập tức phải chuyển chim sang lồng sạch khác. Dùng phương pháp điều trị cấp thời, tùy theo địa phương có sẵn thứ nào thì dùng thứ đó.
1. Dùng ngọn khổ qua,ngắt chừng 10 ngọn vò nát, vắt nước vô mắt chim, còn lại cái xác thì banh miệng chim nhét vô cho chim nuốt (Phải theo dõi và chắc chắn là chim không ói hay vẩy thuốc ra ngoài.)
Kết hợp :Song song với việc dùng nước lá khổ qua nhỏ vào mắt, ta dùng ớt vò nát để bôi vào hai bên cánh. (Trước khi bôi ớt lên cánh nhớ lau sạch phần lông cánh, và đặc biệt nên nhớ là chỉ bôi ớt vào cánh chứ không bôi vào mắt, vì bôi ớt vào mắt càng làm hỏng giác mạc, khó chữa trị hơn.) Việc bôi ớt vào cánh không nhằm mục đích làm thuốc điều trị mà cái chính là không cho chim tiếp tục quẹt mắt vào cánh nữa. Cứ quẹt vào gặp nóng cay mắt là chim ngưng liền. (Nó giống như khi ta bị đau mắt, bác sĩ thường khuyên không nên dụi mắt vậy.)
Nếu bệnh còn nhẹ thì chỉ 1 liều trên là mắt khô lại ngay, bệnh cũng vậy mà giảm dần rồi khỏi hẳn. Bệnh bặng thì chỉ 3 lần là khỏi (Như các cụ ta thường nói : Thuốc ba thang). Vì thế nên bệnh nặng hay nhẹ cũng vậy, ta cứ tiếp tục mỗi ngày 1 lần cho đủ liều, tránh bệnh tái phát. Phương pháp này là nhanh khỏi bệnh nhất.
2. Dùng ngọn cây cam thảo đất, cũng với phương pháp và liều dùng nêu trên. kết hợp với việc bôi ớt vào hai bên cánh. Chữa bằng cây cam thảo đất giã nát lấy nước nhỏ lên mắt, trước tiên phải bắt ra lau khô bằng bông gòn, cái này làm cho ké bị tiêu đi, kể cả ké ở cổ họng có thể chậm là 5 ngày là khỏi hẳn.
3. Dùng thuốc nhỏ mắt cho người,nhỏ trực tiếp vào mắt, mỗi lần nhỏ 1 giọt, ngày nhỏ 3 lần, nhỏ liên tục 3 ngày, kết hợp với bôi ớt vào cánh. Cách này thì với mấy bác ở thành phố là tiện nhất vì chỉ cần chạy ra tiệm thuốc tây gần nhà là có ngay lọ thuốc nhỏ mắt. Nhưng cách này thì bệnh chậm khỏi hơn và số lần bắt chim ra xử lý nhiều nên làm cho chim yếu, mệt hơn. Trong thời gian chim bị bệnh đau mắt nhớ dùng áo lồng che kín lồng chim, không nên phơi nắng mà chỉ nên treo chim ở nơi thoáng mát, tránh gió và ánh sáng trực tiếp, để chim được yên tĩnh nghỉ ngơi. Xử lý chiếc lồng đã nuôi chim bệnh bằng cách dùng xà bông bột ôm cho vô thau nước, quậy đều, đặt lồng vào ngâm, sau đó chà rửa thật kỹ rồi phơi nắng cho khô. (Hoặc có thể dùng thuốc xịt muỗi loại mạnh xạt đều khắp lồng, nhớ là phơi nắng thật khô.)
Bệnh đường ruột :
-Chia ra 2 loại bệnh mãn tính : đi ỉa kinh niên và bệnh đường ruột ỉa phân xanh.
+ nếu đia ia phân xanh giai đoạn này chim dễ chết do kiệt sức ta cho uống thuốc cho uống thuốc bổ của người “Farmatol” cho uống hoà vào nước và cho uống cho đã làm là khỏi. Nếu chim bị mãn tính nhiều năm liền thì khoảng gần 1 tháng mới khỏi hẳn. Nếu ỉa phân xanh thì uống thuốc bổ của người thì 2 ngày là khỏi sau đó cho ăn cho bằng đất đá non đã nung đỏ thành cho rồi cho ăn.
Bệnh đi ỉa mãn tính: Ta lấy đất cao lanh hay chính xác hơn là đá non màu đỏ trong thời gian phân hủy vì có nhiều chất sắt, kẽm, nhôm, mangan, kali… nhựng hợp chất o xit khi kết hợp với gốc muối ở nhiệt độ cao sẽ là chất nói chính xác hơn là thuốc trị bệnh đường ruột mãn tính và phân xanh đặc hiệu không quá 3 ngày chim sẽ khỏi hoàn toàn. Cách thức làm như sau : ngâm đá non với nước tiểu, hoặc nước muối pha loãng vữa phải hoặc ít nước măm một trong ba cái đó đem phơi khô sau đó chất củi khô đốt hay nung đỏ cho thành tro. lấy cái tro đỏ đó giã nhuyễn cho vào cóng cho chim ăn là khỏi.
Bệnh mồi bị bể:
Khi mồi bị bể bổi, ở nhà thì gáy gù, ra rừng gặp bổi cứ đứng run run, bệnh này rất dễ lây cho chủ nhân nhưng có biến dạng 1 tí: mồi bể bổi lây cho chủ bệnh nóng! Bỏ trường hợp chim nhát rừng ra 1 bên, nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do người chơi thiếu kinh nghiệm. Chim chưa căng mà gặp bổi rát quá, chim mồi yếu mà gặp bổi quá sung, chim mồi bị thua nước…nếu không có sự can thiệp của chủ nhân, cứ để cho đấu thả ga thì mồi rất dễ bể (tất nhiên là mồi tầm tầm thôi, mồi thuộc thì ta có đánh nó, nó cũng dang cánh ra đánh lại).
Ở Gia Lai có mấy bác chữa rất hiệu quả như sau:
– Sang chim ra lồng rộng, phủ áo lồng, hạ thổ, để nơi yên tĩnh…đại khái là nâng cao thể trạng và không cho tiếp xúc với đồng loại.
– Ðộ 1 tuần, nửa tháng thì thả chung vào với nó 1 con chim bổi (phải là bổi). Nếu mồi bể vẫn đứng run run thì ta cứ để vậy; 1 ngày, 2 ngày khả nang độc tôn nổi dậy, nó sẽ dần dần dạn dĩ, tiến tới đá bổi, gù bổi —> sau đó ta tách ra ngay. Nếu thả bổi vào nó gù ngay, đá ngay thì quá tốt, để khoảng 5 phút ta tách chúng ra.
– Vài ngày làm 1 lần như vậy, nếu áp nhiều mồi dễ bị nhàm bổi. Ðến khi mồi căng thì đem ra rừng tập tiếp.
– Ra rừng mồi vẫn sợ bổi thì đem về tập lại từ đầu, có công mài sắt… – Ra rừng chịu đấu thì ta phải quan sát, nếu mồi yếu thế thì ta ra đuổi bổi, hạ lồng đem về, vài hôm đi tiếp. Nếu bắt được bổi thì xem như ổn.