Tính di truyền là một định luật tự nhiên do sự kết daib hợp của hai tế bào giống là: tinh trùng của chim trống và trứng của chim mái. Sự kết hợp đó tạo ra được những đặc tính (tốt hoặc xấu) của đôi chim cha mẹ truyền lại cho con cái của chúng sau này Nói một cách khác, di truyền là sự truyền lại những tính đặc hữu. Đó là chuyện sinh lý, tương quan với hiện tượng sinh dục. Mà sự sinh dục là một thế hệ những cơ quan mới phát sinh từ những cơ thể đã có (chim bố mẹ).
Yến hót sinh ra đời nhờ vào sự kết hợp giữa hai tế bào giống: trứng của chim mẹ, và tinh trùng của chìm cha. Những tế bào đó gọi là phối tử hay giao tử, chúng phối hợp với nhau để tạo nên một trứng có sức sống bên trong, nôm na gọi là có cồ
Số trứng của chim mái có hạn định, nhưng tinh trùng của chim trống là có vô số. Nhưng tinh trùng này chỉ sống được một thời gian trong bộ sinh dục của chim mái. Đầu tinh trùng chui vào trứng con mái, để rồi hai giao tử trống và mái hòa hợp lại với nhau tạo ra được một tế bào mới. Tế bào này là nguồn gốc một cá thể mới, một hợp tử mới.
Trong hợp tử mới này chất chứa nhiều sinh chất rất nhỏ gọi là sắc tố. Được biết mọi chủng loại chim có một số sắc tố cố định, không chủng loại nào giống chủng loại nào. Và trong sắc tố này chứa những phần tử định đoạt tính di truyền của chim, gọi là tác nhân.
Mỗi tác nhân chịu trách nhiệm về sự phát triển một phần nào đó của cơ thể, và cả chim cha mẹ đều góp phần vào một tác nhân đối với một tánh di truyền của chim con. Mỗi đơn vị tác nhân lúc nào cũng có cặp. Điều đó có nghĩa là khi giao tử mới chứa đựng một số đôi sắc tố: một sắc tố do tinh trùng sinh ra thì đi kèm với một sắc tố do trứng chim mái sinh ra. Hợp tử mới này là nguồn gốc của sự di truyền, nó chia ra làm hai tế nào. Hai tế bào này lại tự động tách ra làm bốn, bốn thành tám, tám thành mười sáu… cứ thế diễn mãi ra cấp số nhân đôi.
Nó là những cặp đơn vị của tánh cách, mà mỗi chi của mỗi cặp bắt nguồn từ mỗi bên cha mẹ, và mỗi đơn vị của tánh chất thừa kế rồi truyền lại như một thực thể,
Giao tử có sự kiến trúc riêng, truyền lại những đơn vị của những tính chất ấy, mà không truyền lại cả hai. Hợp tử mới có sự kiến trúc song đôi , cốt ở hai giao tử đồng dạng hay biệt dạng cho một tính chất chỉ định.
Khi sắc tố mang bởi giao tử là một nửa của số mang những tế bào của hợp tử mới sẽ có kết quả là một con chim thuần chủng, tánh chất nào đã định sẽ mang tác nhân của tánh đó. Nghĩa là trong tánh chất ấy, chim sinh sản ra con cháu tương tự. Còn trong trường hợp tạp chủng có sự tách rời của hai tác nhân.
Theo lẽ đó, chim tạp chủng sẽ sinh ra những giao tử khác nhau bằng số nhau, mỗi giao tử có tánh thuần nhất cho tính chất mà nó mang trong mình.
– TÓM TẮT LUẬT MENDENL:Luật di truyền Mendel có thể chia ra làm hai phần:
– Luật phân tách các giao tử.
– Luật về kết hợp biệt lập và sự tái kết các tác nhân trong các giao tử.
Công việc của những luật vừa kể biểu hiện bằng những kết quả kết hợp của một chìm trắng yếu (tình liệt) và một chim vàng bình thường.
Chim vàng bình thường này thừa kế màu vàng của chim cha mẹ, cho nên màu vàng này là màu thuần chất.
Mỗi một tinh trùng của chim bố đều có tính vàng, và mỗi một trứng của mẹ cũng có tính vàng y như vậy.
Như vậy, một chim trắng yếu (tính liệt) thừa kế một tác nhân (thiếu vàng) của cha mẹ, nên thuần chất của nó là tính trắng.
Khi giao hợp hai gốc này với nhau, chúng ta chỉ nghĩ đến tính vàng và tính trắng, màu sắc của nó đã được định sẵn từ đầu. Nếu trong thế hệ con thứ nhất (F1) mà màu trắng biến mất thì ta nên hiểu là màu trắng yếu.
Trong thế hệ con thứ hai (F2), tính mạnh và tính yếu hiện rõ theo con số từ 3 đến 1. Nhưng khi tính mạnh là 1 thuần và 2 không thuần, thì con số hợp lý trên sẽ thay đổi thành 1-2-1. Như vậy là 1 thuần chủng màu vàng (đời ông), một thuần chủng trắng (đời ông), và 2 không thuần chủng là chim cha mẹ.
Vậy những tác nhân chịu trách nhiệm về hai tính chất vàng và trắng, sẽ có hai lịch trình diễn ra:
– Sự phân ly các giao tử
– Sự xứng hợp độc lập và tái kết hợp.
Màu vàng của chim non tái hiện bởi những con yếu, có màu vàng như chim cha mẹ, nó không bị suy giảm vì đã bị một con chủng trắng mang nó và truyền lại. Màu của chim trắng bị những con yếu cũng trắng thuần như màu chim cha mẹ, có màu trắng yếu
Cho giao hợp với nhau những chim yếu sẽ sinh ra ba loại chim thuần mạnh, và thuần yếu. Nói một cách khác, kết quả sẽ như nhau:
— Sự giao hợp những chim thuần nhất, tương đồng, chim con sẽ mang đặc tính của cha mẹ.
– Sự giao hợp những chim không thuần nhất, không tương đồng sẽ cho kết quả: một nửa chim con dị thể, một phần tư mạnh và phần tư còn lại yếu.
– Sự giao hợp giữa chim thuần nhất, tương đồng với những chim dị thể cho kết quả: một nửa chim con thuần nhất, và một nửa kia dị thể.
Nhưng tính mạnh ở đây không phải là một sự việc cốt yếu của học thuyết Mendélisme, mà là sự ly khai tách biệt, sự xứng hợp độc lập và sự tái kết hợp những tác nhân trong các giao tử.
Nguyên lý của sự ly khai sinh dục có thể áp dụng cho tất cả các sự giao cấu của những cá thể có những cặp tính khác nhau.
Chủ thuyết Mendélisme áp dụng về tính mẫn cảm và tính miễn dịch đối với một số bệnh nào đó. Chẳng hạn như với chim Yến hót thì có bệnh giả lao suy kiệt vì những vi khuẩn gây bệnh luôn luôn xuất hiện trong không khí.
Sự phòng ngừa bệnh này rất khó thực hiện.
Được biết, khi một cá thể chưa miễn dịch, giao hợp với một cá thể đã miễn dịch, chim con sinh ra có thể sẽ được miễn dịch…
Vóc dáng của chim là một tính chất được di truyền, có thể do nhiều tác nhân phối hợp tác thành. Mà những tác nhân này có sự hoạt động độc lập, không tùy thuộc vào nhau.
Vẻ ngoài của một con chim là sự tổng cộng những hiệu lực phốp hợp của sự hoạt động một số lớn tác nhân riêng lẻ với nhau.
Dáng vẻ bên ngoài của một con chim Yến hót không phải luôn luôn đúng thật tính chất của nó. Một cặp chim vàng bình thường chỉ sinh được những chim bình thường. Một cặp chim trắng chỉ sinh được chim trắng. Nhưng cũng có những cặp chim trắng khác nhau lại sinh ra chìm trắng lẫn với chim vàng… Vì vậy thực tế mới có chuyện một con chim thuần khiết về tính chất này lại bất khiết với một tính chất khác. Chẳng hạn thuần khiết về sắc lông nhưng bất khiết về vóc dáng chẳng hạn.
Nhưng với người nuôi chim chuyên nghiệp thì vóc dáng bên ngoài không đáng quan trọng, mà tính chất bên trong của con chim giống, đó là sự thuần chủng.
Sự thuần chủng không dính dáng gì đến sự lâu dài của một kiếp sống của một huyết thống, nó tùy thuộc vào hai giao tử có tác nhân giống nhau, kết hợp trong một hợp tử mới.
Sự thuần chủng về một tính chất tùy thuộc vào sự kết hợp các giao tử. Hai giao tử có tính chất tương đồng, thì sự thuần chủng có thể thực hiện bằng sự nuôi chim có chung huyết thống.
Xin được nhắc lại là nuôi chim cùng huyết thống sẽ đem lại kết quả:
– Sinh những chim con thuần chủng nhất về một tính chất chỉ định.
– Ổn định các đặc tính cho chủng loại.
Nhưng, cạnh đó cũng có những nhược điểm là cơ thể chim con yếu đuối, sinh sản kém, những nhược điểm sẽ nhiều hơn.
Như vậy thì cái việc cần làm là phải chuyên tâm tuyển lựa những chím có thể chất tốt, đặc tính tốt.