Cách luyện yến hót

Cách luyện yến hót

Chim Yến có rất nhiều màu như trắng, lông vàng, nâu có sọc, vàng xanh có sọc, đỏ. Chim Yến màu có hai giống đã được nhập cảng từ Pháp và từ Nhật Bản. Chim Yến hót hay còn được gọi là Canary có nhiều người sử dụng chim Yến là loài nuôi chim cảnh làm giàu tuy nhiên để chúng sống lâu mà vẫn hót được hay thì cần kỹ thuật nuôi cơ bản và chố độ dinh dưỡng thật đảm bảo.

Chế độ ăn đơn giản, chuồng nuôi không cầu kỳ, chỉ mất chút thời gian tập luyện để chim hót hay nên phong trào nuôi chim Yến hót nở rộ trong thời gian gần đây. Vậy cách chọn và chăm sóc yến hót như thế nào? Bài viết sau đây của chimcanhviet.vn sẽ trình bày chi tiết cho các bạn.

Chọn giống

Vì chim Yến có nhiều màu sắc khác nhau nên tùy theo sở thích mà bạn chọn. Phải chú ý đối với chim thuần màu không nên mua chim có sợi màu trắng, có thể xem phần lông mặt dưới đuôi phía hậu môn để biết độ thuần của màu lông. Một số người chấp nhận mua những con chim đẹp giá cao nhưng mua về 1 thời gian thì thấy lông cánh hoặc đuôi mọc ra sợi lông trắng, mất giá trị thẩm mỹ, đấy là do người bán đã nhổ sợi lông trắng đi trước khi bán.

Tiếng hót của chim yến Chim yến Canari (Nguồn gốc từ các đảo Canaries ngoài khơi bờ biển phía tây châu Phi) có giọng hót hay. Rồi qua sự huấn luyện đào tạo của các nhà nuôi chim yến ở vùng núi Harz của nước Đức, ngày nay chúng ta đã có một loại yến hót có giọng hót vô cùng độc đáo: giọng hót êm dịu tuyệt vời, khi thì hớn hở du dương, khi thì buồn cảm xa xăm, gợi lòng nhớ quê hương. Giọng hót ấy đủ các loại âm giai: giọng trầm: (Grave) giọng cổ (Grognée) giọng sáo (Flute) giọng rung (Roulée) giọng chuông (roulée tintée) giọng reo (Glou) giọng nước chảy (Roulée de clapotis) giọng ru (Berceuse) v.v… Đó là loại yến dòng dõi yến hót vùng Harz (canari chanteur du Harz). Người sành điệu tìm mua cho được giống yến này và dĩ nhiên giá của nó đắt hơn nhiều so với các loại yến khác. Ngoài việc nghe tiếng hót để đánh giá, Ở chúng ta có thể căn cứ thêm vài đặc điểm sau đây để chọn: Màu sắc: màu lục (thanh yến), màu vàng đậm (hoàng yến), sặc sỡ nhiều sắc (panaché). Mình thon cao, lanh lợi, cường tráng. Khi hót mỏ khép lại, phồng mạnh họng lên. Tiếng hót nhỏ, êm dịu, du dương, không bao giờ hót to một cách ồn ào làm cho ta chói tai.

Kỹ thuật nuôi chim Yến hót hay thành công thì khâu chọn giống khá quan trọng.

Chọn lồng nuôi

Nuôi chim Yến hót hay không cần phải quá cầu kỳ trong khâu chọn lồng, chỉ cần thoáng, tiện dùng, dễ treo dễ di chuyển và nhất là dễ làm vệ sinh. Thường nên chọn lồng có dường kính 30cm hay lớn hơn dều được và cao 40cm là vừa.

Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim Yến hót hay

Kỹ thuật nuôi chim Yến hót bạn nên chọn lựa chim vẫn còn non khoảng 30 ngày tuổi, nhiều nhất là 60 ngày. Giai đoạn nầy rất quan trọng trong cuộc đời của chim nếu ta nuôi không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến tiếng hót của chim trống và sinh sản của chim mái sau này. Vì thế ta phải cho ăn đù chất để chim phát triễn tốt.
Do chim non vẫn chưa biết ăn nên sử dụng các loại thức ăn mềm như bánh mì nhúng nước, trứng luộc thật chín và rau xanh cùng với hạt kê tán nhuyển. Khi chim từ 2 tháng đến 5 tháng thời gian này phải cho ăn theo chế độ chim hậu bị vì nếu ta cho ăn tốt quá thì ảnh hưởng cho sinh đẻ sau này tránh trình trạng chim bị mập sẽ dẩn đến đẽ trứng nhỏ , đẽ ít …

Kỹ thuật nuôi chim Yến hót hay nhất ngoài chọn giống tốt cũng cần chăm sóc tỷ mỉ.

Sau đây là Công thức trộn thức ăn thông thường mà chimcanhviet.vn gợi ý: 50% kê (bao gồm tất cả các loại kê vỏ vàng, kê vỏ đỏ, kê vỏ trắng với số lượng bằng nhau hoặc nhiều kê vàng, nhiều kê đỏ hõn tùy mùa), 20% hạt yến mạch, 20% hạt cải xanh, 10% hạt mè (hạt vừng) gồm 5% mè đen+5% mè vàng. Có thể cho thêm hoặc thay vào kê một chút thóc (lúa) loại hạt nhỏ, vỏ mềm, hoặc hạt hướng dương nhỏ. Trong trường hợp khó tìm hạt yến mạch, có thể thay thế bằng hạt xà-lách. Mỗi chú chim kích thước bình thường ăn khoảng 1-1.5 muỗng canh hạt hỗn hợp/ngày. Nếu chuồng nhỏ, chật chội, nên hạn chế số lượng hạt mè, hướng dương, vì ăn nhiều mà ít hoạt động chim sẽ béo phì. Nếu chuồng rộng rãi, chim bay nhẩy thoải mái, thì có thể tăng lượng hạt béo lên.

Dạy hót cho chim Yến thường

Trong việc nuôi chim yến, người ta phân biệt yến hót và yến màu. Yến hót là loại thuộc dòng dõi vùng Harz. Yến màu là loại yến thông thường. Những người nuôi loại yến này chỉ chú trọng đến màu sắc, ít khi nghĩ đến giọng hót của chúng. Chúng hót là theo bản năng. Nếu chúng ta dạy cho chúng hót thì tuy không đạt được trình độ giọng hót của yến vùng Harz, chúng ta có thể cải thiện tiếng hót bản năng của chúng và làm cho chúng hót hay hơn. Như thế có thể có được những con chim yến vừa có màu sắc đẹp vừa có giọng hót hay.

A- Chọn thầy dạy hót

Thầy dạy hót là một con chim yến có giọng hót hay. Nếu kiếm được một con yến hót dòng dõi yến vùng Harz để làm thầy dạy hót thì tốt nhất. Nếu không thì hãy chọn trong các chim yến thông thường, con nào hót hay hơn hết cũng được. Trong các chim yến thông thường, những con màu lục (thanh yến), những con màu vàng đậm và những con sặc sỡ nhiều màu sắc là những con hót hay nhất. Một điều quan trọng cần lưu ý là luôn phải chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, du dương và uyển chuyển. Đừng bao giờ chọn một con hót to, giọng ồn ào. Vì sao? Vì đây là vấn đề dạy cho chim yến thông thường hót. Mà chim yến thông thường thì luôn luôn muốn hót to hơn một con ở bên cạnh nó. Vì thế nếu con chim mà ta chọn làm thầy dạy hót có giọng hót ồn ào thì các con chim học trò muốn hót thật to để át tiếng hót của thầy. Chúng cố sức hót thật to và như thế chúng không nghe tiếng hót của thầy để bắt chước. Trái lại, nếu chúng ta chọn một con chim có giọng hót dịu dàng, các chim học trò sẽ không kiếm cách át giọng của thầy, chúng lắng tai nghe và học hót theo giọng hót của thầy. Tuy không đạt được đến độ hoàn hảo giọng hót của thầy, các chim học trò có thể lần hồi cải thiện giọng hót bản năng của chúng. Sau khi đã chọn được con chim để làm thầy dạy hót, chúng ta hãy cách ly nó ra. Đừng bao giờ để nó tiếp xúc với chim mái. Sau khi nó thay lông xong, giọng hót của nó sẽ trong trẻo. Và chúng ta có được một thầy dạy hót lý tưởng. Trong nhiều năm nó có thể dạy hót cho các chim yến con thông thường.

B- Cho các chim yến con thông thường học hót như thế nào?

Sau khi các chim con (dưới một năm tuổi) thay lông xong, chúng ta hãy lựa các chim trống riêng ra để cho chúng học hót. Chúng ta có thể nhận ra các chim trống với các dấu hiệu sau: so với chim mái, đầu chim trống tròn hơn, con mắt linh hoạt hơn, dáng điệu cường tráng hơn, sắc lông chung quanh đầu đậm hơn, chân mạnh mẽ hơn. Tập trung các chim trống ấy vào một cái lồng lớn và để trong một phòng riêng mà ở đó chúng sẽ tiếp xúc với con chim mà ta đã chọn để làm thầy dạy hót. Nếu chưa quen phân biệt được chim con trống và mái, hãy đặt thêm một cần đậu thứ ba ở giữa lồng và thấp hơn các cần đậu ở hai đầu lồng hình chữ nhật. Sau vài ngày, chúng ta sẽ thấy các chim trống tập trung trên cần đậu đặt thêm ấy để nghe chim thầy cho được rõ hơn, vì lồng chim thầy được đặt gần cần đậu đặt thêm ấy. Còn các chim mái vẫn ở trên các cần đậu của chúng ở hai đầu lồng. Chúng ta hãy bắt các chim mái ra. Khi mặt trời sắp lặn, chúng ta hãy che hoàn toàn lồng các chim học trò lại bằng một tấm vải đen. Hãy chiếu sáng lồng của chim thầy bằng đèn điện trong vài giờ để nó tiếp tục hót; sau đó tắt đèn và cứ để tất cả như thế. Bình minh hôm sau bài học lại tiếp tục. Khi chúng ta đến cho chim ăn và săn sóc chúng, hãy cất tấm vải đen đi. Ngày nào cũng tiếp tục làm như thế. Muốn các bài học hót có kết quả, chúng ta phải để cho các chim con học hót suốt năm với chim thầy của chúng. Năm thứ hai, chúng ta có thể cho chim học trò năm thứ hai học chung với chim học trò năm thứ nhất. Kết luận: Nghề chơi cũng lắm công phu. Nhưng nếu chúng ta theo đúng các điều chỉ dẫn trên đây, chúng ta sẽ có được những con chim yến vừa làm cho chúng ta vui mắt vừa làm cho chúng ta vui tai.