Tg: Thanh Huong Ng , admin NCKPCC
Lâu rồi lười biếngviết lách chia sẻ, hôm nay mần siêng một bữa cho có không khí tí.
Chả là dạonày bạn Nhím đã khá lớn, nói chuyện leo lẻo và rất là mê đọc sách. Trung bình 1buổi tối từ khi bạn đi học về tới lúc bạn đi ngủ bạn phải bắt cả nhà đọc sáchcho bạn tối thiểu 10 cuốn (hoặc 1 cuốn 10 lần hehe), tất nhiên cuốn thì mỏng mỏngcỡ chục trang, mỗi trang vài chục chữ thôi. Đấy là trung bình chứ trên thực tếthì có khi bạn bắt bà nội đọc 1 lượt 10 phát rồi lại quay ra bắt mẹ đọc rồi tớiba đọc là thành cả 30 lượt chứ ko đùa.
Kể lể ko phảiđể khoe con giỏi con thông minh hay hiếu học gì đâu ạ, chủ yếu là để mở đầu chotrơn câu chuyện tí thôi. Dạo này rất hay được inbox hỏi han kiểu như là “conmình xyz tháng, nên đọc sách gì cho con nghe, đọc như nào, mình ko biết kể chuyệncho hấp dẫn thì phải làm sao…” vân vân mây mây đủ kiểu liên quan tới chuyện đọcsách. Rồi cũng có rất nhiều mẹ thì than phiền kiểu như là “chắc con mình kothích sách, con ko chịu chú ý, con ko tập trung, làm sao để con chịu ngồi nghekể truyện hoặc thích đọc sách” …và en nờ chuyện khác liên quan tới sách và truyện,mộng mị luôn hehe. Mà thông thường thì lý do của các câu hỏi và than phiền trênchủ yếu chỉ vì đơn giản là các mẹ đặt “chỉ tiêu” và kỳ vọng vào con quá cao,không phù hợp với đúng lứa tuổi của con nên mới bị “sai nhịp” như thế. Nên hômnay rảnh mình múa phím mấy dòng về chuyện đọc sách cho các bạn nhỏ dưới 3 tuổi(mới có kinh nghiệm tới đó hehe) chia sẻ với các bố các mẹ nhé.
Đầu tiên là việc chọn sách thế nào chophù hợp:
Như mìnhluôn luôn nói, mỗi trẻ là 1 cá thể khác biệt, ko bé nào giống bé nào, mỗi bé có1 cá tính và sở thích khác nhau, nên dù bất cứ làm gì ba mẹ cũng nên dựa vàotính cách, sở thích của CHÍNH BÉ để có lựa chọn phù hợp với con mình. Việc muasách truyện cũng thế, giờ có ti tỉ thể loại sách truyện cho các bạn bé, nhưngko phải loại nào cũng phù hợp với con bạn. Tiếp nữa là cái mà bạn muốn hướng bétới khi đọc sách/truyện cho bé cũng là điều quyết định xem bạn nên mua sách thếnào cho bé.
Lại kể lể vềbạn Nhím và mẹ bạn tí. Bạn Nhím thuộc mẫu trẻ em năng động, hoạt động luôn chântay và năng lượng tràn trề. Tất nhiên bạn cũng thích sách (như đã kể ở trên),nhưng bạn ko thể chịu đựng được các thể loại sách truyện nhiều chữ dài dòng, bạnchỉ thích kiểu câu ngắn gọn, có cảm thán hoặc vần điệu, kết thúc nhanh chóng đểchuyển qua cuốn khác. Bạn Nhím là một đứa trẻ vui tính, nên bạn cũng rất thíchsách truyện có hình minh họa và nội dung kiểu hài hước một tý. Sách quá dày(nhiều trang) bạn cũng ko thích, đọc được 7-8 trang là bạn đòi đổi quyển khác.
Mẹ bạn Nhímthuộc trường phái “hiện thực”, không thích màu hồng, không mê công chúa hoàng tửvà các câu chuyện cổ tích mộng mơ, mẹ thích những gì thực tế, thiên về thựchành, đơn giản xúc tích, những lời khuyên hay chỉ dẫn giúp ích cho cuộc sống. Mẹmuốn thông qua các câu chuyện giúp Nhím hiểu được thế giới xung quanh, hiểu đượccác nguyên tắc trong cuộc sống, các thói quen tốt, vì sao nên và không nên làmthế này thế khác… Thế nên ngay từ đầu, mẹ bạn đã dẹp ngay các thể loại cổ tíchtrong và ngoài nước, thần thoại, ngụ ngôn (khó hiểu) ra khỏi danh sách các loạisách truyện cần và sẽ mua cho con gái (tất nhiên sau này khi bạn lớn hơn tí nếubạn thích thì bạn vẫn hoàn toàn có quyền được đọc những loại sách này), thayvào đó mẹ hướng tới những cuốn sách nói về thế giới xung quanh như sách về câycối, động thực vật, đồ vật, thiên nhiên….; sách về các hoạt động thường ngàynhư một ngày của bé ở nhà, đi học, các hoạt động của mọi người, nghề nghiệp…; sáchgiải thích những câu hỏi Tại sao như là tại sao phải oánh răng, phải rửa tay,ko nghịch điện, lửa…
Như vậy, việcquan trọng đầu tiên trong việc lựa chọn sách là phải biết con muốn gì, con cầngì, cha mẹ muốn hướng con tới điều gì. Ở trên chỉ là ví dụ thực tế của mẹ Nhímvà Nhím. Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể hướng cho con bạn đọc truyện cổ tích vớicông chúa hoàng tử để hướng con tới một cuộc sống biết ước mơ, biết sống tốt đẹp,hiền lành, biết tin vào phép màu kì diệu… Hoặc hướng con theo đọc những câu chuyệnngụ ngôn (Ví dụ như “con cáo và chùm nho”) để dạy con cách tư duy sâu sắc, nhìnnhận vấn đề theo nhiều cách, hay đọc các sách về khoa học kỹ thuật, về khônggian, đọc truyện Kiều, thơ Nguyễn Bính, ca dao, dân ca, truyện Anh Mỹ Nhật haylà cuộc đời các vĩ nhân… vân vân, miễn là bạn cảm thấy thực sự hứng thú với chủđề mà bạn đọc cho con, và con hứng thú với chủ đề mà con được nghe.
Điều thứ 2 cần quan tâm đến khi lựa chọnsách cho con, đó là phải phù hợp với lứa tuổi.
Điều này tưởng chừng rất dễ, vì hầu hếtcác sách truyện cho trẻ con bây giờ đều có ghi “sách dành cho bé từ x đến y tuổi”,nhưng tớ cam đoan là có vô vàn ông bố bà mẹ vẫn sẽ “cố tình” lựa mua cho con nhữngcuốn sách “vượt tuổi”. Điều này chủ yếu là do tâm lý của cha mẹ, thường thì hoặcbạn sẽ thấy những cuốn sách “đúng tuổi” (ví dụ sách ghi cho trẻ 1 tuổi) thườngcó vẻ quá tầm thường đối với con mình (con trên dưới 1 tuổi), con mình “lanh” lắm,nên đọc mấy cái đơn giản này chắc sẽ ko hứng thú, nên sẽ mua sách “vượt cấp”lên 1 vài bậc cho con (ví dụ mua sách 2-3 tuổi cho bé 1 tuổi). Hoặc là sẽ cótâm lý mua “để dành”, sợ mai mốt không có để mua (cái này thì chấp nhận được,nhưng để dành thì phải cất đi ko lôi ra cho con xem luôn nhé, cất đi thì tớilúc con lớn nhớ lôi ra), hoặc là suy nghĩ “con đọc hết mấy cuốn đúng tuổi sẽthích đọc cuốn khó hơn” – cái này lúc đúng lúc sai, mà thường sai nhiều hơnđúng :D. Mấy điều này là kinh nghiệm bản thân luôn, n lần mua sách thì n+1 lầnmẹ Nhím vẫn có tâm lý mua sách “vượt tuổi”, tuy nhiên là n+2 lần bạn Nhím vẫnchỉ cương quyết chỉ thích đọc sách đúng tuổi, sách vượt tuổi có thể có đọcnhưng chỉ 1 vài trang có nội dung “dễ nhằn” đúng tuổi của bạn. Thế nên, dù rấtnhiều lần “mất lòng tin vào chế độ” hay gì gì đó, thì chúng mình vẫn nên tin tưởngcác bác làm sách về độ tuổi được “khuyên dùng” ghi trên nhãn sách, đặc biệt làcác sách dịch, sách nước ngoài nhé.
Sau khi lựa chọn được thể loại sáchphù hợp thì vấn đề tiếp theo rất nhiều mẹ hỏi, đó là “đọc cho con như thế nào” hoặc là “tại sao con không chú ý”, hoặcnữa là “mình ko biết đọc/kể truyện nên chán con ko thích”…vân vân mây mây.
Cáinày thì thú thực là mẹ Nhím cũng chả biết kể truyện hay đọc diễn cảm gì cả đâu, chỉtoàn nói lếu nói láo là giỏi thôi ý, mà giỏi nhất là bộ môn “phịa chuyện”. Thật ra nhiều mẹ cứ bị “ám ảnh” là mình phải đọcđúng y xì bóc như những gì trong sách viết mới được, dù rằng sách nhiều khi viếtvăn chối bỏ xừ hoặc dùng từ rất vớ vẩn, lẩn thẩn hoặc là viết dài dòng văn tựliên miên lan man và các mẹ quên mất 1 điều (hơi bị) quan trọng: Các bạn trẻ nhàmình không biết chữ. Ồ, tất nhiên, ai cũng biết điều này, thế thì sao????
Giờnhư này, hãy tưởng tượng bạn cầm đang cầm 1 tờ tạp chí tiếng Thái hay Lào gì đóđi (1 thứ tiếng bạn ko biết), bạn sẽ làm gì? Có cố gắng nhìn vào những ký tự loằngngoằng “vô nghĩa” để hiểu nội dung trang tạp chí ko? Hay là bạn nhìn vào nhữnghình minh họa và cố gắng giải nghĩa xem trang tạp chí viết về cái gì? Vâng, cácbạn trẻ của chúng mình cũng thế, lần đầu nhìn thấy 1 cuốn truyện/sách thì các bạný chỉ quan tâm là cái hình ảnh trong sách/truyện nói về cái gì, một cách ngắn gọnvà dễ hiểu nhất. Thế nên trước khi đằng hắng giọng để đọc cho thật trôi chảy,mượt mà, diễn cảm về câu truyện thì bạn nên xem lướt qua câu truyện nói về cáigì, sau đó cùng bé đọc 1 lượt lướt qua cuốn truyện/sách, giới thiệu các nhân vậttrong từng trang (tên, nghề nghiệp, màu sắc….), giới thiệu các nhân vật đanglàm gì, tâm trạng ra sao… (nếu có), diễn biến sơ lược, ngắn gọn của câu chuyện/nộidung sách… Các bạn càng nhỏ tuổi thì càng cần giới thiệu ngắn gọn hơn và nhiềulần hơn, các bạn lớn và hiểu chuyện hơn thì có thể giới thiệu dài hơi hơn và chỉcần giới thiệu 1-2 lần là được. Màn giới thiệu này cực kỳ quan trọng, quyết định việc trẻ có hứng thú nghe đọc những lần sau hay không.
Dưới đây làvài kinh nghiệm tớ hay đọc sách truyện cho bạn Nhím qua từng giai đoạn, chia sẻ cùng các mẹ:
Trẻdưới 1 tuổi: Khả năng tập trung và ghi nhớ của bé còn ngắn hạn, nên bạn cần nóivới bé những thông tin ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và lặp đi lặp lại nhiều lần. Thời gian đọc mỗi lần cũng nên bắt đầu từ ngắn rồi kéo dài dần, nên kết thúc khi bé bắt đầu cảm thấy chán (quơ tay vứt sách, mắt ko tập trung, bỏ đi…).
Với1 cuốn sách/truyện mới mua, đầu tiền bạn sẽ mở từng trang, chỉ vào hình và nóikhái quát về hình đó “đây là khu rừng này, có nhiều cây – tay chỉ vào cây, cónhiều loài vật – tay chỉ các loài vật”, sang trang sau nếu sách chỉ có 1 chi tiết“đây là bạn voi, bạn voi có cái vòi dàiiii – chỉ voi và cái vòi”, nếu trangsách có nhiều chi tiết thì sẽ chỉ các chi tiết lớn trước, nói ngắn gọn “đây làbạn voi, đây là bạn thỏ, đây là bạn nhím…”, cứ thế giới thiệu nhanh đến hếtsách. Các lần sau tùy vào phản ứng của con mà giới thiệu lại như lần 1 hay mở rộngthêm thông tin “bạn voi màu xanh có cái vòi dài và thích ăn mía…”. Tiếp tục cáclần sau có thể lồng ghép câu truyện xuyên suốt để chắp nối các trang lại vớinhau để bé học về “sự liên quan”.
Các bé dưới 1 tuổi (và cả trên 1t – thường làđến 18m) vẫn còn hay “xé sách”, ko phải vì các bé muốn phá phách mà là do béchưa làm chủ được đôi tay của mình, chưa biết cách lật sách nhẹ nhàng cho khỏirách. Do đó giai đoạn dưới 18m các mẹ nên chọn cho bé các loại sách bìa cứng hoặcsách vải nhé, hoặc ko thì trước khi đưa sách cho bé ba mẹ chịu khó dùng băngdính trong khổ lớn dán kỹ sách lại trước.
– Trẻ1 tuổi – 18m: Lúc này trẻ đã có thể tập trung lâu hơn và ghi nhớ, nắm bắt thôngtin tốt hơn và cũng là thời kỳ trẻ bắt đầu học nói, nên khi giới thiệu ban đầucha mẹ có thể nói một câu dài hơn trước, các lần sau có thể nói theo cách khácnhau (cùng nội dung nhé) để tạo vốn từ phong phú và cách sử dụng từ ngữ linh hoạtcho trẻ.
Ví dụ, lần 1 bạn kể “bạn sư tử mang tới bữa tiệc một cái đùi gà rấtto, bạn chim sẻ thì mang tới thật nhiều thóc”, thì lần 2 bạn có thể nói khác đinhư là “sư tử kiếm được một cái đùi gà thật lớn và mang tới bữa tiệc còn chim sẻthì lại đóng góp cả một nắm đầy thóc”…Thông tin bạn đưa ra cần thống nhất,nhưng ngôn ngữ bạn sử dụng thì cần linh hoạt.
Trẻtừ 18m-trên 2 tuổi: Lúc này phần lớn trẻ đã bắt đầu nói được những câu dài, cókhả năng ghi nhớ và bắt chước, nên trong quá trình đọc bạn hãy cố gắng sử dụngnhiều những câu cảm thán, những câu nói hoặc những điều mà bạn muốn truyền tảivào trong câu chuyện. Ví dụ như mình thường xuyên thêm vào chuyện những câu như“xin chào”, “cảm ơn”, “bạn thật đáng yêu”…hay những câu bông đùa dí dỏm (thườngtrong truyện chả có, nhưng mà nên nhớ là các bạn ý ko biết chữ hehe).
Trong khiđọc bạn cũng nên dừng lại một chút ở những đoạn cuối câu, hoặc khi có một câungăn ngắn nào đấy để bé tự “kể” lại (đối với sách đã đọc nhiều lần), hoặc đặtcho bé câu hỏi về diễn biến tiếp theo của câu chuyện “bạn sư tử sẽ mang theo gìnhỉ?” hay “ai mà mang tới bữa tiệc cái đùi gà lớn thế này nhỉ”…Mình thì đôi khicòn cố tình kể sai truyện đi để cho bạn ý sẽ “sửa lưng” mẹ, kiểu như sẽ bảo “bạnsư tử thì mang đến bữa tiệc rất nhiều thóc, bạn chim sẻ thì mang theo một cáiđùi gà thật bự”…hehe, sau đấy thì nhớ xin lỗi rối rít vì “ôi mẹ nhầm rồi, mẹxin lỗi nhé” – ai cũng có những lúc nhầm lẫn và cần phải biết xin lỗi mà đúngko :D. Hay lâu lâu mình còn sửa cốt truyện đi, kể một câu chuyện hoàn toàn khác(tất nhiên vẫn hợp với nội dung hình ảnh)..
– Trẻtrên 2t – 3t: Đây là thời kỳ các bạn bắt đầu biết đặt câu hỏi (vô cùng nhức đầu,luôn mồm, kinh dị). Bắt đầu sẽ là ai, cái gì, của ai, rồi tới làm sao, như thếnào, tại sao, để làm gì…Và đọc sách truyện là thời gian để ba mẹ “phục thù”haha. Bình thường các bạn ý luôn mồm hỏi hỏi hỏi, tới lúc đọc sách truyện cũngthế, nhưng mà chúng mềnh biết chữ chúng mình có quyền, nên phải đặt câu hỏi chocác bạn ý thật lực, ko trả lời thì chúng mình ko thèm đọc (nói thế thôi chứxong vẫn phải đọc dẻo cả cơ mồm). Lúc này vừa đọc vừa phải hỏi các bạn ý đủ thứvà liên hệ đủ chuyện: “bạn Ong đang làm gì”, “áo của bạn Voi màu gì”, “cái vòicủa bạn voi để làm gì”, “tại sao bạn sư tử lại bị đau bụng”, “chú này cho Nam kẹođể đi theo chú, thế có người lạ cho Nhím kẹo Nhím có đi theo không?”, “xe cấp cứuđể làm gì”, “xe chở cô đến bệnh viện để làm gì”, “đi khám bác sỹ mình có khócnhè không”… và ti tỉ câu hỏi khác. Nhưng xin nhớ chúng mềnh hỏi các bạn ý 10câu thì sau đó (hết giờ đọc truyện) các bạn ý sẽ hỏi lại mình 1000000 câu haha,cứ chuẩn bị tinh thần cho vững nhé.
Trong lúc đọc thì mình cũng có thể yêu cầucác bạn “hành động” nữa, ví dụ như là hỏi “bạn gà trống kêu như thế nào nhỉ”,hay là “Nhím có thể nhảy giống như bạn ếch xanh không, nhảy cho mẹ xem”…
Trên đây là mộtít xíu kinh nghiệm đọc sách truyện thực tế của mình muốn chia sẻ với các ba mẹ. Đây chỉ là việc đọc sách truyện thông thường, ngoài ra thì còn rất nhiều cách kể truyện khác hấp dẫn hơn nhiều,như là làm con rối, rối tay, đóng kịch, vừa kể vừa vẽ, flashcard…nhưng mà mấycái này hơi “cao siêu” một tý, các bạn muốn biết thì phải theo tầm sư học đạobên nhà mít Hằng (Hằng Thị Thu Vũ) và fanpage “Giờ chơi đến rồi” của mít. Mít Hằnglà một người có tài năng kể truyện thuộc hàng “thú dữ” (tớ tự phong cho míthehe), phụ huynh ngồi nghe mít kể truyện mà còn há hốc mồm rồi ồ à như đúng rồiý. Đợt rồi Mít có mở 1 buổi chia sẻ về “Chơi với con” trong đó có cả chủ đề vềkể chuyện và dạy tiếng anh cho con hay cực kỳ ý, mình chơi với Mít mãi mà ngồinghe vẫn mê hehe.
P/s: Mai mốtrảnh sẽ post hình minh họa một vài bộ truyện mình mua cho Nhím và bạn ý cựcthích nhé. Ba mẹ nào muốn mua sách cho con thì có thể ra Kim Đồng, mình thấy córất nhiều sách hay và bổ ích, giá cũng hợp lý, hình ảnh, nội dung đều rất hay,được biên soạn rất cẩn thận, phù hợp với trẻ.