Bài tập tuần 1: Sự cử động của những phần cơ thể

Bài tập tuần 1: 
SỰ CỬ ĐỘNG CỦA NHỮNG PHẦN CƠ THỂ


Quan sát sự cử động đầu của bé. Có phải là đầu của bé lắc lư?
Hãy đỡ đầu cho bé khi không có chỗ tựa đầu. Hỗ trợ đầu bé với cổ áo, mền chăn, bàn tay, hay ôm trong lòng, cánh tay. Có phải bé quay đầu từ bên này sang bên kia? Nếu không, hãy nhẹ nhàng quay đầu bé trong lúc bé không có tựa đầu. Sự giúp đỡ này cho bé nhận ra được cả hai bên của đầu bé.

Quan sát sự cử động tay của bé. Có phải là bé túm chặt? Hãy để bé túm lấy và giữ những ngón tay của bạn. Bé sẽ bắt đầu có những tác động trở lại những người khác bằng sự sờ mó. Sự túm lấy là phản xạ bẩm sinh và sẽ trở nên yếu đi khi sự phối hợp mắt – tay của bé phát triển. Khi bạn đang chơi với bé hay giữ bé hãy nắm lòng bàn tay trái và phải của bé cùng lúc. Việc này giúp bé phát triển cảm xúc và có ý thức về cả hai bên của cơ thể.

Quan sát sự cử động cánh tay của bé. Làm thẳng cánh tay trái và ghi nhận phản ứng của bé. Làm thẳng cánh tay phải và ghi nhận phản ứng của bé.

Quan sát sự cử động chân của bé. Làm thẳng chân trái và ghi nhận phản ứng của bé. Làm thẳng chân phải và ghi nhận phản ứng của bé.

Quan sát sự cử động bàn chân của bé. Hãy vuốt ve và giữ bàn chân trái và ghi nhận phản ứng của bé. Hãy vuốt ve và giữ bàn chân phải và ghi nhận phản ứng của bé.

Hoạt động của tuần này là chủ yếu cho việc quan sát những cử động và phản ứng của con bạn. Bằng việc tiếp xúc những phần cơ thể của con bạn, bạn đã cho bé có những ý thức ban đầu về bản thân qua cảm nhận của các giác quan.

Bọc bé an toàn trong một cái chăn trong suốt những tuần đầu mới sinh. Trong chín tháng bé thường co tròn lại. Điều đó làm bé cảm thấy yên tâm. Và giống như là được che chở.

Qua những bài tập của bạn cho những phần cơ thể của con bạn trong những tuần đầu mới sinh, bạn sẽ ghi nhận là bé sẽ co giãn tay chân cho thích hợp với môi trường mới. Chăn quấn an toàn sẽ không còn cần thiết nữa.

Hãy nói chuyện với con bạn. Sử dụng câu ngắn theo phong cách của bạn. Hát hay ru cho con bạn. Nếu bạn không hát hay ru được, thì dùng băng dĩa hay hộp âm nhạc chơi những bài hát ru mượt mà. Điều này sẽ kích thích thính giác của con bạn.