Sự phát triển hệ thống tiêu hóa của trẻ dưới 5 tuổi

Tiêu hóa là một trong những chức năng quan trọng nhất của cơ thể, đảm bảo cho sự phát triển của cơ thể, đặc biệt trong những năm đầu. Ngoài một số đặc điểm chưc năng đã hoàn thiện trong thời kì thai nhi, cơ quan tiêu hóa của trẻ có một số đặc điểm cấu tạo và sinh lý cũng như bệnh lý trong những năm đầu. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu sự phát triển của hệ thống tiêu hóa của trẻ dưới 5 tuổi.

1. Miệng

  • Hốc miệng trẻ có cấu tạo phù hợp với động tác bú, mút. Bú mút là phản xạ sơ sinh bẩm sinh, giúp trẻ bú được sữa mẹ một cách hiệu quả nhất mà không bị nghẹn hay sặc. Ỏ những trẻ bị tổn thương thần kinh trung ương, đẻ non tháng hay bij dị tật sứt môi, hở hàm ếch thì phản động tác bú, mút gặp nhiều khó khăn.
  • Niêm mạc lưỡi trẻ nhiều mạch máu, mềm mại, thêm vào đó, tuyến nước bọt của trẻ chưa hoạt động trong 3-4 tháng đầu, do vậy trẻ hay bị nấm lưỡi, tưa lưỡi. Các bà mẹ nên chú ý thường xuyên đánh sạch lưỡi cho trẻ
  • Do trong 3-4 tháng đầu, trẻ chưa có nước bọt nên chưa tiêu hóa được tinh bột nên các bà mẹ không nên cho trẻ ăn thêm gì ngoài sữa mẹ. Tháng 5-6 trở đi, trẻ tiết nhiều nước bọt do bắt đầu mọc răng và trẻ chưa biết cách tự nuốt nước bọt. Trong thời kì này, nước bọt của trẻ loãng. Hoạt tính các men trong nước bọt sẽ tăng dần theo tuổi.
  • Răng của trẻ thường mọc vào tháng thứ 5-6, đến 24 tháng thì mọc hết răng sữa (24 cái răng) và thường bắt đầu thay răng vào năm 6 tuổi.

2. Thực quản

  • Thực quản ở trẻ sơ sinh mỏng, ít tuyến tiêu hóa mà nhiều mạch máu hơn của người lớn,
  • Chiều dài và đường kính thực quản trẻ nhỏ tăng lên theo tuổi
  • Chiều dài: trẻ sơ sinh: 10-11cm, trẻ 5: tuổi 16cm, trẻ 10: tuổi 18cm
  • Đường kính: trẻ < 2 tháng: 0.9-1cm, Trẻ 2-6 tháng: 1.2cm, Trẻ 2-6 tuôi: 1.3-1.7cm

3. Dạ dày:

  • Dạ dày trẻ sơ sinh ở vị trí khá cao, nằm ngang và hình tròn, đến khi trẻ biết đi thì dạ dày bắt đầu xoay dọc, thể tích ban đầu khoảng 35ml tăng đến250ml khi trẻ 1 tuổi.
  • Lớp cơ ở dạ dày chưa ổn định, còn yếu , tổ chức đàn hồi chưa hoàn thiện
  • Đây cũng là 2 trong các nguyên nhân gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh.
  • Sự bài tiết dịch ở dạ dày phụ thuộc ban đầu vào động tác bú của trẻ (phản xạ thần kinh), sau mới phụ thuộc vào thức ăn của trẻ. Dịch vị của trẻ có các men tiêu hóa tuy nhiên hoạt tính còn yếu, tăng lên theo tuổi, vì vậy, việc cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ trong 6 tháng đầu giúp trẻ hấp thu tốt nhất các thành phần vì sữa mẹ có đầy đủ các men tiêu hóa).

4. Ruột non:

  • Về cấu tạo, ruột trẻ em thường dài hơn ruột người lớn.
  • Ruột trẻ dễ di động nên thường dễ bị xoắn ruột. Vị trí ruột thừa không cố định nên thường khó phát hiện viêm ruột thừa ở trẻ em. Trực tràng dài, các tổ chức xung quanh lỏng lẻo nên trực tràng thường bị sa xuống khi trẻ mắc kiết lị hay ho gà.
  • Về co bóp ở ruột, trẻ sơ sinh và còn bú thì nhu động ruột trẻ không ổn định nên dễ bị lồng ruột. Co bóp ruột giúp vận chuyển thức ăn, tạo điều kiện cho quá trình hấp thu chất dinh dưỡng của trẻ.
  • Về hấp thu các chất, ruột trẻ có khả năng hấp thu tốt các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ với đầy đủ các men tiêu hóa.
  • Hệ vi khuẩn đường ruột: sau đẻ khoảng 10-20h, ruột trẻ hầu như không có vi khuẩn, tuy nhiên chỉ sau 3 ngày, mức độ vi khuẩn đã lên rất cao.Trong sữa mẹ có yếu tố giúp trực khuẩn Bifidus phát triển, ức chế các vi khuẩn có hại. Hệ vi khuẩn đường ruột tạo nên một hang rào miễn dịch niêm mạc ruột, đóng vai trò quan trọng trong tiêu hóa và tái hấp thu dinh dưỡng.

5. Đại tràng và phân su

  • Đại tràng đóng vai trò quan trọng trong tái hấp thu nước và hấp thu vitamin K cho cơ thể trẻ.
  • Phân su của trẻ em được hình thành trong quá trình bào thai. Sự có mặt của phân su trong nước ối do suy thai, hay khi có phân su muộn liên quan đến dị tật hậu môn trực tràng, suy giáp bẩm sinh.
  • Trẻ bú mẹ thì phân sệt, vàng, mùi chua, mềm.
  • Trẻ ăn sữa công thức phân rắn, thành khuôn, màu nâu, mùi thối.

6. Các cơ quan khác.

  • Tụy tạng: hoạt động của tụy chưa hoàn thiện trong 6 tháng đầu, các men tiêu hóa còn ít và chưa có hoạt tính đủ mạnh như người lớn.
  • Gan: là cơ quan lớn nhất cơ thể kích thước tăng dần theo tuổi.
  • Đường mật: kích thước tăng dần và dịch mật còn loãng, tăng dần theo tuổi.