Thời gian ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi

Tùy từng độ tuổi khác nhau, nhu cầu về giấc ngủ của các bé cũng sẽ khác nhau. Thiếu ngủ có thể làm ảnh hưởng tâm trạng của bé, dẫn đến những hành vi tiêu cực. Hơn nữa, theo các chuyên gia, những bé được ngủ đủ giăc sẽ thông minh hơn những bé khác. Blog Nuôi Dạy Con mách mẹ thời gian ngủ “tiêu chuẩn” của con nhé!
Thời gian ngủ cho trẻ theo từng độ tuổi
Độ tuổi khác nhau, bé sẽ có khoảng thời gian ngủ lý tưởng khác nhau
1/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tuần tuổi
Trẻ độ tuổi này thường sẽ ngủ từ 15-18 giờ một ngày, nhưng mỗi lần chỉ khoảng 2-4 tiếng. Trong khi những bé sinh non sẽ có xu hướng ngủ lâu hơn, những bé đang bị đau bụng sẽ có giấc ngủ ngắn hơn.
Trẻ sơ sinh chưa phát triển nhịp sinh họ, theo kịp chu kỳ ngày và đêm của mẹ. Do đó, bé chưa có khung giờ cố định cho giấc ngủ.

2/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi
Trẻ từ 1 đến 4 tháng tuổi cần khoảng 14-15 giờ ngủ mỗi ngày. Khi được sáu tuần tuổi, bé bắt đầu hình thành khung giờ ngủ cố định. Tại một giờ cố định trong ngày, bé sẽ có một giấc ngủ kéo dài 6 tiếng và có xu hướng ổn định thường xuyên hơn vào buổi tối.
3/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 4 đến 12 tháng tuổi
Thời gian ngủ lý tưởng cho trẻ em 4 đến 12 tháng tuổi là 15 giờ một ngày, nhưng hầu hết trẻ chỉ ngủ khoảng 12 tiếng. Điều quan trọng là thiết lập thói quen ngủ đúng giờ ở thời điểm này để khuyến khích trẻ ngủ và giao tiếp xã hội nhiều như người lớn. Giấc ngủ cố định thường xuyên sẽ khích lệ giúp nhịp sinh học hình thành bình thường.
Các bé sơ sinh sẽ dành phần lớn thời gian của mình để ngủ. Giống như một robot được lập trình sẵn, bé sẽ có những giấc ngủ ngắn từ 2 đến 3 tiếng giữa các bữa ăn kể cả ngày lẫn đêm. Vì vậy mẹ đừng quá lo ngại nếu như thấy bé cưng cứ ngủ suốt mà chẳng chịu chơi đùa gì nhé!
4/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 1 đến 3 tuổi
Ở giai đoạn từ 18-21 tháng, bé có thể sẽ chỉ có một giấc ngủ ngắn trong ngày, nhưng trẻ mới biết đi vẫn cần đến 14 giờ mỗi ngày. Hầu hết trẻ tập đi sẽ cần giấc ngủ kéo dài 10 tiếng. Trẻ em 21-36 tháng vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn, có thể dài 1-3 giờ. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ từ khoảng 7-9 giờ tối đến 6-8 giờ sáng.
5/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 3 đến 6 tuổi
Ở lứa tuổi này, bé vẫn sẽ cần một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, nhưng nhiều bé bỏ qua điều này vào khoảng 5 tuổi. Ngủ trưa là khoảng thời gian quan trọng, giúp trẻ phục hồi năng lượng. Bé sẽ cần từ 10-12 tiếng cho giấc ngủ mỗ ngày.
6/ Thời gian ngủ cho trẻ từ 7 đến 12 tuổi
Hầu hết trẻ 12 tuổi sẽ lên giường khoảng lúc 9 giờ, nhưng giờ đi ngủ có thể khác nhau rất nhiều. Lượng thời gian bé ngủ ở tuổi này cũng sẽ khác nhau. Trẻ em ở độ tuổi này cần được khuyến khích ngủ 10-11 tiếng mỗi đêm. Tuy nhiên, hầu hết chỉ ngủ khoảng 9 tiếng mỗi ngày.
7/ Thời gian cần cho trẻ từ 12 trở lên
Thanh thiếu niên cần ngủ để được khỏe mạnh và duy trì một trạng thái tinh thần tối ưu, do đó con thực sự cần giấc ngủ nhiều hơn giai đoạn trước. Mẹ nên khuyến khích bé ngủ 8-9 tiếng mỗi ngày.
Trẻ sơ sinh thường không hoàn toàn tuân theo sự định hướng chăm sóc do người lớn đề ra. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể nhẹ nhàng áp dụng một số quy tắc giúp cả bé lẫn mẹ được thư giãn và tận hưởng khoảng thời gian đầu đời đáng yêu này. Mỗi khi cảm thấy lo lắng vì bé ngủ quá ít, ăn quá nhiều hay bé…
8/ Bí quyết giúp con ngon giấc
– Vừa chào đời
Ở độ tuổi này trẻ có thể ngủ bất cứ lúc nào nhưng vẫn phải cho trẻ ăn và thay tả đầy đủ. Một số trẻ sẽ rất quấy khi chúng mệt trong khi những trẻ khác sẽ ngủ rất nhanh. Mẹ nên lưu ý dấu hiệu khi bé mệt mỏi, và dỗ bé đi ngủ khi thấy bé có vẻ buồn ngủ. Cố gắng dỗ trẻ ngủ đêm bất cứ khi nào có thể.
– Trẻ sơ sinh
Nhiều trẻ sẽ bắt đầu ngủ suốt đêm trong khi có 1-4 giấc ngủ trưa một ngày. Điều quan trọng ở giai đoạn này là khuyến khích các bé ngậm núm vú giả là để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ một mình. Xây dựng một lịch trình ngủ ngày và ngủ đêm thường xuyên. Tạo cho bé một thói quen trước khi đi ngủ sẽ giúp con ngủ ngon hơn.
Một không gian thoải mái sẽ giúp bé ngủ ngon hơn
– Trẻ tập đi
Trẻ mới biết đi sẽ bắt đầu có biểu hiện sụt giảm về số lượng và độ dài của giấc ngủ trưa. Ở tuổi này, ác mộng và các vấn đề giấc ngủ có thể trở nên phổ biến hơn dẫn đến việc ngủ ngày và các vấn đề hành vi tiêu cực.
Tập cho trẻ các thói quen lên giường và đi ngủ đúng giờ. Thiết lập giới hạn phù hợp được quy định rõ ràng nếu con của bạn liên tục thức dậy hoặc đi ra khỏi giường. Khuyến khích việc sử dụng một món đồ chơi tạo cảm giác an toàn cho trẻ hay lo sợ.
– Trẻ mẫu giáo
Ở lứa tuổi này, trẻ em có thể bị khó ngủ và thường thức dậy vào ban đêm. Nỗi sợ hãi bóng đêm cũng có thể trở nên phổ biến hơn khi trí tưởng tượng phát triển. Mẹ nên tạo cho trẻ cảm giác thoải mái vào ban đêm và giữ lịch trình giấc ngủ thích hợp nhất với trẻ.

– Tuổi đi học
Tiếp xúc với các yếu tố kích thích như internet hoặc các loại nước ngọt có ga cũng có thể hạn chế giấc ngủ của trẻ. Dạy cho trẻ về thói quen ngủ lành mạnh và tiếp tục giữ cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ và không gian thích hợp. Tránh để các yếu tố kích thích như caffeine, TV hoặc máy tính trên giường hoặc trong phòng của trẻ.