Khi nào nên đánh răng cho trẻ

Đánh răng cho trẻ là một ý tưởng rất tốt để làm sạch những chiếc răng mới nhú của bé hai lần mỗi ngày. Nếu bạn bắt đầu việc này đúng lúc, con bạn sẽ có một hàm răng thật sạch và tránh được các bệnh về răng miệng sau này.

Chiếc răng đầu tiên của bé thường xuất hiện ở hàm dưới khi bé khoảng sáu tháng tuổi. Tuy nhiên, một số trẻ sơ sinh mọc chiếc răng đầu tiên sớm hơn, một số khác thì chỉ bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên khi được một tuổi.
Em bé của bạn sẽ có đủ 20 chiếc răng sữa cho đến khi bé được hai tuổi rưỡi. Đây quả thật là một chặng thời gian khá dài để hệ thống răng của bé hoàn thiện về chức năng. Bạn có thể đánh răng khi bé có nhiều răng và tuổi thích hợp nhất để bắt đầu đánh răng cho bé là khi bé được 2-3 tuổi.

1. Nên mua loại bàn chải đánh răng nào cho bé?

Thời gian đầu, bạn nên sử dụng một miếng gạc sạch hoặc khăn mặt để làm sạch răng cho bé. Quấn khăn có quệt một ít kem đánh răng dành cho trẻ em  bằng hạt đậu vào ngón tay của bạn và chà xung quanh hàm răng của bé.
Nếu bạn muốn sử dụng bàn chải đánh răng, hãy chọn loại mềm, các sợi có độ dài khác nhau, góc đầu bàn chải đánh răng phải nhỏ. Chiếc bàn chải đánh răng phù hợp sẽ giúp chải sạch tất cả các phần trong miệng của bé một cách dễ dàng và thoải mái.
Bạn có thể xem trên bao bì để chọn loại bàn chải thích hợp theo độ tuổi của con yêu. Cũng giống như người lớn, hãy thay bàn chải cho bé khoảng ba tháng mỗi lần để đạt được hiệu quả cao nhất.

2. Loại kem đánh răng nào là tốt nhất cho trẻ?

Bạn nên chọn các loại kem đánh răng có chứa nhiều fluoride để giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn lựa chọn loại có chứa quá nhiều fluoride cũng không tốt cho sự phát triển răng lợi của trẻ. Hãy đọc kĩ hướng dẫn trên bao bì trước khi mua kem đánh răng cho trẻ.
– Trẻ dưới ba tuổi: sử dụng loại kem đánh răng này có hàm lượng fluoride thấp dưới 600ppm (phần triệu).
– Trẻ trên 3 tuổi có thể sử dụng kem đánh răng bình thường, miễn là nó không chứa nhiều hơn 1500ppm chất fluoride.
Nên sử dụng một lượng nhỏ kem đánh răng theo hướng dẫn tránh ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Nuốt một lượng lớn chất fluoride có thể phá hỏng răng, và đem tới một vài ảnh hưởng không tốt như nôn mửa hoặc dị ứng.
Bạn không nên chọn loại kem đánh răng có hương vị quá thơm ngon, điều này giúp nhận biết được kem đánh răng không phải là thức ăn và không được nuốt. Nếu bạn không thể ngăn được trẻ nuốt kem đánh răng, hãy thay đổi loại kem khác với lượng fluoride ít hơn 550ppm, nhưng đừng dưới 250 ppm vì sẽ không bảo vệ được răng bé.

3. Làm thế nào để làm sạch răng cho bé?

Khi nào nên đánh răng cho trẻ
Hãy tạo cho bé thói quen đánh răng hai lần một ngày. Nên đánh răng thường xuyên vào buổi sáng sau khi thức dậy và đánh răng lại vào buổi tối sau khi ăn và chuẩn bị đi ngủ.
Chỉ dùng lượng ít kem đánh răng, khoảng bằng hạt đỗ. Đánh cho bé một cách nhẹ nhàng để tránh bị chảy máu lợi, tập trung vào khu vực răng và lợi.
Khi bạn đánh răng xong cho bé, hãy bảo bé nhổ hết kem đánh răng ra ngoài, Bạn có thể đặt em bé ngồi trên đùi khi đánh răng cho trẻ để có thể nhìn rõ vị trí răng của bé một cách dễ dàng.
Nếu bé không muốn để bạn đánh răng giúp, bạn có thể đưa bàn chải đánh răng đã bôi kem đánh răng cho bé tự làm. Cách này cũng giúp bé thấy thích thú hơn với việc đánh răng vì bé có thể chứng tỏ khả năng tự lập của mình.
Nếu có thể, bạn nên để trẻ xem bạn khi đánh răng, đây cũng là một ý tưởng hay khi dạy trẻ đánh răng với minh họa cụ thể. Nếu có bất cứ khó khăn nào hãy liên lạc với bác sĩ nha khoa của bạn hoặc các phòng khám để được hướng dẫn cụ thể.

4. Khi nào nên đưa trẻ tới nha sĩ?

Hãy đưa trẻ đi cùng khi bạn có lịch hẹn với nha sĩ của mình. Đây là một cách hay giúp bé trở nên quen thuộc với những hình ảnh, âm thanh, mùi vị và thói quen của phẫu thuật nha khoa. Nếu bạn thấy lo lắng nhiều, hãy sắp sếp một lịch hẹn riêng với bác sĩ cho bé.
Một số nha sĩ bắt đầu kiểm tra răng miệng cho trẻ từ sáu tháng hoặc khi răng bắt đầu mọc. Do đó hãy đưa trẻ tới khám nha khoa từ độ tuổi này trở đi để được theo dõi đúng cách bạn nhé.

5. Có nên bổ sung lượng fluoride cho bé?

Một số trẻ cần được cung cấp thêm lượng fluoride, tuy nhiên việc này cần có sự hướng dẫn và lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa.

6. Làm cách nào để bảo vệ răng của trẻ?

Nguyên nhân chính gây sâu răng không phải là lượng đường trong bữa ăn của trẻ mà là mức độ răng của trẻ tiếp xúc với chất đường thỉnh thoảng, thường xuyên hay cả ngày.
Do đó, hãy chọn các thực phẩm có chứa ít đường trong bữa ăn, hạn chế không ăn đường quá bốn lần một ngày. Điều này đồng nghĩa với việc bạn nên tránh cho trẻ ăn các loại hoa quả sấy khô vì trong chúng chứa nhiều đường và thường xuyên dính vào răng bé.
Bạn nên lựa chọn cho con mình một bữa ăn nhẹ ngon và đầy đủ chất dinh dưỡng như phô mai hoặc rau quả tươi. Để thực sự giúp hàm răng của trẻ được chắc khỏe bạn nên:
– Chỉ cung cấp sữa mẹ, hoặc sữa công thức, hoặc làm mát bằng nước sôi để nguội như đồ uống cho em bé.
 Tránh cho trẻ uống nhiểu các loại nước ép trái cây, sữa đặc có đường, hoặc các đồ uống có gas. Những loại thực phẩm này thường chứa nhiều đường và gây sâu răng cao.
– Cho bé uống thêm nước lọc để nguội sau ăn, trong ngày và vào cả ban đêm khi trẻ cần.
– Cung cấp cho bé một chế độ ăn, uống lành mạnh và cân bằng. Khuyến khích bé ăn nhiều các loại thực phẩm như rau và mì ống và ăn hạn chế đường.
– Nếu là các loại thực phẩm chế biến sẵn, bạn nên kiểm tra hàm lượng đường có sẵn tránh cho thêm đường hoặc chất ngọt. Hãy tìm hiểu về các loại đường khác nhau, chẳng hạn như lactose, fructose và glucose và chỉ sucrose là có hại cho răng của bé. Đây là một công việc tốn nhiều sức lực của bạn và thực sự là một thử thách về sự kiên nhẫn. Hãy duy trì thái độ khuyến khích, trìu mến và bình tĩnh để giúp con bạn có một hàm răng chắc khỏe nhé.

Theo www.chimcanhviet.vn