Nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh nghiến răng khi ngủ
– Hầu hết nguyên nhân xuất hiện ở trẻ là do răng hàm của trẻ phát triển không đều, lệch lạc chen chúc nhau không thẳng hàng khiến trẻ khó chịu kể cả lúc ngủ hoặc do thiếu các dưỡng chất cần thiết. Nếu các mẹ không thấy răng hàm của bé lệch lạc đều bình thường thì nên xem lại thực đơn cho con mình để bổ sung dưỡng chất còn thiếu.
– Do ban ngày trẻ quá hiếu động, đêm ngủ không sâu giấc nên xảy ra tình trạng này.
– Do hệ thần kinh của trẻ phát triển cho vấn đề, nếu gặp trường hợp này hãy dẫn trẻ tới bác sĩ để được tư vấn.
– Cuối cùng do trẻ khi ngủ thở quen bằng miệng cũng hay xảy ra tình trạng này.
Tác hại của bệnh nghiến răng khi ngủ ở trẻ
Ngoài những tiếng khó chịu về đêm mỏi cơ hàm buổi sáng như người lớn thì trẻ còn dễ dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn như là:
– Trẻ nghiến răng lâu ngày, răng sẽ mòn vì răng trẻ không chắc khỏe bằng người lớn, trẻ sẽ có hiện tượng bỏ ăn vì đau và ê buốt khi dùng nước lạnh. Nếu trẻ đang ở độ tuổi ăn dặm thì mất thời gian càng gian để trẻ làm quen với thức ăn cứng (cơm hàng ngày như người lớn)
– Răng trẻ sẽ rất yếu và lung lay, có khi sẽ bị rụng trước tuổi thay răng vĩnh viễn. Khi đó việc nhai của trẻ trở lên khó khăn, rất nhiều trường hợp trẻ biếng ăn là không tránh khỏi lâu ngày sẽ chậm tăng cân hơn các trẻ khác, nặng sẽ dẫn tới suy dinh dưỡng. Nuôi con mà con còi cọc thì hết người nhà nói, người ngoài chỉ khổ lắm.
– Ngoài ra trẻ còn bị nguy cơ viêm khớp thái dương hàm gây ra các cơn đau cho trẻ rất khó chịu.
Chữa nghiến răng bằng mẹo cho trẻ
Dân gian chữa nghiến răng bằng pín lợn
Mua pín lợn về rửa sạch rồi bóp với nước muối sao cho pín lớn hết hôi. Sau khi sơ chế bạn cắt pín lợn thành từng miếng nhỏ ra rồi nêm gia vị, hấp cách thủy chín rồi cho trẻ ăn với cơm.
Đỗ đen hầm muối
Từ lâu được biết đến là thực phẩm thanh nhiệt, giải độc giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Ngoài ra đậu đen còn lại bài thuốc trị nghiến răng khi ngủ khá hiệu quả. Các mẹ chỉ cần đãi sạch đậu ninh nhừ rắc muối vừa miệng cho con ăn cả cái và nước, nếu bình thường trẻ sẽ khỏi sau 2 đến 3 tuần.
Gối tàm sa
Gối tàm sa còn gọi là tám mễ (phân con tằm) dùng làm gối cho con lúc ngủ, sau một thời gian bệnh sẽ giảm. Lưu ý hãy thay ruột gối cho con thường xuyên để bệnh thuyên giảm đều.
Các phương pháp dân gian kể trên hầu hết chỉ dành cho trẻ khi mẹ phát hiện tình trạng con nghiến răng lúc ngủ sớm, còn khi bệnh đã lâu răng đã mòn các mẹ nên đưa con tới nha sĩ để được tư vấn.
Theo www.chimcanhviet.vn