Nếu bản thân chúng ta không học được cách “thả” con đúng lúc mà vẫn can thiệp, gánh vác mọi việc giúp con dần dần sẽ khiến con mất đi tính chủ động và kỹ năng tự xử lý mọi việc.
1. Học cách “thả” con đúng lúc
Cổ vũ, động viên và hướng con học cách tự độc lập từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống, để con dần được tự tư duy, tự đưa ra quyết định trong các việc thuộc phạm vi cá nhân của con. Nếu bản thân chúng ta không học được cách “thả” con đúng lúc mà vẫn can thiệp, gánh vác mọi việc giúp con dần dần sẽ khiến con mất đi tính chủ động và kỹ năng tự xử lý mọi việc.
2. Xây dựng lòng tin
Điều mà trẻ mong muốn nhận được từ bố mẹ không phải là sự yêu thương, đùm bọc thái quá mà là lòng tin của bố mẹ đối với mình. Đùm bọc con thái quá không phải là cách hay để bảo vệ con, tốt nhất vẫn là dạy cho con biết được những kỹ năng sống và cách tự mình đối diện với khó khăn.
3. Tôn trọng khả năng sáng tạo của con
Những việc làm của trẻ như: dẫm vào vũng nước, vẽ lên tường…không phải là hành động phá hoại mà đó là những hành động khám phá theo bản năng của trẻ. Điều quý nhất ở mỗi đứa trẻ đó là khả năng khám phá những điều kỳ thú ở thế giới xung quang và khả năng sáng tạo, hãy để con được mặc sức sáng tạo và phát huy tối đa những bản năng đó đừng ép con phải phát triển chỉ trong “bốn bức tường”.
4. Dũng cảm đương đầu với khó khăn
Đường đời luôn trải đầy những chông gai, khi con trẻ phải đối mặt với khó khăn hãy đừng ngần ngại cổ vũ, động viên con thử đối diện với nó, tự mình trải nghiệm và cảm nhận nó. Sự dũng cảm đương đầu với khó khăn trong quá khứ cũng chính là thành công trong tương lai.
5. Cho phép con được vui theo cách mình muốn
Dù con có treo một bức tranh thần tượng ở trong phòng hay vô số những món đồ trang trí linh tinh lỉnh kỉnh trong phòng không được sắp đặt ngay ngắn thì bạn cũng nên tôn trọng con, sự sắp xếp theo sở thích và ý muốn sẽ khiến con có thêm niềm vui vào cuộc sống. Hãy dành cho con có một không gian tự do vừa đủ để được sống là chính mình.
6. Cổ vũ, động viên đúng lúc là liều thuốc tinh thần lớn nhất đối với trẻ
Việc cằn nhằn mỗi khi trẻ làm sai một điều gì đó sẽ không khiến trẻ ngoan hơn mà càng ngày càng bướng bỉnh. Thay vì những lời phàn nàn, cằn nhằn thì bạn nên dành cho con những lời cỗ vũ, động viên thích hợp ngay kể khi con mắc lỗi để con có đủ tự tin làm tốt hơn trong những lần sau.
7. Nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm của trẻ
Làm vỡ bình hoa hay làm hỏng bất cứ đồ vật nào khác, bản thân trẻ cũng không cố ý làm như vậy, nhưng khi trẻ cố tình làm ngơ không biết là vì sợ bị bố mẹ mắng. Trong những tình huống như vậy, cha mẹ nên dành cho con những lời động viên thích đáng, cảm thông và chia sẻ để con có đủ dũng khí, tự tin nhận trách nhiệm đối với việc làm sai trái của mình trong những lần sau.
8. Kết quả không quan trọng, quan trọng là làm thế nào để đạt được kết quả đó
Kết quả cuối cùng không quan trọng, quan trọng là trẻ đã thể hiện thế nào trong quá trình để đạt được kết quả đó. Dù là con có thất bại hay đạt được kết quả chưa được như ý thì cha mẹ cũng nên quan tâm, động viên chứ không nên trách móc con. Một lời quan tâm, động viên đúng lúc sẽ là phần thưởng xứng đáng cho mọi nỗ lực của trẻ, điều này sẽ khiến con luôn duy trì được động lực phấn đấu cho bản thân.
9. Khiến con luôn giữ một tinh thần lạc quan
Người lạc quan thì thấy cuộc sống luôn là màu hồng, người bi quan thì thấy cuộc sống luôn u ám. Mọi việc đều có hai mặt của nó, dạy con khi đối mặt với một sự vật, sự việc thì nên giữ một thái độ và tinh thần lạc quan, đó mới là điều đáng quý.