Giọng hót của chim Yến trống cũng có tính di truyền. Vì vậy muốn tạo cho mình một dòng chim hót cực hay, ít ra cũng mang tính đặc sắc riêng, thì người nuôi chim Yến phải tập cho mình một phiếu giống ra sao. Từ đó ta mới lựa chọn ra những giọng hót đặc sắc để lai tạo ra giống mới.
Chim Yến con độ sáu tuần tuổi đã bắt đầu biết hót. Tất nhiên giọng hót khởi đầu đó chưa chuẩn, nhưng người nuôi cũng nên để tâm theo dõi từ lúc này. Hãy lập phiếu ghi rõ những nhận xét chính đáng của mình để còn tra cứu về sau. Càng nghiêm khắc với chính mình trong việc ghi chép này thì mới mong lập ra được một dòng chim hót đặc biệt. Ngay giọng hót của chim mái cũng phải lập phiếu hẳn hoi.
Công việc của người nuôi chim hót phải làm là:
– Tuyển lựa nghiêm túc những chim có giọng hót cực hay để sau này tạo ra được một dòng chim hót thực hay.
– Chỉ giữ lại những chim con có giọng hót bằng hay đặc sắc hơn cha mẹ của chúng.
– Chỉ cho phối ngẫu những chim có giọng hót thật hay, có cùng một âm điệu mà hay cũng tốt. Muốn vậy, ta phải tra cứu cẩn thận ở các tấm phiếu giọng hót để tìm ra những chim hót hay cho phối ngẫu.
Thật ra, muốn tạo được một gióng hót theo ý muốn của mình, người nuôi chim phải kiên tâm trì chí lai tạo chim suốt ba thế hệ liên tiếp.
Thế hệ thứ nhất và thứ hai, giọng hót có thể đã khởi sắc nhưng chưa kiên định bằng thế hệ thứ ba.
Tuy nhiên, kết quả này không phải là tuyệt đối. Có con ngay trong thế hệ thứ nhất đã trổ giọng hót hay, nhưng có con giọng hót không thuần nhất, lứa này sinh con hốt hay, nhưng lứa khác, chim con không ra gì.
Người nuôi Yến hót cần phải kiên tâm hơn nữa trong việc lai tạo này. Phải chọn chim trống hốt hay chưa đủ, mà còn phải chú trọng đến giọng của chìm mái nữa, vì trong sự phối ngẫu, chim mái thường giữ vai trò ưu thế hơn. Người nuôi có thể gặt hái được thành công như ý nếu vượt qua được những trở ngại không may đã đến với mình.