Đôi điều về Chim Yến

Trong 3 cách chơi chim yến Canary (dáng, màu, hót) thì cách chơi nào cũng khó, thậm chí rất khó. Cả 3 cách chơi cho đến ngày nay thực sự là ko có giới hạn nếu quyết tâm theo đuổi bởi sự sáng tạo của người chơi là vô hạn. Mỗi người chơi đều chọn cho mình những kiểu chơi riêng nhưng nhìn chung vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc chơi cơ bản. Tại VN, thực tế mà nói thì cách chơi yến màu của chúng ta cũng chỉ dừng ở mức sơ khai, cách tuyển chọn, lai tạo cũng có phần hạn chế mặc dù yến hót xuất hiện tại VN cũng gần cả trăm năm nay. Tại sao phong trào chơi yến hót tại VN lại chậm phát triển? Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nhìn chung có những nguyên nhân sau.
1/ Chúng ta ko có nhiều nguồn giống ở từng chủng loại khác nhau. Đa số giống đều cũ, đã thoái hóa hoặc thậm chí mất giống. Số giống mới nhập về cũng có nhưng ko nhiều và đa phần là giống từ những nguồn nhập khẩu truyền thống, ko thấy xuất hiện những nguồn mới. Có thể nói rằng con giống của chúng ta có nhưng cứ “lai rai” theo kiểu hết rồi lại nhập và cứ thế….hoàn toàn ko có sự ổn định. Đây là điều tối quan trọng!!!!
2/ Chất lượng con giống ko ổn định. Những giống nhập về VN cũ có mới có nhưng do kỹ thuật nuôi, điều kiện khí hậu, thức ăn….. đều ko thể phát triển bầy đàn tốt được.
3/ Kỹ thuật nuôi. Cách nuôi canary của chúng ta từ xưa đến nay vẫn vậy, ko thấy có sự thay đổi nào lớn để gọi là đột phá. Nếu theo cách nuôi hiện nay chim vẫn sống, vẫn khỏe, vẫn đẻ bình thường nhưng ko thể nói những lứa con cháu sau này sẽ phát triển hơn chim bố mẹ hay thậm chí ngược lại?
Như đã nói ở trên, yến hót tại VN thường lệ thuộc vào 1 số nguồn giống cố định và người chơi đôi khi ko có nhiều sự lựa chọn. Đa số chim về VN là các chủng loại yến màu, kế đến là 1 số dòng yến dáng và rất rất ít gọi là yến hót. Chính vì thụ động trong việc chọn giống nên người chơi tại VN cũng tự liệu cơm gắp mắm theo kiểu có gì chơi đó và lẽ dĩ nhiên cái gì nhiều thì cái đó đương nhiên có đất sống. Ở đây tôi nói yến màu tại VN là nhiều nhất vì vậy nó đương nhiên là cách chơi được nhiều người lựa chọn (thực tế cũng ko có lựa chọn nào khác!) Nhưng ko sao, chơi yến màu cũng là một cách chơi hấp dẫn nếu như bản thân người chơi tự khắt khe với bản thân mình, có nghĩa là họ mong muốn mình sẽ làm được cái gì đó để tránh tình trạng chán nản khi ko tìm thấy động lực trong thú chơi này rồi chuyển hẳn sang thú chơi khác (những trường hợp như vậy thường ko hiếm)
Thủy tổ của yến nhà: Serenius Canaria
Yến màu, yến dáng hay yến hót thì cũng là chim yến Canary cả thôi nhưng yến màu được lựa chọn nuôi dưỡng ko phải để nghe giọng hót của nó mà được lựa chọn bởi những màu sắc xuất hiện trên bộ lông. So với chim yến hoang thủy tổ chỉ có duy nhất 1 màu xanh xám thì cho đến ngày nay con người đã lai tạo ra được khoảng 500 màu sắc khác nhau. Bộ lông của chim yến thủy tổ có rất nhiều sắc tố đen, những sắc tố khiến nó trông rất giống chim sẻ hoang nhưng qua quá trình lai tạo thì những sắc tố đen này dần dần biến mất và các màu sắc khác nhau cũng dần xuất hiện. Màu sắc xuất hiện đầu tiên là màu vàng. Thật là bất ngờ khi trong quá trình loại bỏ các sắc tố đen thì chim yến lại xuất hiện màu vàng trên bộ lông. Và màu vàng này ngày càng trở nên tinh khiết, ko còn bị lem và dần dần nó nhường chỗ cho những màu khác. Màu vàng có được là do trong bộ lông chim có chứa các sắc tố carotenoid (hay còn gọi là sắc tố vàng, cũng có người gọi là xanthophyll, sau này màu đỏ cũng như thế) và sự thiếu hụt các sắc tố này khiến một màu mới lại xuất hiện ở chim, đó là màu trắng. Đây là 2 màu cơ bản đầu tiên của Canary và qua 1 thời gian dài người ta cố gắng tìm kiếm những màu sắc khác nhưng chuyện đó ko hề đơn giản. Mùa vàng và trắng là 2 màu cơ bản và xuất hiện 1 cách tự nhiên trong quá trình lai chọn lọc. Trong quá trình này sẽ ko xuất hiện màu sắc nào khác, nếu muốn có những màu khác thì người ta buộc phải lai Canary với những loài chim khác nhau. Đây là cách làm rất mạo hiểm vì có tới 99% sẽ xảy ra tình trạng bất thụ. Đây là việc rất hiển nhiên vì lai như vậy là hoàn toàn phản khoa học nhưng sẽ có trường hợp thụ tinh được và khi đó sẽ xuất hiện 1 giống loài mới. Có nghĩa là 1 giống chim mới xuất hiện ko hoàn toàn là Canary nữa. Nhưng biết làm sao được khi mong muốn có được những màu sắc mới vẫn khiến người ta mạo hiểm! Chí ít cho tới thời điểm này đã có rất nhiều màu sắc được khoác trên mình giống chim “Canary” mới này. Bạn đừng buồn khi biết chim của mình ko phải là yến Canary thuần chủng có xuất xứ tại quần đảo Canary mà chỉ là yến Canary đã bị thuần hóa thành 1 giống loài khác. Về cơ bản thì nó vẫn mang những đặc điểm của Canary, vẫn là loài ăn hạt và hót rất hay nhưng nó vẫn được gọi là Canary bởi lẽ trong số 1 % ấy thì người ta sẽ cho lai ngược lại với Canary hoang dã. Theo quan điểm của cá nhân tôi thì khi lai như vậy con người đã trực tiếp can thiệp vào quá trình tiến hóa của tự nhiên phục vụ cho lợi ích riêng của con người. Tất nhiên ở ngoài thiên nhiên sẽ ko có chuyện các giống loài khác nhau tự ghép đôi với nhau, nếu có thì đó chỉ là sự vô tình và sẽ tạo ra sự đột biến ở các giống loài. Trong trường hợp Canary, con người đã can thiệp bằng nhiều cách, thậm chí can thiệp rất thô bạo chẳng hạn như thụ tinh trong ống nghiệm, lấy mẫu ADN v.v….. Đây là điều ko hay nhưng suy nghĩ sâu hơn mới thấy chúng ta ko thể bắt 1 con trâu rừng ra ruộng cày cấy giống như 1 con trâu nhà được!
Và đây là 1 số con lai giữa Canary và các loài chim khác. Nhìn chung khi cho lai họ cũng rất khôn ngoan khi lựa chọn những loài chim cũng có những đặc điểm tương tự như yến Canary để lai nhằm làm giảm tỷ lệ bất thụ ở chim con.
Để ý sẽ thấy lúc này các màu sắc của các loài chim khác nhau đã làm cho Canary trông sặc sỡ hơn. Nhìn chung chim đem lai đều thuộc họ Finch và Sparrow. Và còn rất nhiều loại con lai khác mà trong số đó có 1 loại rất nổi tiếng. Chính sự xuất hiện của loại này gây bất ngờ với nhiều người và ngay tại VN con cháu của loại này rất được ưa chuộng và được rất nhiều người chọn nuôi (sẽ đề cập đến nó trong 1 mục khác)
Khi đã xuất hiện nhiều màu sắc khác nhau thì người ta cũng đặt ra những tiêu chí, những đặc điểm để phân loại những màu sắc này vì nếu ko phân loại sẽ rất khó phân biệt và gọi tên. Ngay cả khi phân loại rồi cũng vẫn khó khăn như thường. Tóm lại việc phân loại màu sắc ko hề đơn giản nhưng trong những hiểu biết của mình và những kiến thức thu lượm được thì tôi sẽ trình bày hết những màu sắc hiện nay của Canary. Đúng là nghề chơi lắm công phu!
Đây là cách phân loại màu sắc theo tôi là khá chi tiết từ trước đến giờ. Tuy nó ko đầy đủ vì sẽ có những màu mới xuất hiện nhưng dựa vào sự phân loại này chúng ta sẽ biết sắp xếp các màu mới như thế nào cho hợp lý. Tôi sẽ liệt kê trước và sẽ giải thích kèm hình ảnh sau để tránh nhầm lẫn
LỚP I : LỚP LIPOCHROME (LỚP NỀN TRƠN)
Nhóm 1 – Red Ground Intensive
– Red Intensive
– Rubino Intensive
Nhóm 2 – Red Ground Frost
– Red Frost
– Rubino Frost
Nhóm 3 – Yellow Ground, Intensive and Frost
– Yellow Intensive
– Yellow Frost
– Lutino Intensive or Frost
Nhóm 4 – White Ground, Dominant or Recessive
– White Dominant
– White Recessive
– Albino Dominant or Recessive
Nhóm 5 – Ivories
– Red Ivory Intensive
– Red Ivory Frost
– Rubino Ivory Intensive or Frost
– Lutino Ivory Intensive or Frost
– Yellow Ivory Intensive or Frost
Nhóm 6 – Mosaic (Dimorphic) Males
– Red Mosaic
– Red Ivory Mosaic
– Rubino Mosaic
– Yellow Mosaic
– Yellow Ivory Mosaic
– Lutino Mosaic
Nhóm 7 – Mosaic (Dimorphic) Females
– Red Mosaic
– Red Ivory Mosaic
– Rubino Mosaic
– Yellow Mosaic
– Yellow Ivory Mosaic
– Lutino Mosaic
Bạn hãy kiên nhẫn. Như tôi đã nói ở trên đấy. tôi sẽ liệt kê hết 1 lần chứ ko thể 1 dòng lại kèm theo 1 hình được, làm thế thì biết chừng nào mới xong vả lại tôi biết ko phải ai cũng đủ kiên nhẫn ngồi đọc cái này, quan trọng là chúng ta hiểu cách người ta gọi tên để phân biệt các màu như thế nào. Sau này tôi cũng chỉ đưa hình đại diện của 1 vài nhóm lên thôi vì có những nhóm được đặt tên nhưng sẽ ko tồn tại vì trong quá trình lai tạo người ta đã tạo ra nó nhưng sau 1 thời gian bị mất màu nên ko thấy xuất hiện trở lại nên chỉ còn lại cái tên thôi ngược lại các nhóm phổ thông dễ lai tao nên màu ko bao giờ bị mất.
LỚP II : LỚP MELANIN (LỚP SẮC TỐ ĐEN)
Nhóm 1 – Black Red Intensive Melanin Including Ivory
– Black Red Intensive
– Black Red Ivory
Nhóm 2 – Black Red Frost Melanin Including Ivory
– Black Red Frost
– Black Red Ivory Frost
Nhóm 3 – Brown Red Melanin Including Ivory
– Brown, Red, Intensive
– Brown, Red, Frost
Nhóm 4 – Red Agate & Isabel Melanin Including Ivory
– Agate Red Intensive
– Agate Red Frost
– Agate Red Ivory, Intensive or Frost
– Isabel Red Intensive
– Isabel Red Frost
– Isabel Red Ivory Intensive or Frost
Nhóm 5 – Yellow and White
– Black Yellow Intensive
– Black Yellow Frost
– Black Yellow Ivory Intensive or Frost
– Black White Intensive
– Black White Frost
– Black White Ivory Intensive or Frost
– Brown Yellow Intensive or Frost
– Brown Yellow Ivory Intensive or Frost
– Brown White Dominant or Recessive
– Agate Yellow Dominant or Recessive
– Agate Yellow Ivory Intensive or Frost
– Agate White Dominant or Recessive
– Isabel Yellow Intensive or Frost
– Isabel White Dominant or Recessive
Nhóm 6 – Classic Melanin Mosaics (Dimorphic) Males
– Black Red Mosaic & Ivory
– Black Yellow Mosaic & Ivory
– Brown Red Mosaic & Ivory
– Brown Yellow Mosaic & Ivory
– Agate Red Mosaic & Ivory
– Agate Yellow Mosaic & Ivory
– Isabel Red Mosaic & Ivory
– Isabel Yellow Mosaic & Ivory
Nhóm 7– Classic Melanin Mosaics (Dimorphic) Females
– Black Red Mosaic & Ivory
– Black Yellow Mosaic & Ivory
– Brown Red Mosaic & Ivory
– Brown Yellow Mosaic & Ivory
– Agate Red Mosaic & Ivory
– Agate Yellow Mosaic & Ivory
– Isabel Red Mosaic & Ivory
– Isabel Yellow Mosaic & Ivory
Mình xin nhắc lại 1 lần nữa. Hãy kiên nhẫn!!
1/ Chắc bạn mới chơi yến hót phải ko? Vậy thì càng phải kiên nhẫn
2/ Mình đã nói ở trên. Trong 3 cách chơi yến hót thì cách chơi nào cũng khó, thậm chí cực khó! Tại VN phổ biến cách chơi yến màu nên mình chia sẻ cách chơi này đi từ cơ bản đến nâng cao để ai cũng theo dõi được. Có điều mình ko biết sắp xếp thế nào cho hợp lý nên…….
3/ Sẽ có giải thích những cái mà bạn gọi là hàn lâm và kèm theo hình ảnh minh họa (chỉ cần bạn kiên nhẫn)
4/ Sau khi post vài bài thì bây giờ mình biến thành “Chị” rồi cơ đấy
LỚP III: LỚP MELANIN – MÀU MỚI
Nhóm 1 – Opals
– Black Red Opal Intensive or Frost & Ivory
– Black Yellow Opal Intensive or Frost & Ivory
– Black White Opal Dominant or Recessive
– Brown Red Opal Intensive or Frost & Ivory
– Brown Yellow Opal Intensive or Frost & Ivory
– Brown White Opal Intensive or Frost & Ivory
– Agate Red Opal Intensive or Frost & Ivory
– Agate Yellow Opal Intensive or Frost & Ivory
– Agate White Dominant or Recessive
– Isabel Red Opal Intensive or Frost & Ivory
– Isabel Yellow Opal Intensive or Frost & Ivory
– Isabel White Opal Dominant or Recessive
Nhóm 2 – Inos All Ground Colors
– Red Ground Ino & Ivory
– Yellow Ground Ino & Ivory
– White Ground Ino Dominant & Recessive
Nhóm 3 – Satinettes All Ground Colors
– Red Ground Satinets & Ivory
– Yellow Ground Satinets & Ivory
– White Ground Satinets Dominant & Recessive
Nhóm 4 – Yellow and White
– Black Red Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Black Yellow Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Black White Pastel Dominant or Recessive
– Brown Red Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Brown Yellow Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Brown White Pastel Dominant or Recessive
– Agate Red Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Agate Yellow Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Agate WhitePastel Dominant or Recessive
– Isabel Red Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Isabel Yellow Pastel Intensive or Frost & Ivory
– Isabel White Pastel Dominant or Recessive
– Black Red Pastel Gray Wing Intensive or Frost & Ivory
– Black Yellow Pastel Gray Wing Intensive or Frost & Ivory
– Black White Pastel Gray Wing Dominant or Recessive
Nhóm 5 – Red & Yellow Melanin Mosaic Males and Females
– Black Pastel Red Mosaic
– Black Pastel Red Mosaic Grey wing
– Brown Pastel Red Mosaics
– Isabel Pastel Red Mosaics
– Satinet Red Mosaic
– Agate Opal Red Mosaic
– Brown Opal Red Mosaic
– Brown Yellow Mosaic
– Agate Yellow Mosaic
– Isabel Yellow Mosaic
– Satintet Yellow Mosaic
– Brown Pastel Yellow Mosaic
– Agate Pastel Yellow Mosaic
– Isabel Pastel Yellow Mosaic
– Opal yellow Mosaic
– Brown Opal Yellow Mosaic
– Agate Opal Yellow Mosaic
– Ino Red Mosaic
– Ino Yellow Mosaic
– Topaz Red Mosaic
– Topaz Yellow Mosaic
– Onyx Red Mosaic
– Onyx Yellow Mosaic
– Eumo Red Mosaic
– Eumo Yellow Mosaic
– Cobalt Red Mosaic
– Cobalt Yellow Mosaic
Nhóm 6 – Melanin New Mutation Topaz – Onyx – Eumo – Cobalt and Siskin Cross
– Topaz All Ground Color
– Onyx All Ground Color
– Eumo All Ground Color
– Cobalt All Ground Color
– Red Siskin Cross
– AOV
Dựa theo sự phân loại ở trên ta thấy tất cả các màu sắc của Canary đều phụ thuộc vào việc kiểm soát 2 yếu tố di truyền đó là Lipochrome và Melanin
– Lipochrome chỉ những yếu tố ảnh hưởng đến tất cả màu sắc nền của lông chim. Lipochrome theo đúng như tên gọi là chất dễ hòa tan trong chất béo (lipid). Sự hòa tan này làm lan rộng các loại Carotenoid khác nhau mà 2 loại carotenoid đặc trưng cho dạng Lipochrome này là màu vàng (yellow xanthophyll) và màu đỏ (red cantaxanthin). Có thể hiểu đơn giản hơn là những cá thể chim có chất màu Lipochrome có nghĩa là cá thể ấy ko hề xuất hiện các sắc tố đen trên lông, chim có chất màu Lipochrome sẽ có nền lông sáng và bắt mắt. Ngoài ra chim thuộc lớp Lipochrome có thể có 1 hoặc nhiều màu xuất hiện cùng 1 lúc và những màu này cơ bản thuộc 3 màu chính là vàng, đỏ và trắng. Mỗi màu này lại có thể kết hợp với những nhóm màu chẳng hạn như màu Ngà (Ivory) để tạo ra các màu như đỏ ngà, trắng ngà và vàng ngà…..
– Melanin thì trái ngược hoàn toàn với Lipochrome. Melanin là chất màu có chứa rất nhiều sắc tố đen và cũng như Lipochrome, Melanin cũng có 2 loại là Brown phaeo melanin và Black eumelanin. Carotenoid là chất ảnh hưởng đến sự hình thành 2 màu vàng và đỏ ở Lipochrome thì Tyrosine là chất ảnh hưởng đến quá trình oxy hóa lớp nền dưới lông chim và hình thành nên 2 màu nâu và đen sau này sẽ xuất hiện ở lông chim.
Black Eumelanin biến đổi từ màu đen sang nâu và luôn luôn được định vị xuất hiện tại phần giữa của lớp lông. Còn Brown Phaeo melanin sẽ biến đổi từ màu nâu đậm sang màu nâu sẫm (màu gỗ) và được định vị tại phần chót lông. Cả 2 yếu tố này có thể kết hợp với nhau hoặc tách rời nhau trong quá trình hòa tan Tyrosine
Thử làm ví dụ với chim Agate đỏ. Những chim đã ăn màu thì màu đỏ sẽ chỉ thể hiện ra ngoài ở phần chót lông, còn phần gốc lông thì vẫn là 1 màu đen xám xịt. Chính là do nền lông chim đã bị 1 trong 2 yếu tố Melanin chi phối và đã “oxy hóa” lớp nền lông này. Việc oxy hóa này ko làm ảnh hưởng đến việc hấp thu các chất màu nhân tạo bằng chứng là chim vẫn có lớp lông bên ngoài màu đỏ nhưng màu đỏ lúc này là đỏ thẫm. Màu đỏ này đã bị pha với màu đen. Ngược lại hãy thử bắt 1 em Hồng yến ra ngoài kiểm tra ta sẽ thấy màu nhân tạo sẽ ăn từ gốc lông cho đến chót lông. Lúc này màu đỏ là đỏ tươi. Độ đỏ của lông chim hoàn toàn phụ thuộc vào việc hòa tan của carotenid đỏ. Nếu hòa tan càng nhiều thì lông chim càng đỏ.
TÌM HIỂU CÁC NHÓM MÀU CƠ BẢN
Nhìn chung ta dễ thấy các nhóm màu ở lớp Lipochrome ko đa dạng như ở 2 lớp Melanin cơ bản và lớp Melanin màu mới. Điểm khác biệt này là do lớp Lipochrome bị giới hạn chỉ bởi 3 màu là vàng, đỏ và trắng trong khi lớp Melanin có sự hiện diện của sắc tố đen sẽ tạo ra rất nhiều nhóm màu. Ví dụ ở lớp Melanin cơ bản có các nhóm màu như nhóm màu đen (Black series), nhóm màu nâu (Brown series), nhóm Agate (Agate series), nhóm Isabel (Isabel series) còn lớp Melanin màu mới sẽ có các nhóm màu như màu lam nhạt (Pastel series), màu trắng mắt mèo (Opal series), màu vải satin (Satinette series), màu vàng trong (Topaz series ), Eumo series, Onyx series và Phaeo series.
Ở lớp Lipochrome, để phân biệt các nhóm màu thì người ta dùng các ký hiệu: J+, R+, Sc, m+ và RC. Các ký hiệu này dùng để dễ phân biệt trong qúa trình lai tạo và cũng để phân biệt các nhóm với nhau
– J+: đây là yếu tố đầu tiên trong quá trình hình thành các màu sắc ở Canary. J+ chính là màu vàng của Canary sau khi đã loại bỏ các sắc tố đen trên lông ở loài yến hoang thủy tổ. Chính nhờ yếu tố J+ này mà màu vàng của Canary sẽ dần đẹp hơn và sẽ ảnh hưởng đến độ đậm , nhạt, sáng, tối của màu vàng sau này
– R+: R là viết tắt của chữ Red. Yếu tố này sẽ giúp chuyển hóa màu đỏ của chim thành các màu như cam, đỏ cam, cam đậm hay đỏ đậm……
– Sc: yếu tố này sẽ giúp dễ dàng hòa tan các loại carotenoid, khi đó sẽ hình thành nên các màu kem ở yến vàng (vàng kem) và màu hồng ở yến đỏ (hồng tuyết)
– m+: m là viết tắt của Mosaic. Yếu tố này sẽ tạo màu đỏ ở lông chim nhưng nó sẽ ngăn chặn sự hòa tan của lipochrome ở 1 vài bộ phận trên cơ thể của chim để tạo thành những khu vực màu loang lổ
– RC: nhóm này ko ngăn chặn lipochrome mà sẽ triệt tiêu nó để ko làm xuất hiện các màu vàng và đỏ, kết quả là sẽ chỉ còn 1 màu trắng hiện diện trên lông chim. Lúc này màu trắng sẽ trở thành màu trắng trội.
CÁC NHÓM MÀU THUỘC LỚP LIPOCHROME
– Nhóm Yellow Lipochrome (vàng trơn): đây là màu đầu tiên xuất hiện trong quá trình thuần hóa loài yến hoang. Chim thuộc nhóm màu này sẽ có màu mắt đen, mũi và chân màu hồng nhạt, phần chót lông màu vàng và phần gốc lông màu trắng
– Nhóm Ivory (màu ngà): nhóm màu này xuất hiện vào những năm 60 tại châu Âu. Đây là nhóm duy nhất có sự hòa tan lipochrome ở lông tạo thành màu kem (vàng kem, trắng kem…). Cũng như nhóm màu vàng trơn, chim có màu này sẽ có mắt đen, chân và mũi hồng, gốc lông màu trắng
– Nhóm Orange – Red (đỏ – cam): xuất hiện vào khoảng cuối TK 19, nhóm màu này là sự kết hợp cùng lúc của 2 màu đỏ và vàng. Chim muốn duy trì màu sắc này sẽ phải bổ sung các màu nhân tạo hoặc tự nhiên
– Nhóm Pink Ivory (hồng ngà): xuất hiện vào những năm 60 tại châu Âu. Màu này xuất hiện khi kết hợp giữa 2 màu ngà và đỏ cam. Chim thuộc nhóm màu này có mắt đen, chân và mỏ hồng, gốc lông trắng.
– Nhóm White Dominant và White: xuất hiện tại Đức vào cuối TK 17. thật khó phân biệt giữa trắng trội và trắng thường nếu chỉ nhìn kiểu hình bên ngoài. Điểm duy nhất để phân biệt đó là trắng thường sẽ xuất hiện vài sởi lông màu vàng và cam rất nhạt ở cánh, trắng trội ko có đặc điểm này. Về sau người ta cũng dễ dàng loại bỏ các màu vàng và cam này nên cũng thật khó phân biệt chính xác 2 loại màu này
Nhân đây xin giới thiệu với bạn 1 kiểu đột biến mới của màu đỏ. Xem clip bạn để ý xem mỏ của em Hồng này có màu gì nhé.
Tương tự như Lipochrome người ta cũng dùng các ký hiệu để đánh dấu các nhóm thuộc lớp Melanin
– n+ : đây là yếu tố Black eumelanin. Biểu hiện của yếu tố này là chim có những vệt màu sọc đen ở trên lưng và ở 2 bên người. Nhờ có n+ mà màu vàng sẽ chuyển thành màu xanh lá cây, màu trắng sẽ thành xanh dương và màu đỏ sẽ chuyển sang màu đồng (bronze)
– rb: yếu tố này sẽ làm mất đi màu nâu của chim. Nhờ yếu tố này nên sẽ có sự hòa trộn giữa các màu với nhau. Sự hòa trộn giữa màu vàng và xanh lá cây, màu đồng với màu đỏ và màu trắng với màu xanh dương
– rn: đây là yếu tố làm xuất hiện màu lam nhạt (pastel). Màu đen sẽ dần biến mất kéo theo các sọc đen cũng mờ đi ở tất cả các màu sắc. Ko như 2 yếu tố n+ và rb thì yếu tố này sẽ giúp phân biệt rõ giới tính của chim dựa theo kiểu hình bên ngoài.
– so: yếu tố làm xuất hiện màu trắng mắt mèo (Opal): màu này xuất hiện khi các sắc tố đen và nâu bị nhạt màu và dần chuyển sáng màu xanh dương sáng
– ino : đây yếu tố làm lông chim xuất hiện những vết đốm trông như vảy cá. Sự xuất hiện này là do eumelanin bị mất và phaeo melanin bị chuyển hóa.
– s: yếu tố màu Satin xuất hiện cũng do sự biến mất của eumelanin và phaeomelanin nhưng khác ino là nó sẽ phân phối lớp satin này khắp cơ thể chim
CÁC NHÓM MÀU THUỘC LỚP MELANIN
– Nhóm Brown – Black (nâu – đen): xuất hiện vào cuối TK 19 tại Đức. Lông lúc này bị chi phối bởi melanin, phaeomelanin và eumelanin. Chim sẽ có màu nâu và đen ở cánh, 2 bên thân, phần vai và đuôi. Ngoài ra mắt, mũi và chân là màu đen, phần gốc lông cũng là 1 màu xám đen. Chim thuộc nhóm màu này sẽ bị “oxy hóa” nhiều nhất
– Nhóm Brown (nâu trơn): xuất hiện cùng thời điểm với nhóm màu nâu-đen. Lúc này sắc tố đen sẽ bị loãng và nhường chỗ hoàn toàn cho sắc tố nâu. Bộ lông lúc này sẽ xuất hiện những sọc nâu sẫm. Chân và mũi ko bị oxy hóa nên có màu hồng nhưng gốc lông vẫn có màu đen xám
– Nhóm Agate: xuất hiện vào đầu TK 20 tại châu Âu là kết quả của quá trình di truyền giới tính qua các thế hệ. Nhóm Agate cũng bị làm loãng các sắc tố đen và xuất hiện các đốm sọc nâu trên cơ thể. Sự làm loãng này tạo ra 1 lớp màu xám rất đẹp pha với 1 ít màu xanh dương trông giống như màu thạch mã não.
– Nhóm Isabel: xuất hiện cuối TK 19. Lông của nhóm này thực tế là màu nâu, nhưng nó đã bị pha loãng và chỉ còn lại 1 ít màu nâu melanin. Mắt của nhóm này có màu nâu, mũi và chân màu trắng hồng và gốc lông có màu xám tro.
Đây là những nhóm màu thịnh hành tại VN. Các nhóm còn lại như Satin, Opal, Pastel và đặc biệt các nhóm màu mới rất ít phổ biến vì vậy sẽ ko đề cập nhiều.
PHÂN BIỆT AGATE VÀ ISABEL
Quả thật rất khó phân biệt chính xác đâu là chim Agate và Isabel. Sự khó phân biệt là ở chỗ Agate bị loãng sắc tố màu đen (black eumelanin) trong khi Israel bị loãng sắc tố màu nâu (brown phaeo melanin). Khi bị làm loãng như thế thì thật khó phân biệt đâu là nâu và đâu là đen nữa. Chúng ta chỉ còn cách phân biệt dựa vào cảm quan thôi. Có 1 cách phân biệt nhưng độ chính xác ko cao là quan sát chân chim. Chim thuộc nhóm Isabel có chân đậm màu hơn chim nhóm Agate. Kế đến là lông, lông Isabel cũng có màu sáng hơn lông Agate. Nếu đã quan sát dựa vào lông chim thì chúng ta ko quan tâm khi đó chim Agate hay Isabel đang khoác tấm lông màu gì. Có nghĩa ta chỉ quan sát bằng cảm quan về độ sáng tối của sắc lông mà thôi. Thực ra trên thế giới người ta cũng ko phân biệt 1 cách rạch ròi chim thuộc 2 nhóm này như chúng ta. Bởi vì 2 nhóm này có sự tương đương đồng rất lớn về sắc lông nên người ta chỉ phân biệt 1 cách tương đối. Vấn đề là người chơi tại VN chúng ta đang phân biệt chim ko phải thuộc 2 nhóm này với nhau. Chúng ta đang nhầm lẫn trong việc phân biệt chim nhóm Agate với nhóm khác và chim nhóm Isabel với nhóm khác. Nhóm đó chính là BROWN – BLACK.
Trong 3 nhóm Brown-Black, Agate và Isabel thì chúng ta rất dễ phân biệt rạch ròi giữa Brown-Black và 2 nhóm còn lại. Chúng ta lại quan sát chân chim. Để ý sẽ thấy Brown-Black là nhóm duy nhất chân chim có màu đen, 2 nhóm Agate và Isabel chân màu sáng. Đặc biệt là Agate, sẽ ko có con Agate nào mà đôi chân có màu đen, nếu có thì nó thuộc nhóm Brown-Black. Isabel cũng thế, Isabel chân đậm màu hơn Agate chứ ko phải xám hơn.
Một điểm nữa là chúng ta thường hay mặc định chim Agate chỉ có màu đỏ đen còn Isabel chỉ có màu trắng bạc
PHÂN BIỆT ALBINO, LUTINO, RUBINO
Trong phần phân loại các nhóm màu ở trên chúng ta thấy có xuất hiện những khái niệm này. Vậy thì thế nào là albino, lutino và rubino? Khái niệm Albino thì chắc ai nghe qua cũng biết, hiểu theo nghĩa đơn giản albino chỉ những sinh vật bị bạch tạng. bất kỳ sinh vật nào trên trái đất cũng có những cá thể bị bạch tạng, kể cả con người. Biểu hiện chung nhất của thể albino là con ngươi có màu đỏ trong suốt. Đó là cách nói rất đơn giản mà ai nghe qua cũng hiểu, tôi ko đề cập quá nhiều về sự phức tạp của thể albino vì đúng là nó rất phức tạp không phù hợp để diễn đạt ở đây
Có người nói albino là 1 loại bệnh nhưng cũng có người nói albino ko phải là bệnh. thực ra cả 2 đều đúng. những sinh vật albino thường được xem là có cơ địa yếu hơn những sinh vật thông thường khác, chính vì yếu hơn nên nó dễ bị các loại bệnh tật tấn công hơn nhưng bên cạnh đó những sinh vật albino vẫn có thể phát triển bình thường song song với những sinh vật khác do nó vẫn có đầy đủ các cơ chế đủ sức đẩy lùi các loại bệnh tật. tất nhiên nói thế ko có nghĩa cứ để cho nó bị bệnh.
Vậy rubino và lutino là gì? thực ra xét về bản chất nó cũng chính là albino. Biểu hiện kiểu hình của rubino và lutino cho ta thấy các cá thể cũng sẽ có con ngươi màu đỏ trong suốt và có thể lan ra tròng mắt. tròng mắt ko nhất thiết phải có màu đỏ vì việc này chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát được nhưng con ngươi thì ko, bắt buộc phải là màu đỏ trong suốt. Cơ bản là thế, vậy thì tại sao ko gọi rubino và lutino chung là albino luôn mà phải tách ra cho mất công?
Chúng ta có thể tách hoặc ko tách ra cũng được nhưng đối với yến hót chúng ta có những chuẩn mực riêng và khác với các giống loài khác (chẳng hạn như cá dĩa, cá rồng…..). Đây được xem như những chuẩn mực cơ bản để giúp ta phân loại dễ dàng các màu sắc hơn vì thực ra ko phải cứ chim có mắt đỏ thì đánh đồng là albino hết. Cách hiểu này theo tôi là hạn hẹp
Thứ nhất Rubino, lutino và albino là biểu hiện của sự suy giảm các sắc tố đen (melanin) vì vậy nó đương nhiên thuộc lớp lipochrome. Thứ hai, cả 3 khái niệm này chỉ để dành phân biệt chim có hiện diện 3 màu cơ bản là vàng, đỏ và trắng. Rubino dành cho chim có nhóm màu đỏ, lutino dành cho nhóm màu vàng còn albino dành cho màu trắng. Một điểm quan trọng khác là khi nhắc tới 3 màu vàng, đỏ và trắng thì chúng ta phải hiểu ngay đó là các màu nền của lông chim, ko phải màu lông chim. các màu nền này sau này còn chi phối cả các nhóm màu như mosaic và màu ngà (Ivory).
Theo quan điểm của tôi việc phân chia này rất hợp lý vì thông qua màu đỏ (rubino) ta có thể biết các carotenoid sẽ hòa tan cùng với red cantaxanthin, màu vàng (lutino) sẽ hòa tan trong yellow xanthophyll. Việc còn lại là tìm ra cái tên thật hay để dễ phân biệt mà thôi