Yến hót là giống chim hót nổi tiếng đã được biết đến khoảng bốn trăm năm qua. Khởi đầu chúng là giống chim rừng không tên tuổi ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương, và đảo Madere và Acores của Bồ Đào Nha. Đây là giống yến xanh (toàn thân có màu lông xanh u tối nên ngay dân địa phương cũng không ưa chuộng, mặc dầu chúng có giọng hót khá hay.
Khi giống yến này được các con buôn đem về đất liền thì chúng được đa số nghệ nhân Châu Âu ái mộ ngay. Người ta thường giọng hót véo von của nó, nhưng tiếc ở bộ lông xấu xí, nên trong bốn trăm năm qua, nhiều nhà điểu học tài ba đã không ngừng lai tạo để có những giống chim có giọng hót hay hơn, và nhiều sắc lông đẹp hơn.
Ngày nay, chúng ta đã có nhiều giống Yến hót nổi tiếng như giống Malinois của Bỉ, Yến Marz, Saxon của Đức… Có thể nói, hiện nay đã có nhiều quốc gia lai tạo được cho mình nhiều giống Yến có màu lông và giọng hót khác lạ, trong đó có Đức, Anh, Pháp, Bỉ…
Riêng tại nước ta, Yến hót mới xuất hiện chỉ hơn một trăm năm nay. Khởi đầu là do một số kiều dân Pháp mang vào, rồi cho sinh sản. Từ đó người mình mới học nuôi, nhưng do giá chim quá đắt, thức ăn lại phải nhập nên lúc đầu chỉ có giới thương gia giàu có, hoặc giới luật sư, bác sĩ mới có khả năng nuôi mà thôi. Ngày nay thì Yến hót không còn là giống chim cảnh của giai cấp thượng lưu, mà đã thuộc về đại chúng: giá chim rẻ, thức ăn lại dễ kiếm, tài liệu chăn nuôi cũng dồi dào nên ai ai cũng có thể nuôi được.
Lồng nuôi Yến Hót
Muốn nuôi Yến hót, người ta dùng loại lồng kẽm (có thể đóng bằng khung gỗ với lưới kẽm mắt nhỏ), với kích thước 50 phân cho các bề cạnh ngang, sâu và cao cho mỗi cặp chim Yến đẻ.
Trong lồng phải bắc một hay hai cần cho chim đậu. Cần đậu nên bào tròn, có thể làm bằng gỗ hoặc tre, đường kính chừng một phân để vừa vặn cho bàn chân chim đậu bám chặt vào.
Trong lồng có máng ăn để đựng thức ăn cho chim ăn. Một cái đĩa nhỏ để đựng thức ăn hột cho chim ăn. Một cái đĩa nhỏ để đựng trứng luộc. Một chai nước cho chim uống. Một chiếc móc kẽm nhỏ để treo vài lá xà lách. Và một cái cóng nhỏ đựng khoáng chất cho chim ăn.
Khi chim đến thời kỳ sinh sản, mỗi lồng nên đặt một ô đẻ cho chim. Ổ chim Yến hót có thể đan bằng tre, hình thù như một cái chén lớn, bên tỏng lót sẵn cỏ khô, hoặc xơ dừa xé mịn, hay những sợi bố, miễn sao cho chim mẹ vào nằm êm là được. Kinh nghiệm cho thấy không nên làm ổ quá chật chội và nông. Nếu ổ chật chim mẹ có thể đạp chết chim sơ sinh. Nếu ổ nông (cạn), chim con có thể bò ra ngoài và rơi xuống sàn lồng.
Thức ăn của Yến Hót
Yến hót thích ăn các loại hột, chúng dùng mỏ nhằn bỏ phần vỏ và ăn phần ruột bên trong. Ta nuôi chim Yến hót bằng hột kê, hột mè và hột cải (bẹ xanh). Yến hót cũng thích thức ăn bột. Các nghệ nhân thường trộn bột bánh mì khô với lòng đỏ trứng gà gọi là Biscotte cho Yến ăn và đút mồi cho chim con.
Cũng như thức ăn hột, biscotte cũng được cho Yến hót ăn thường xuyên, nghĩa là lúc nào cũng có trong cóng để chim thích ăn lúc nào là có sẵn.
Yến hót cũng thích ăn cải xà lách: mỗi ngày chừng một vài lá là đủ. Chim đang nuôi con thì cần số lượng rau nhiều hơn.
Để bồi bổ cho chim, ta có thể cho chim ăn thêm mỗi ngày một mẫu nhỏ mỡ heo sống. Với chim ốm yếu (sau thời kỳ nuôi con) nên cho ăn vài ba giọt mật ong. Mật này có thể trộn với ít khoáng chất, hay biscotte cũng được.
– Sự sinh sản: Đến tuổi sinh sản của chim, ta có thể thả nhiều chim trống mái vào một chiếc lồng lớn, rồi để ý theo dõi hễ thấy cặp nào tự bắt cặp vói nhau thì bắt riêng ra để ghép đôi cho chúng. Chim đã tự bắt cặp thì mau đẻ. Hoặc ta bắt một trông và một mái (tất cả đang ở độ sung sức) để ghép cặp chúng lại với nhau. Cũng có thể nhốt con trống riêng một lồng, và chim mái riêng một lồng. Hai lồng để cạnh nhau, nếu chim trổng hót mà chim mải đứng yên trên cần để nghe hót, tức là chúng đã “chịu” nhau, cho ráp cặp được. Nếu trống hót mà mái cứ lo ăn uống hoặc bay nhảy tứ tung là con mái đó không chịu chim trống.
Yến hót đẻ có mùa, bắt đầu từ tháng ba tháng tư âm lịch, và đến tháng một, chạp thì chim ngưng đẻ và có triệu chứng thay lông. Chim đẻ mỗi mùa độ sáu bảy lứa, nhưng tốt nhất mỗi năm chỉ cho mỗi cặp đẻ chừng vài ba lứa mà thôi.
Mỗi lứa chim đẻ từ ba đến năm, sáu trứng, và ấp 13 ngày hoặc 14 ngày thì trứng nở. Bầy chim con đực 17 ngày tuổi thì ta đặt vào lồng một cái ổ mới để chim mẹ đẻ tiếp lứa sau (thường trứng đầu tiên của lứa sau ra đòi lúc bầy chim con lứa trước được 23 ngày tuổi). Chim trống có nhiệm vụ nuôi con, trong khi chim mẹ lo ấp trứng lứa sau.
Chim con được 1 tháng tuổi đã tự biết ăn rành, có thể bắt nuôi riêng được.
Kẻ thù của chim Yến Hót
Yến hót có cơ thể yếu đuối nên nó cần đuợc chăm sóc chu đáo. Vấn đề vệ sinh lồng nuôi phải được thực hiện từng ngày một. Những thức ăn rơi vãi xuống máng phân thường quyến rũ ruồi, muỗi, kiến, thằn lằn, gián, thậm chí cả chuột nhắt đến phá rối và giết hạn Yến lớn lẫn Yến con.
Thằn lằn và chuột phá hại trứng và giết chết Yến con. Muỗi và kiến cắn đốt yến con và chân, mắt mỏ và của Yến bố mẹ.
Khi chim con bị chết do kiến, thằn lằn hoặc chuột nhắt phá hại thì chim bố mẹ dễ bị sốt, không những bỏ lứa đó mà có thể ngưng đẻ hết mùa luôn.
Khi chim cha mẹ bị muỗi đốt hay kiến cắn ở chân, vết cắn có thể sưng vù lên khiến chim đau đớn. Nếu vết đốt hay cắn đó nằm ở ngón chân thì ngón chân có thể bị rụng, và như vậy là con chim đó mất giá trị.
Vì vậy, lồng nuôi Yến hót phải được kê trên bốn chén nước hoặc rải thuốc kiến ở bốn chân đế để trừ kiến. Vách lồng phải đóng bằng lưới muỗi để tránh muỗi đốt chim. Tối lại nên treo tấm vải mỏng ở mặt tiền lồng để ngăn muỗi không xâm nhập vào lồng được.
Kẻ thù của Yến hót còn co bọ chét và rận đỏ. Đây là loại ký sinh sống trong lớp lông vũ của chim. Ban ngày, chúng ẩn mình vào chỗ tối, và ban đêm bò ra để hút máu chim mà sống.
Bọ chét và rận đỏ cũng trú ngụ ở các kẻ hở nhỏ ở vách lồng, trong ổ chim. Chính loài ký sinh này hút máu chim con làm cho chúng suy yếu dần và chết yểu, gây ra thiệt hại trầm trọng cho giới chăn nuôi.
Bọ chét và rận đỏ đẻ trứng dọc theo lông chim, trong rơm rác của ổ chim, với sức sinh sản rất nhanh ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Vì vậy, chúng ta phải trừ tuyệt chúng bằng cách.
- Cho chim tắm vài ngày một lần vơi nước muối pha loãng (một phần ngàn).
- Xịt thuốc trừ rận mạt cho chim (trừ phần mắt và miệng). Hiện nay có thuốc Front’lin rất hiệu nghiệm.
- Cọ rửa máng phân hàng ngày.
- Thay cỏ rác trong ổ, và phơi ổ ngoài nắng trong nhiều ngày sau khi chim con đã xuống ổ.
Bệnh của chim Yến Hót
Yến hót bị rất nhiều thứ bệnh tấn công, nên nhiều người cho nó là giống chim khó nuôi. Nếu không có kinh nghiệm chăn nuôi thì mức hao hụt không phải là không đáng ngại. Yến thường mắc những chứng bệnh sau đây:
- Bệnh gan.
- Bệnh suyễn.
- Bệnh cảm.
- Bệnh thấp khớp.
- Bệnh táo bón.
- Bệnh suy nhược.
- Bệnh ghẻ.
- Bệnh vô sinh…
Đó là những bệnh quan trọng mà chim Yến hót thường mắc phải.
Chim đã bị bệnh gan thì dáng ủ rủ, biếng ăn, thân thể gầy còm và cái chết đến dần mòn. Đa số Yến hót thường mắc phải bệnh này.
Chim bị bệnh suyễn, còn gọi bệnh hen thì thường đậu một chỗ, lông mình xù lên, miệng há ra thở khó khăn, thỉnh thoảng còn vặc mỏ làm văng chút nước bọt. Bệnh suyễn là bệnh hô hấp, rất khó trị. Không nên cho chim tắm nuóc, cho chim ở vào noi ấm áp, gặp thời tiết lạnh phải sưởi âm cho chim bằng bóng điện tròn.
Chim bị bệnh cảm là do đặt lồng ở nơi có gió lùa, gió lạnh, hoặc do thời tiết thay đổi đột ngột và bất thường.
Chim bị bệnh thấp khóp thì chân đau nhức, chỉ đúng một chân trên cần, hoặc nằm mẹp xuống sàn lồng.. Do đi đứng khó khăn nên chim biếng ăn, và ốm dần.
Để tránh bệnh táo bón, ta nên cho chim ăn rau xà lách thường xuyên, và thỉnh thoảng nên cho uống vài giọt mật ong (pha loảng vào nước).
Chim bị suy nhược là do chế độ ăn uống quá kém, có thể phải nuôi nhiều chim con, hoặc có thể bị cho sinh sản nhiều lứa trong mùa… Chim suy nhược thì cơ thể gầy còm, nếu không kịp thòi bồi bổ chu đáo thì chim sẽ ôm o lần mà chết.
Bệnh ghẻ thường xảy ra ở chân và bàn chân chim do kiến hoặc muỗi gây ra, làm cho chim đau đớn, đi đứng khó khăn. Nên rửa chân chim bằng nước chanh, và xức thuốc xanh vào nhiều lần trong ngày…
Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giói đã bào chế được nhiều loại thuốc đặc trị các bệnh của chim rất hiệu nghiệm. Nước ta thì chưa thực hiện được việc này, cho nên khi gặp chim bệnh, nghệ nhân chỉ chữa cầu may theo kinh nghiệm riêng của mình. Tất nhiên, đã là cầu may thì kết quả chữa trị không được mỹ mãn lắm. Nhiều khi phải dùng thuốc đặc trị gia cầm để trị cho chim.
Sổ chăn nuôi chim Yến hót
Trí nhớ của con người dù thông minh đến đấu cũng có hạn định, không tài nào nhớ được các ngàn sự việc khác nhau một lúc, nhất là những sự việc đó xảy ra trong những mốc thời gian khác nhau.
Nuôi mội vài cặp chim đẻ thì còn có thể tỉnh táo theo dõi được, nhưng nếu nuôi hàng chục, các cặp làm sao nhớ được ngày sinh tháng nở của mỗi con? Nhất là cha mẹ nó là giống chim nào, có đặc tính ra sao, ưu khuyết điểm gì…Đó là chưa nói đến tần phải tra cứu năm bảy đời của tổ tiên ông bà của nó trước nửa…
Chính vì vậy nên nhà chăn nuôi chim Yến hót nào, dù nuôi ít hay nhiều cũng cần lập cho mình CUỐN SỔ CHĂN NUÔI trong đó ghi rõ lý lịch của mỗi con, như ngày tháng năm sinh, ký lịch rõ ràng của cha mẹ, ông bà…Tùy theo mục đích mà trình độ chăn nuôi của mỗi người mà lý lịch nầy cần ghi chép giản lược trong một vài đời hoặc tỉ mỉ hàng năm bảy đời cha ông từ trước của con từ trước của con chim.
Dù sao thì cuốn sổ chăn nuôi này là nguồn hiểu biết quí báu. là “bộ nhớ” ích lợi giúp ta biết được những đức tính của mỗi con chim ra sao.
Từ đó ta mới chọn chim tốt để ghép đôi, nắm hắt được sự sinh sản tốt xấu của chúng ra sao, như số trứng của mỗi lứa là bao nhiêu (đẻ sai và đều hay không?), số trứng có nhiều cồ hay ít? Chim con nở ra có bụ bẫm hay không? Chim cha mẹ nuôi con như thế nào?
Sự ghi chép cần phải đúng với sự thật qua kết quả thu gặt được, có như vậy mới đem lại giá trị thực dụng lớn, đem lại kết quả lớn cho việc chăn nuôi của mình sau này.
Nuôi Yến hót, giống chim cao cấp, cần phải theo dõi dòng giống để ghép đôi. Tất nhiên ta phải chọn những dòng chim cảnh tốt, có nhiều ưu điểm như giọng hót, như cá tính tốt, như vóc dáng đẹp…Chứ không thể làm cái việc hồ đồ là cứ vớ được một trống, một mái là đã côi như được một cặp!…
Mọi việc phải chú tâm theo dõi ngay từ đầu, ghi chép vào sổ chăn nuôi tỉ mỉ từng chi tiết một thì mới hiểu rõ được.
- Ngày tháng năm sinh của con chim.
- Giới tính
- Vẻ dáng bên ngoài tốt xấu ra sao
- Màu lông, màu mắt.
- Đặc tính (tốt, xấu) của chim non
- Sự liên hệ huyết thống (Cha nào? Mẹ nào?)
Như vậy, cũng chưa phải là đủ. Ta còn theo dõi (và shi chép) về những thời kỳ tăng trưởng cua con chim sau này, nhất là sự sinh sản của chúng để khi cần tra cứu sẽ có kết quả đúng đắn, không sai chạy.
Nói mội cách rõ ràng hơn, trong phần huyết thống của mỗi con chim, ta phải ghi rõ lai lịch của cha mẹ, ông bà nó thật rõ ràng, không nên bỏ sót một chi tiết quan trọng nào.
Trong phần chim non phải ghi rõ ỉý lịch, những đặc tính của nỏ trong suốt thời kỳ tăng trưởng, và ghi cả những đặc tính tốt xấu của cha mẹ chúng nữa.
Trong phần nuôi dưỡng ta nên ghi chép số liệu lai lịch của từng con chim, tình trạng sức khỏe của từng thời kỳ như thế nào, và cả sau này chúng sinh sản tốt xấu ra sao…
Việc ghi chép không cần phải cập nhật hóa từng ngày, mà có thể từng tuần một, những điều xét ra không cần thiết lắm thì ghi chép từng tháng một cũng được. Miễn sao mọi điểm chính yếu cluực nêu ra đầy đủ để sau này khi cần tra cứu được rõ ràng. Nhờ vào việc nắm vững lý lịch nên khi ghép đôi ta biết đích xác được lý lịch của chim cha mẹ để biết được điểm đặc trung của bầy chim con sau này.
Thực ra cái điểm đặc trưng đó của chim con là điều chủ nuôi nào cũng đang ao ước được có. vì vậy, khi mua một con chim Yến hót của một cơ sở chăn nuôi nào, ta phải cần biết rõ lý lịch rõ ràng của nó…
Người chăn nuôi nào, dù là nghiệp dư cũng ao ước tạo được cho mình một giống chim có cội rễ riêng hiệt, có nét đặc trưng riêng biệt. Tất nhiên, việc đó đòi hỏi nhiều công phu, nhiều cố gắng và mấi nhiều thời gian, có khi đến ba bốn chục năm trường mới đạt được ý muốn. Và, dù sao, cái việc khởi đầu cũng là việc nắm vững căn cước của từng con giống mới đuợc.
Điều mà nhiều người mong ước là cố tạo cho riêng mình một giống yến hót có màu sắc lạ, không giống như cách thức nuôi chim trắng, chim Isabelle ửng màu bạc. Đó là giống chim có những điểm đặc trưng rõ ràng mà việc phát triển đến cực độ là mục đích nhắm tới của người nuôi.
Tất nhiên, muốn gặt hái được kết quả như mình mơ ước đó thì điều bắt buộc là mình phải có những cặp chim giống dòng thật tốt có cội gốc rõ ràng.
Nên biết dáng vẻ của một con yến tùy thuộc vào sự tác động phối hợp của nhiều tác nhân, mà mỗi tác nhân lại có nhiều hiệu quả riêng biệt. Lại giữa những tác nhân, không hề có một tác nhân nào cho thứ, loại, vì mỗi thứ loại có một tác nhân riêng, lưu truyền biệt lập nhau.
Được biết, có những tác nhân về chủng loại này, mà chủng loại khác lại không có tác nhân đó.
Thí dụ tác nhân phối hợp để tạo ra Yến Norwich không giống những tác nhân của Yến Yorkshire chẳng hạn.
Do có những tác nhân biệt lập đó mà sản sinh ra được những con chim có kiểu dáng hoặc đặc tính khác nhau như: đổi chân cao thấp, nhữns kích thước của những bộ phận khác như cánh, đuối, thân mình, dáns đậu, đi, đặc điểm của sắc lông…
Tất cả những đặc điểm và sự khác nhau vừa nói đó là do ở sự hoạt động riêng lẻ của những tác nhân biệt lập.
Chúng ta phải hiểu rõ những hiện tượng này xảy ra rất tự nhiên khi cố lai tạo một con chim lý tưởng như ý mong muốn của mình. Chúng ta sẽ gặp những khó khăn, những phức tạp rắc rối khi thấy những khuyết điểm của chim được di truyền lại vào đời sau. Vì vậy, nếu mục đích để tạo giống mới cho mình, thì không cần nuôi số lượng chim nhiều. Quí hồ tinh hất quí hồ đa, điều cần là phải chọn chim có phẩm chất tốt.
Một khi mình đã biết rõ những điểm gì cấu tạo ra một con chim lý tưởng thì mình có cơ hội tiến tới mục đích mong muốn còn nếu thiếu những sự hiểu biết quan trọng và cần yếu này thì mọi việc chi… vô vọng mà thôi.
Khi đã có những đôi chim tốt thực sự trong tay, thì ta sẽ có những chim con có những đặc điểm tốt hơn cha mẹ của chúng. Cứ thế, sau nhiều lần khắc khe với chính mình trong việc tìm những chim tốt (không cùng huyết thống) để ghép đôi như vậy, cuối cùng ta sẽ thu gặt được kết quả mong đợi.
Qua những lần phối giống kỹ càng như vậy, ta sẽ có được số chim con thế hệ sau cùng với đi nhiều những khuyết điểm của chim cha mẹ, ông bà xưa kia, trái lại còn tạo được những ưu điểm về màu sắc, về hình dáng, năng lực sinh sản và những đặc tính tốt đẹp khác.
Trong trường hợp không tìm được cho mình một cặp chim hoàn toàn lý tưởng (tốt trọn đôi) thì ta có thể ghép một chim có những đặc tính tốt với một chim có một số khuyết điểm nào đó.
Dĩ nhiên theo cách này (mà một số người cũng từng thực hiện) kết quả không đưực toàn vẹn: ổ chim con lim lên sẽ co con tốt con xấu, và như vậy ta còn phải mất công loại trừ ra.
Những khuyết điểm do chim con mang dần dần sẽ mất hết trong các đời sau, nếu sự phối giống giữa các dòng này được tiếp diễn vào các lần sau nữa. Vì như ta đã biết, cả hai chim Yến cha mẹ đều góp phần tạo ra con cái của chúng. Trong lần sinh sản đầu, khuyết điểm tuy di truyền lại đã được giảm dần ơi một phần nào đó mà thôi.
Dĩ nhiên, loại bỏ những khuyết điểm của chim trong trường hợp này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm và sự trì chí của người nuôi.
Người ta còn nhận thấy ngoài tính di truyền của cội gốc tốt đẹp của chim, thức ăn cũng ảnh hưởng mạnh mẽ cho sức khỏe và sự phát triển của cơ thể chim cha mẹ, đẻ tạo ra lứa chim con mạnh khỏe sau này.
Thức ăn có nhiều chất đản bạch tinh, chất béo, chất Hydrate de carbone tạo ra nhiệt lượng, và chất muối khoáng cần thiết cho các chức mô. Ngoài ra. còn phải kẻ đến những loại Vitamine khác. Thức ăn mà tầm thường quá, thiếu thốn quá thì dù chim cha mẹ có tốt, lứa chim con cũng chẳng ra gì. Điều cơ bản đó chắc người nuôi chim nào cũng thừa biết, cũng nắm vững được.
Nhờ vào việc truy cứu lý lịch trong sổ chăn nuôi mà ta mới tạo được những giống chim có cội góc hẳn hoi theo đúng sự mong muốn, ấp ủ bấy lâu của mình. Tránh được sự đồng huyết thống nữa vẫn biết sự đồng huyết thống giữ được ưu điểm tốt như kiên định được những đặc điểm xứng ý, đạt được sự đồng dạng thuần khiết về một úp. Thế nhưng, nếu nuôi dưỡng theo cách đồng huyết thống liên tục sẽ dần đến kết quả không vừa ý như làm nhỏ vóc dáng hình thể con chim, giảm đi sự cường tráng, và mất dần đi những tính tốt khác của dòng giống, như sinh sản không ra gì, hoặc tồi tệ hơn là vô sinh nữa.
Tóm lại, nuôi chim Yến hót, dù nuôi với số lượng ít ỏi, ta cũng nên lập cho mình một cuốn sổ chăn nuôi để tiện theo dõi lý lịch của chim. Nhờ vào bản căn cước rõ ràng đó mà ta mới dễ dàng tìm ra được những cặp chim có nhửng đặc điềm ưu việt để cho giao phối với nhau.
Chim cha chim mẹ có tốt thì chim con sau này mới hy vọng thừa hưởng được những đức tính tốt do ông hà cha mẹ nó di truyền lại. Và cũng nhờ vào cuốn sổ chăn nuôi này mà ta tránh đưực sự đồng huyết thống cho chim, tránh cho chim khỏi bị thoái hóa về mọi phương diện…