Hãy làm một so sánh: 2 chú chim hót: 1 nuôi lớn trong nhà và một sống ở trong rừng. Hẳn chúng ta đoán được chú chim sống trong rừng sẽ hót hay hơn hẳn chú chim nhà. Tại sao? Vì trong tiếng hót của chim rừng, người ta còn nghe thấy hợp âm của tiếng suối chảy, tiếng lá reo, tiếng hót của những loài chim khác. Bởi vì chim rừng không chỉ có tiếng hót của riêng mình, mà chú ta còn sưu tập thêm vào bộ nhớ âm nhạc của mình âm điệu và tiết tấu nghe được từ môi trường xung quanh.
Còn những chú chim nhà, lại có thể ‘hót’ được những tiếng lạ, đặc thù của cuộc sống con người: tiếng còi xe, tiếng kẹt cửa…
Vậy có thể kết luận: vì tiếng nói của con người cũng là một dạng âm thanh, nếu chim nuôi nghe lâu, chúng cũng có khả năng bắt chước, nhại lại âm thanh đó chứ?
Shock quá!
Nếu so sánh với tiếng chuông điện thoại di dộng, thì tiếng nói của con người là dạng âm thanh đơn sắc, trong khi đó tiếng hót của loài chim, tiếng suối chảy lá reo lại thuộc dạng đa âm sắc. Do vậy mà những loài chim hót (hoạ mi, chích choè, vành khuyên, hồng tước, yến hót…) vốn dĩ có tiếng hót đa âm sẽ dễ dàng bắt chước các âm thanh đa sắc của thiên nhiên, còn các loài quạ, két, nhồng, cưỡng… do bản chất tiếng kêu của chúng không đa âm như chim hót sẽ dễ dàng bắt chước tiếng người đơn sắc hơn.
Tuy vậy vẫn có những ngoại lệ:
Tiến sĩ, nhà sinh vật học nổi tiếng về nghiên cứu Canary (yến hót) người Nga – Lukina đã từng viết về một chú yến hót trong bộ sưu tập của bà có thể nói được 8 từ , biết gọi tên chủ, biết gọi tên mình, biết kêu đói khi thấy bà mang thức ăn đến cho. Mặc dù phải công nhận là tiếng nói của chú ta nhỏ và phát âm không trọn vẹn, rõ ràng, nhưng không thể lầm lẫn với tiếng hót hay tiếng kêu thông thường, bởi chúng phát ra dưới dạng phản xạ có điều kiện: gọi tên chủ khi thấy chủ, kêu đói khi thấy thức ăn mang tới…
Ở VN, nói đến chim nói, người ta nghĩ ngay đến nhồng, cưỡng, sáo… mà quên đi mất một loài chim có thể nói rất tốt tuy tiếng hơi nhỏ, nhưng rẻ tiền, dễ nuôi và ưu điểm nhất là ăn thức ăn hạt nên phân không hôi bẩn, đó là yến phụng (vẹt Hồng kông). Một chú yến phụng nuôi từ 1-2 tháng tuổi được chăm sóc tốt và kiên nhẫn dạy nói (như dạy các loài két khác) có thể ghi nhớ được 10-15 từ – một vốn từ không nhỏ so với một chú chim nhỏ như vậy!
-Bộ chim Sẻ: gồm quạ, cưỡng, sáo, nhồng (yểng)…
-Bộ Két (Vẹt):
a/két VN bao gồm két Alexander (còn gọi là con xít), két xanh (két rừng) VN.
b/két nguồn gốc ngoại nhập đã được nuôi đẻ thành công tại VN: két Mã lai, Yến phụng (còn gọi là vẹt Hồng kông).
c/và một số loại Két ngoại nhập đắt tiền khác (mà hiện nay đã bắt đầu có ở VN: Macaw, Amazone, African Grey, Electus…).
Nguyên tắc chung dạy chim nói:
-lựa chọn chim con còn non
-dạy những từ dễ phát âm, có nhiều nguyên âm a, u, e, o và các phụ âm ít uốn lưỡi
-lặp đi lặp lại thường xuyên cho chim nghe từ muốn dạy, với nhịp độ và âm thanh đều đặn, không thay đổi.
-dạy chim từ đơn âm trước, khi chim nói thuần thục thì chuyển sang từ đa âm sau.
-khảo sát cho thấy:
.chim nhập tâm nhanh với giọng phụ nữ, giọng trẻ em hơn là với giọng đàn ông!
.ở một số loài thì chim trống dễ dạy nói hơn chim mái !
.với các loài vẹt thuần hoá, những con mang màu sắc hoang dã nói giỏi hơn những con màu sắc lai tao, vì vậy nếu muốn dạy yến phụng nói chẳng hạn, hãy chọn những con trống màu xanh lá cây.
Chúc bạn tìm được một chú chim ưng ý để dạy nói.