VẸT NÓI
Bản chất “nói” ở vẹt. Một trong những thế mạnh điển hình khi nhắc về loài vẹt .nhưng bạn đã thực sự khai thác hết được khả năng này chưa ? tôi đoán phần lớn mọi người sẽ lặp đi lặp lại một từ nào đó để chú vẹt bắt trước đó là cách thông dụng mà tôi thấy hiện nay .Liệu như vậy có tốt hay không? Con vẹt học nói và tiếp thu như thế nào ?….
Thực chất nói là 1 trong những hình thức học giọng, dùng âm thanh để giao tiếp,bắt trước âm thanh xung quanh
- Học giọng : ở tự nhiên chim non khi rời tổ và trưởng thành sẽ có hình thức học giọng – chim non học giọng hót của những con trưởng thành đồng loại
- Dùng âm thanh để giao tiếp: tiếng kêu đòi ăn của chim non giao tiếp với chim mẹ, tiếng kêu gọi để giao tiếp với với bầy đàn và đồng loại . đây là hình thức thông dụng phổ biến nhất
- Bắt trước âm thanh xung quanh : đó là lý do mà tại sao giọng chim rừng ,chim ngoài tự nhiên hót hay hơn chim nuôi từ non nhốt ở nhà bởi trong giọng hót của chúng còn pha âm thanh của núi rừng của tiếng suối ,…những âm thanh khác .Hay rõ ràng hơn là 1 số loài có khả năng bắt trước đi bắt trước giọng hót hoặc tiếng kêu của loài khác và tiếng kêu đó không nhằm mục đích giao tiếp với đồng loại , so với 2 hình thức trên thì hình thức này kém phổ biến nhất
Vậy vẹt của chúng ta học nói theo kiểu nào trong những hình thức ở trên :
- Hình thức bắt trước âm thanh xung quanh: Chúng ta sẽ thấy phần lớn chúng ta đang lặp đi lặp lại một từ để chúng bắt trước như vậy có nghĩa là con vẹt nó đang bắt trước âm thanh xung quanh mà nó nghe thấy “hình thức kém phổ biến nhất” điều đó cho chúng thấy chúng ta đang sử dụng hình thức truyền đạt âm thanh kém hiệu quả nhất .
- Hình thức dùng âm thanh để giao tiếp:Cách thức trên không phải chúng ta không biết mà chúng ta đang không biết vận dụng trong dạy nói. khi vẹt còn non mỗi khi thấy chúng ta ra chúng nhìn thấy phản ứng đầu tiên của chúng là kêu nếu chúng ta cho chúng ăn khi đó thì sau dần chúng sẽ có phản ứng dùng tiếng kêu đó để đòi ăn, nếu chúng ta không phản ứng lại tiếng kêu đó mà đợi chúng có tiếng kêu khác rồi cho ăn thì sau dần chúng sẽ dùng âm thanh khác đó để đòi ăn.
Dựa vào hình thức trên để phát huy thế mạnh thì chúng ta thấy :
- Một là khắc phục tình trạng tiếng kêu của con vẹt ồn. khi chúng ồn để đòi ăn hoặc đòi ra chơi đừng phản ứng lại bằng cách chiều chúng mà đợi tới khi chúng yên lặng hoặc có âm thanh nhỏ hơn chúng ta mới phản ứng lại thì sau thành thói quen chúng ta sẽ khắc phục được một phần nào đó la hét ở con vẹt.
- Hai là khi chúng dùng tiếng kêu để giao tiếp với chúng ta thì tại sao chúng ta không nghĩ tới việc để chúng dùng tiếng nói giao tiếp với chúng ta . và dạy nói theo cách này con vẹt của chúng ta vẫn nói mà nó còn hiểu đc những gì nó nói vì đó là ngôn ngữ giao tiếp chứ không phải như hình thức “ bắt trước âm thanh – học vẹt “ Dạy nói
Như ở trên tôi đã phân tích thì tôi sẽ hướng các bạn tới cách thức dạy nói theo hình thức dùng âm thanh để giao tiếp .Trước tiên tôi có một ví dụ:
Với bài tập dạy vẹt xoay tròn khi vẹt đã thành thao .
- Cách 1: tôi sẽ dùng khẩu lệnh “ xoay” để ra lệnh cho vẹt thực hiện
- Cách thứ : 2 tôi không ra khẩu lệnh mà tôi dùng kí hiệu xoay tròn bằng ngón tay thì giữa cách 1 và cách 2 thì vẹt tiếp nhận cách 2 tốt hơn.
Tiếp đến tôi sẽ bỏ một quãng thời gian không dạy bài xoay tròn nữa sau thời gian đó tôi sẽ thử lại với 2 cách trên tôi thấy . với khẩu lệnh dường như vẹt dễ quên và nhầm lẫn sang 1 câu lệnh khác nên khi tôi ra khẩu lệnh vẹt không hiểu hoặc sẽ là 1 khoảng thời gian để nhớ lại hoặc là nó sẽ nhầm lẫn sang một trò khác .Còn với dùng kí hiệu con vẹt nhớ và nhanh hơn
Với ví dụ trên cho chúng ta thấy con vẹt tiếp nhận bài huấn luyện đó qua thị giác tốt hơn thính giác đó cũng là lý do tại sao trẻ nhỏ thích đọc truyện tranh hơn chuyện chữ vì nó có hình ảnh dễ nhớ ,dễ hình dung , dễ liên tưởng . vậy khi tôi vừa dùng khẩu lệnh vừa dùng kí hiệu thì đồng thời con vẹt sẽ được tiếp nhận nguồn thông tin qua thị giác và thính giác Ở học nói cũng vậy ví dụ tôi dạy nói từ “ bắp ngô” tôi sẽ nói với con vẹt “ bắp ngô”(vẹt tiếp nhận thông tin đó qua thính giác) đồng thời tôi đưa bắp ngô ra trước mặt nó ( nó sẽ tiếp nhận thông tin đó qua thị giác) nếu tôi đưa bắp ngô đó cho nó cắn 1 chút ( nó sẽ tiếp nhận thông tin đó qua xúc giác) và nó ăn(nó sẽ tiếp nhận thông tin đó qua vị giác) .
Như vậy thay vì tôi nói lặp đi lặp lại 1 từ “ bắp ngô” để con vẹt học nhại theo và chỉ tiếp nhận thông tin từ thính giác thì ở đây con vẹt của tôi đã được tiếp nhận thông tin từ 4 giác quan khác nhau về một thông tin nó sẽ nhớ từ “ bắp ngô” lâu hơn, nhanh thuộc từ đó hơn.không những vậy nó còn hiểu được từ nó nói “bắp ngô” là cái thứ dài dài, to to, lại còn lắm lông râu….
HUẤN LUYỆN NÓI
Bạn đã được biết tới hình thức hỏi đáp giữa vẹt với người ? tiêu biểu là chú vẹt alex và entin họ đã làm thế nào? Đó là cái mà tôi đang nhắc ở bài viết dưới đây
Huấn luyện nói = nói + huấn luyện .
Vậy đầu tiên để huấn luyện là chú vẹt của bạn đã nói được . giả dụ tôi đã dạy được chú vẹt nói được từ “ bắp ngô” . tôi sẽ nói “bắp ngô” thông thường thì chú vẹt sẽ không nói theo ngay khi bạn nói ( và đó là lý do tại sao tôi phải đi tới bài này “huấn luyện nói “) nhưng khi ở trạng thái con vẹt đã thuộc thành thạo từ “Bắp ngô” thì khi bạn nói “ bắp ngô” có thể nó không nói theo ngay nhưng theo thói quen bạn cũng đoán được một phần là khi nào nó hay nhắc lại từ đó . Tôi sẽ đợi khi nào nó nói “ bắp ngô” tôi sẽ ngay lập tức nhại lại theo nó “ bắp ngô” rồi clicker và thưởng ( ở giai đoạn này là người bắt trước chim, nhại lại theo chim ) tiếp tục vậy và dần dần tần suất nó lặp lại từ đó càng nhanh vì dần dần nó hiểu được mỗi khi nó nói từ “ bắp ngô” nó sẽ được thưởng.
Khi đó mình sẽ chuyển qua giai đoạn làm chủ nó tức là nó nói vu vơ sẽ không được thưởng nữa. mà mình nói xong nó bắt trước theo thì click và thưởng . mình nói “ bắp ngô” và chờ 1 chút vì giai đoạn này nó đã có 1 chút nhận thức nó sẽ nói theo “ bắp ngô” bấm click và thưởng.
Như vậy là chúng ta đã thành công chỉ còn là làm nhuần nhuyễn nữa mà thôi . sau khi nhuần nhuyễn từ “ bắp ngô “ tôi sẽ ra lệnh nó liên tục 1 cách nhanh chóng để cho nó vào trạng thái trả lời nhanh quen mồm ( giống kiểu hỏi “ yêu em không – (trả lời : có)” “yêu em không – có” “yêu em không – có” “yêu em không – có” “yêu em không – có” … “ghét em không – CÓ” kiểu kiểu vậy ). Tôi sẽ nói với nó “bắp ngô – ( vẹt nói theo: bắp ngô) -click – thưởng” “bắp ngô – bắp ngô -click – thưởng” “bắp ngô – bắp ngô” “bắp ngô – bắp ngô” “bắp ngô – bắp ngô”… “cái gì dài dài, to to, lại còn lắm lông – (vẹt trả lời : bắp ngô)” ^^Như vậy là chúng ta đã biến việc nói theo từ “ bắp ngô” sang dạng huấn luyện hỏi đáp chứ không đơn thuần là nói và nhại theo lại nữa