Các bệnh thường gặp của chim yến phụng

[​IMG]
Yến phụng là một loài chim có màu sắc rất bắt mắt và cũng rất dễ nuôi nên được nhiều người trong giới chơi chim ưa chuộng. Nuôi yến phụng, bạn vừa có thể thưởng thức bằng tai khi nghe tiếng hát, lại vừa có thể thưởng thức bằng mắt khi nhìn màu sắc đẹp đẽ của yến phụng. Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, sẽ không tránh khỏi lúc chim yến phụng bị bệnh. Sau đây, chúng tôi sẽ điểm qua một số bệnh mà chim yến phụng hay gặp phải.

Bệnh sốt

– Nguyên nhân: Do Chlamydophila Psittaci gây bệnh đường phổi

– Triệu chứng: Ỉa chảy, khó thở, nôn mửa.

– Cách chữa trị: Pha nước uống hoặc trộn thức ăn ăn Tatracyline.

– Cách phòng tránh: Do dịch, nên tránh được là rất ít.

Bệnh về dạ dày

– Nguyên nhân: Do khuẩn “megabacterium” cư trú ở các tuyến trong diều chim yến phụng và làm hỏng các chức năng dạ dày.

– Triệu chứng: Chim bị gầy đi dần dần, phân thì xuất hiện những hạt không tiêu hóa được do dạ dày đã bị ảnh hưởng.

– Cách chữa trị: Cho uống Amphote’ricine B khoảng 10 ngày

– Phòng tránh: Tránh ăn thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh

Bệnh trực khuẩn

– Nguyên nhân: Do trùng Escherechia Coli gây ra và tấn công vào nhiều cơ quan nội tạng.

– Triệu chứng: Chim chán ăn, nôn ói, gầy , ỉa chảy, run rảy, cổ vẹo…

– Cách chữa trị: Dùng khánh sinh để trị bệnh

– Giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là trong mùa mưa hoặc trong thời tiết quá nắng nóng.

Bệnh nhiễm giun

– Nguyên nhân: Do giun sán, giun đũa, giun chỉ chết gây tắc ruột.

– Triệu chứng: Dù vẫn ăn uống đầy đủ nhưng chim càng ngày càng gầy đi, nôn mửa, ỉa chảy.

– Cách chữa trị: Dùng thuốc trị giun sán thích hợp. Cần để ý xem trước khi bị bệnh chim yến phụng ăn gì để dễ dàng lấy thuốc điều trị.

– Phòng tránh: Phát hiện sớm để tránh tính trạng chim bệnh quá nặng không cứu chữa được. Ngay khi phát hiện cần cho uống thuốc giun sán ngay.

[​IMG]

Bệnh lao giả

– Nguyên nhân: là vi khuẩn Yersinia psendotubescu-losis gây nên.

– Triệu chứng: Bệnh tiển triển nhanh chóng, lông xù dựng đứng lên. Chết trong vòng 3 -5 ngày nếu không phát hiện kịp thời.

– Cách chữa trị: Dùng Chloramphenicol, Micolicine.

– Cách phòng tránh: Cần phát hiện kịp thời và sớm nhất có thể vì khi bị nhiễm bệnh, nếu không được phát hiện kịp thời yến phụng sẽ chết rất nhanh so vớicác loài chim cảnhkhác.