Truyện Cười học Sinh ( Part 3 )

Phần 3 của bộ Truyện cười học sinh cực vui dành cho bạn đọc của Truyencuoiso1vn.blogspot.com . Truy cập thường xuyên blog để có những phút giây thư giãn cùng Truyện cười các bạn nhé.

Truyện Cười học Sinh ( Part 1 ) / Truyện Cười học Sinh ( Part 2 )

Truyện Cười học Sinh ( Part 3 )

Bộ xương…

Một bộ xương người rời nghĩa địa lang thang ngoài đường thì gặp một bộ xương khác bèn hỏi:

– Cậu chết năm nào vậy?

– Tớ chết đói năm Ất Dậu.

Đang nói chuyện thì có bộ xương nữa đi tới.

– Cậu chết năm nào vậy?

– Tớ chết vì thiên tai.

Ba bộ xương cùng nhau đi tiếp, được một lúc thì gặp bộ xương thứ tư.

– Trời đất! Cậu chết năm nào mà bộ dạng tả tơi vậy?

– Đừng có trù ẻo tôi – “Bộ xương” kia cáu – tôi đang sống sờ ra đấy.

– Vậy cậu làm nghề gì?

– Sinh viên năm cuối, tôi vừa đi gia sư về!

Thương binh Từ Hải

Trong giờ giảng văn ở trường Đại học Tổng hợp, giáo sư hỏi nữ sinh viên A:

– Chị hãy cho nhận xét về nhân vật Từ Hải trong truyện Kiều của Nguyễn Du?

– Thưa giáo sư. Nữ sinh viên A trả lời

– Từ Hải là một thương binh ạ!

– Sao lại thế? – Giáo sư ngạc nhiên hỏi.

– Dạ thưa… chả là Nguyễn Du viết về Từ Hải: “Một tay gầy dựng cơ đồ…”!

Từ đồng nghĩa

Tiết văn, cô giáo đang ôn tập cho cả lớp về từ đồng nghĩa.

Cô: Các em cho cô biết từ “bàn ủi” còn gọi là gì nào ?

Học sinh: Thưa cô “bàn là” ạ !

Cô: Tốt lắm, chữ “là” cũng có nghĩa là “ủi”, chẳng hạn : “Tôi là quần áo” nghĩa là “Tôi ủi quần áo”. Bây giờ em nào cho cô ví dụ khác.

Một học sinh nhanh nhẩu giơ tay và trả lời:

– Thưa cô “Mẹ em là bác sĩ” nghĩa là “Mẹ em ủi bác sĩ”.

Cô: ? ! ?

Tội lừa dối

Trong buổi thi về luật hình sự:

– Anh hãy cho biết, thế nào là sự lừa dối?

– Thưa giáo sư, điều đó sẽ xảy ra khi thầy cho tôi rớt.

– Nghĩa là sao? Hãy giải thích cụ thể?

– Theo bộ luật hình sự thì lừa dối là tội của những kẻ chuyên dựa vào việc người khác không biết nhằm gây thiệt hại cho người ta, thưa giáo sư!

Người dũng cảm nhất

Tí đi học về hỏi bố là bộ đội nghỉ phép

Tí: Bố ơi có phải bộ đội là người dũng cảm nhất không?

Bố: đúng rồi con ạ

Tí: Vậy sáng mai đi họp phụ huynh cho con nhé. Chiều nay trên lớp cô gọi con lại bảo: “Người đi họp phụ huynh cho em ngày mai phải là người dũng cảm mới dám nghe sự thật về em đấy”

Bố: ???

Chắc chắn!

Trong lớp học, cô giáo đang giảng bài.

Cô giáo: Người khôn ngoan luôn luôn biết nghi ngờ, còn kẻ ngu dốt thì lúc nào cũng tuyên bố chắc chắn.

Học sinh: Thưa cô! Cô tin chắc chứ?

Cô giáo: Chắc chắn.

Chẳng nghe thấy gì cả

Thầy giáo trẻ hỏi học sinh:

– Ai đã hái trộm táo của trường và còn làm gãy cả cành?

– (Im lặng)

– Thầy cao giọng hỏi đầy vẻ ám chỉ: Nào Peter, em có biết không?

– Thưa thầy, em ngồi ở cuối lớp nên chẳng nghe thấy thầy hỏi gì ạ.

– Em nói thế nào ấy chứ. Thôi được rồi, tôi sẽ có cách kiểm tra. Bây giờ em hãy thử hỏi tôi một câu gì đó, xem tôi có nghe rõ không?

– Vâng ạ, xin thầy hãy nói xem, hôm qua ai đã hôn chị gái em ở dưới gốc cây sồi già?

– Peter, em nói rất đúng. Thầy chẳng nghe thấy em hỏi gì cả.

Bao nhiêu cái?

Một sinh viên kiến trúc đi thi vấn đáp. Thầy giáo hỏi tất cả các câu hỏi dễ nhất rồi mà anh ta vẫn không trả lời được.

Thôi thì dù sao cũng là trò mình, thầy hỏi nốt câu cuối:

– Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

Trò ngẩng đầu lên đếm, không thiếu cái nào:

– Thưa thầy, có 4 cái!

Thầy lắc đầu rút từ trong cặp ra một cái bóng đèn và nói:

– Cậu đếm thiếu, thôi hẹn gặp lại ngày thi lại nhé!

Ðến kỳ thi lại, cũng chẳng khá hơn lần trước, sinh viên kiến trúc nọ vẫn tịt ngòi trước tất cả các câu hỏi. Thầy đành chiếu cố câu hỏi như cũ:

– Thế theo cậu thì trong phòng này có bao nhiêu cái bóng đèn?

Lần này, quả thật anh chàng rất tự tin trả lời ngay:

– Thưa thầy, có 5 cái bóng đèn!

Vị giáo sư lắc đầu:

– Cậu lại đếm sai, hôm nay tôi không mang cái nào cả nên chỉ có 4 cái thôi!

Sinh viên nọ đáp ngay:

– Nhưng mà em mang! (vừa nói vừa rút ra trong túi quần 1 cái bóng đèn).

Trà trộn vào đám đông

Một sinh viên đến muộn giờ thi viết. Sau khi cố nài nỉ ông giám thị, cậu ta được chấp nhận vào thi với lời cảnh cáo nghiêm khắc rằng sẽ không nhận bài nộp trễ sau 5 phút. Hết giờ, cậu sinh viên kia lên nộp bài chậm 15 phút và bị giám thị từ chối thẳng thừng. Cậu vẫn gan lì tiến sát đến bàn giáo viên và hỏi:

– Thầy có biết em là ai không?

– Dĩ nhiên là không.

– Chẳng nhẽ thầy không nhớ nổi cả tên em ư?

– Không biết! Và tôi cũng chẳng cần phải biết em là ai – ông thầy mỉa mai, không thèm nhìn cậu sinh viên.

– Vậy thì xin lỗi thầy nhé! – cậu ta nhanh tay nhét bài của mình vào giữa xấp bài trên bàn và biến khỏi phòng.

Logic “củ chuối”

Theo phương pháp của giáo viên tiểu học, thường rút ra bài học qua mỗi câu chuyện như: “Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu”; “Không nên tính số gà trước khi trứng nở” hay “Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ”.

Trong tiết học đầu năm, cô giáo tiểu học yêu cầu mỗi học sinh kể một chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện ấy.

Andrey là người xung phong kể đầu tiên:

– Ba em là chủ trang trại. Hàng tuần nhà em cho trứng gà vào rổ mang ra chợ bán. Một hôm chúng em bị đụng xe, trứng vỡ sạch. Bài học là: Đừng để tất cả trứng vào chung một rổ.

Đến lượt Billy:

– Cha em cũng là chủ nông trại, Một lần chúng em đặt 12 quả trứng gà vào máy ấp trứng, nhưng chỉ có 8 quả nở. Bài học là: Không nên tính số gà trước khi trứng nở.

Tức mình vì những bài học sâu sắc bị bạn biến tướng thành chuyện không đâu, Michelle kể:

– Trong chiến tranh, máy bay chở chú của em bị bắn hạ. Ông nhảy dù xuống một hòn đảo xa, trên người chỉ có một chai whisky nhỏ. Bị 12 tên địch vây bắt, ông uống hết nhẵn chai rượu rồi xông tới tiêu diệt cả 12 tên bằng tay không.

Cô giáo sốt ruột:

– Đó là câu chuyện, còn bài học là gì?

– Dạ bài học là: Chớ có đùa với chú em khi ông ấy đã uống rượu.