Thông thường những người nuôi chim hót rừng đều… ngại nuôi chim mái, trừ trường hợp những ai nuôi chim Họa Mi thi đá thì cần nuôi Mi mái để thúc cho trống hăng khi xáp trận mà thôi.
Người ta ngại nuôi chim mái vì thấy cái lợi của nó mang lại không đáng kể mà cái ‘’hại” thì nhiều.
Xin được kẻ ra những điều gọi là “hại” trước:
Nuôi một con chim Khướu mái tất nhiên phải sắm một cái lồng để nuôi. Một cái lồng, dù là lồng “chợ” tầm thường với đầy đủ cóng và bố lồng cũng tốn khoảng năm chục ngàn bạc.
Nuôi một chim Khướu mái cũng chạy ăn như một chim trống. Vì nếu để cho mái suy do thiếu ăn thì làm sao có khả năng thúc trống hót hoặc đá? Nghĩa là hằng ngày ngoài thức ăn hột ra, cũng phải cho ăn sâu tươi và cào cào.
Nuôi mái cũng phải tìm chỗ treo lồng. Với nhà cửa rộng rãi thì không nói làm gì, còn ở thành phố nhà cửa ehật hẹp tìm chỗ treo thêm một lồng chim cũng là chuyện khá… gay go. Hơn nữa, như quí vị đã biết, lồng chim mái phải treo cách xa lồng chim trống thì mới có hiệu quả tốt; con tít xa nhà ngoài con lại treo tít xa cuối nhà sau để chúng nghe thoáng tiếng của nhau thôi. Nếu nhà chật chội, chiều dài sau trước chỉ độ mươi lăm thước thì tìm chỗ treo lồng chim mái cũng… gay go thật.
Trên đây là trở ngại chính khiến hầu hết nghệ nhân nuôi chim ngại nuôi chim mái để thúc chim trống hót hoặc đá hăng hơn. Điều tạm gọi là “hại” đó thì ai cũng thấy rõ.
Thế nhưng, cái lợi do chim mái mang lại thì nhiều người vẫn chưa hiếu rõ được một cách tường tận.
Người ta vẫn nghĩ một cách đơn giản rằng: nuôi chim mái thì chim trống hăng hái lên trong một khoảng khắc nào dó mà thôi. Vì khi mái Mi xùy thì trống Mi mới hót, mà mái Mi ngưng xùy thì trống Mi cũng ngưng nghỉ luôn. Chim Khướu hay giống chim nào khác cũng vậy.
Mà nếu cái lợi chỉ có vậy, thì nuôi mái làm gì cho khổ công, cho tốn kém. Thà là đôi ba ngày, năm ba bữa, đem chim trống đi dượt tại các tụ điểm chơi chim một lần, chim trống về nhà cũng sung được vài ba ngày…
Thật ra, nếu hiểu được vai trò của chim mái đối với chim trống như vậy là hiểu một cách phiến diện, chưa đúng đắn.
Như quí vị đã biết, tiếng hót của chim trống đói với chim mái là để chòng ghẹo, tán tỉnh, ve vãn… vì vậy nó phải vận dụng tất cả những tài năng sẵn có của nó để phô diện hết ra cho chim mái phục tài mà chịu kết đôi thành vợ thành chồng với nó. Đôi khi tài chỉ có một mà nó phải cố gắng làm cho nổi bật gấp đôi, gấp ba lần hay hơn như vậy mới mong chiếm được cảm tình của người đẹp.
Đọc thêm Kỹ thuật và môi trường nuôi dưỡng cá sấu
Chim mái hầu hét là “người đẹp khó tính”, nàng chỉ chịu ghép đôi với những chàng nào có giọng hót thật tuyệl vời, hợp với ý thích của nàng mà thôi. Vì vậy hễ nghe tiếng mái kêu là con trống nào cũng cố gắng trổ hết tuyệt kỹ ra mà hót, chứ đâu hót một cách “lấy có” qua loa được! Đó là lời tỏ tình, mà lời tỏ tình nào lại không hay?
Xin lỗi, cũng như con người mình vậy, có anh chàng nào nói chuyện với người yêu mà không tìm lời nói hoa mỹ, thậm chí còn phải sửa giọng, uốn lời để tỏ ra đây là người văn minh lịch sự, có ăn học hiểu biết như ai… Mặc dầu thực tế anh chàng này chỉ là một người bình thường, thậm chí còn là dân “ăn tục nói phét nữa là đằng khác!
Con người dù mang tiếng là văn minh lịch sự, nhưng cái tài “nịnh đầm”, xin lỗi chưa chắc bằng… chim chóc ở quanh mình. Chim trống thường “khiêu vũ” quanh chim mái hàng giờ, với những bước đi khe khẽ nhịp nhàng, với động tác nhịp cánh uyển chuyển… trong khi chị mái mặt cứ bơ ra một cách dễ ghét!
Do đó, chúng tôi thiết nghĩ cần phải nuôi chim mái, để thúc cho chim trống hót căng hơn, hay hơn.
Con Khướu trống, nếu chỉ nuôi một mình nó (không có mái) không những nó chậm hót mà hót cũng không hay. Chỉ trừ trường hợp quá căng lửa nó mới trổ hết thần lực ra mà hót, nhưng thời gian này trong năm đâu được mấy tháng phù du?
Còn nếu nuôi Khướu con hay Khướu bổi, thiếu mái ro ro thì chim chậm mỏ miệng. Mà sau này có hót căng đi nữa thì giọng của nó cũng nghèo nàn âm điệu. Trừ trường hợp chủ nuôi siêng đi tập dượt lại là chuyện khác.
Nói đến chuyện lập dượt, ai cho đó là chuyện không phiền phức? Không tốn nhiều thì giờ?
Nội cái chuyện chở lồng chim đi về cũng là chuyện bực bội, nếu không có sự say mê thì không ai siêng năng làm được. Còn tốn hao thì giờ là chuyện quá rõ ràng, mất vài ba giờ trong buối sáng, cũng coi như tốn phí nửa ngày trời, gác lại một bên biết bao là việc!
Thế nhưng, con chim đi tập dượt thu lợi được những gì, liệu có bằng nhờ vào con mái mà nó tự khai tâm mở trí thêm ra không? Nếu cho con chim đi dượt mà về nhà có chim mái thúc hót thêm nữa thì chắc không có gì nâng cao hiệu quả giọng hót của chim hơn nữa…
Kỹ thuật nuôi chim mái để thúc chim trống hót hăng hơn là lồng chim mái và chim trống phải treo cách xa nhau và khuất nhau; nghĩa là chim trống mái không thấy được bóng dáng nhau, mà chỉ nghe giọng của nhau mà thôi. Chính cái việc “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình” đó mới làm cho chim trống, mái, tỏ tình qua lại những mong được gặp nhau hơn…
Đọc thêm Chơi và nuôi chim Sơn ca
Tuy nhiên, thỉnh thoảng chỉ cho trống mái gần nhau theo cách đó một đôi ngày, rồi treo lồng chim mái xa ra nơi khác, hoặc là gởi đí nơi khác, có như vậy, chúng mới không “lờn” giọng nhau. Khướu mái mà treo gần Khướu
trống nhiều ngày liên tiếp, dù không cho thấy mặt nhau, nhưng hàng ngày được nghe tiếng của nhau, mái cũng không siêng kêu ro ro, và như vậy thì không còn gây một hiệu quả gì đối với Khướu trống nữa!
Một điều quan trọng nữa mà chúng tôi xin được phép lưu ý quí vị là trong thời gian Khướu trống thay lông hoặc suy yếu, tuyệt đối không cho nó nghe giọng chim mái. Vì nó cần sự yên tĩnh tuyệt đối để nghỉ ngơi…