Cách thuần dưỡng chim khướu

Muốn thuần dưỡng chim khướu có hiệu quả phải mất rất nhiều thời gian và phải có lòng kiên nhẫn.

Cách thả khướu ra khỏi lồng mà khướu không bay

Khướu bạc má giá bao nhiêu ? Cách nuôi và cách bẫy như thế nào ?

“Chim lồng cá chậu”, nếu cá thả ra sông, hồ thì nó sẽ bơi đi, chim trong lồng cũng thế, thả thì sẽ bay về rừng. Khướu thì khác. Khướu nuôi lâu năm sẽ giống như chim con nuôi lên vậy, có nhiều con khướu nuôi lâu khi thấy chủ đi đến gần là vẫy vẫy đôi cánh, miệng kêu nhỏ như chim con đòi ăn. Có nhiều con khác thì nhảy bám vào lồng. Những con như vậy nuôi thả thì tỉ lệ thành công là rất cao. Muốn nuôi chim thả thì đầu tiên bạn phải thử “lòng trung thành” của khướu. Bạn có thể đóng hết tất cả các cửa sổ và cửa chính. Nói chung là tất cả các đường chim có thể bay ra ngoài trời, sau đó kéo cửa lồng, có thể thả ở ngoài vài con cào cào để dụ nó bay ra khỏi lồng. Và khoảng 80% khướu nuôi lâu không muốn bay ra khỏi lồng, vì thế phải nhờ đến sự can thiệp của chủ. Khi chim đã bay ra khỏi lồng rồi thì không nên chạy theo hay rượt đuổi chim, nhốt chó hay mèo lại, có thể do lần đầu nó mới ra khỏi lồng nên bay còn yếu, hoặc lười bay. Khướu sẽ tìm những nơi nào thuận tiện cho nó để đậu. Bạn có thể để cửa lồng mở, treo lồng lên. Khi đói hay khát nước thì chim sẽ bay vào lồng ăn. Cho chim bay nhảy một lúc, bạn cầm lồng tiến lại gần, để cửa lồng trước mặt chim xem chim có bay vào hay không, nếu chim bay vào là ổn. Có thể thả chim từ 2 – 3 lần trong 1 tuần, khi thả khướu thì bạn có thể cho khướu ăn cào cào, đưa tay lại gần để gãi cổ cho khướu, cho khướu ăn thêm một số loại thức ăn khác như cơm, dế… nói chung nhằm tăng mối quan hệ giữa chủ và khướu. Bạn nên dùng tay gãi nhẹ ở phần đầu và cổ của chim, khướu thích gãi nhẹ ở những chỗ đó, đặc biệt là ở đám lông hai bên má, cổ, phía dưới mỏ, và ở chỗ giữa cánh cà cổ. Không nên gãi mạnh. Làm như vậy nhiều lần. Khoảng 2 tuần sau là có thể tập cho khướu thích nghi với môi trường bên ngoài.

Nếu khướu được thả ra ngoài vườn, treo một con khướu mái gần đó, và bạn đến bên khướu trống, mỏ tiếng chim hót trong máy di động, bạn sẽ thấy con khướu của bạn hót và khẹc rất nhiều, nhảy quanh lồng khướu mái và múa như muốn thể hiện vùng đất này nó là chủ. Khi khướu thả ra khỏi lồng thì bạn nên tăng mối quan hệ giữa bạn và khướu hơn. Chỉ thả chim ra khi bạn có ở nhà, nên thả trong một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn tất cả những người nuôi khướu thường thả khướu ra sau khi nhốt khướu trong lồng tắm, vẩy cho nó một ít nước, và ở ngoài nên để một cái chậu nước nhỏ, đổ vào đó một ít nước để cho khướu tắm, chỉ thả vào những ngày nắng nhẹ và đẹp trời.

Thuần dưỡng khướu

Muốn thuần dưỡng chim khướu có hiệu quả phải mất rất nhiều thời gian và phải có lòng kiên nhẫn.

Chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh (chưa ra ràng) chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào chim bố mẹ đút móm.

Hãy làm cho chúng một chiếc tổ nhân tạo mô phỏng theo tổ thật của chúng, giữ không khí ấm nhưng thoáng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ…Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Khoảng 2 tháng, chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng. Chúng ta có thể thả như nuôi gà vịt, tối chúng biết vào lồng ngủ.

Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị tổn thương. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng hạn chế việc chim hốt hoảng. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ… áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.