Họa Mi là giống chim rừng sống rất nhiều ở Trung Quốc. Ở Việt Nam chúng sống nhiều ở các vùng phía Bắc nhất là ở Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu…Chủ yếu là vùng rừng rậm núi cao, khí hậu mát lạnh. Vì chim Họa Mi rất ưa chuộng khí hậu lạnh.
Là chim rừng nên khi bắt về Họa Mi rất nhát. Ta phải nhốt ngay vào lồng, sau đó chuẩn bị sẵn thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim, bên ngoài phủ áo kín lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh, ít người qua lại. Khi nào cóng nước và đồ ăn hết thì tiếp thêm một lượng đủ cho chim ăn trong hai ba ngày là được.
Nếu nuôi chim Họa Mi đúng phương pháp thì chỉ trong nửa năm chim sẽ dạn người. Nuôi được một tuần thấy chim bớt nhát thì hé áo lồng ra từ từ và treo chim Họa Mi ở chỗ ít người qua lại để chim quen dần.
Chim Họa Mi tắm thì bình thường, chỉ có những lần đầu tắm cho chim nên nhẹ nhàng để tránh làm chim bị hoảng sợ.
Muốn chim Họa Mi trống mau dạn, ta treo một chim mái ở cách xa đó, khuất mặt càng tốt. Khi nghe tiếng của chim mái, chim Họa Mi trống sẽ hăng lên và mau dạn người. Một chim mái có thể giúp hai, ba con chim trống tăng lửa.
+ Thức ăn cho chim Họa Mi
– Trong số các loại chim rừng thì chim Họa Mi và chim Khướu ăn thức ăn giản dị nhất. Chỉ cần gạo trộn trứng và cào cào là nó sẽ ăn được.
– Cách chế biến gạo trứng:
+ Lấy một lon sữa bò tấm đem lên chảo rang vàng, đảo đều tay. Sau đó đập khoảng bốn lòng đỏ trứng gà hay trứng vịt, trộn đều cho trứng quyện vào tấm rồi đem phơi vài giờ cho khô hoặc sấy lửa liu riu cũng được.
Thức ăn thì đổ đầy cóng, chim Họa Mi đã vào cám thì không cho ăn mồi tươi quá nhiều, cho ăn ít mồi tươi vì chim Họa Mi cần luyện ăn cám, nếu cho ăn mồi tươi nhiều sẽ dẫn đến việc chim bỏ cám, ngoài ra ăn mồi tươi nhiều chim dễ bị bệnh đường ruột, chim Họa Mi mà bị đường ruột cộng với việc không ăn cám thì chim sẽ bị suy.
Về nguyên tắc thuần chim thì chú chim Họa Mi càng bớt sợ bao nhiêu thì càng nhanh thuần bấy nhiêu.
Khi thay thức ăn và nước, dọn vệ sinh lồng, tốt nhất ta nên chuyển chim qua một chiếc lồng khác. Cho chim tắm thì phải cẩn thận ko để chim hoảng sợ, lúc chim Họa Mi qua lồng tắm chim sẽ rất đề cao cảnh giác, nếu bạn không cẩn thân, đến gần có thể chú chim sẽ bị hoảng. Nếu bạn không chắc là chim có hoảng hay không thì tốt nhất không nên cho chim Họa Mi tắm, nếu chim cần tắm thì chim sẽ tự vẩy nước trong cóng để tắm.
Chim Họa Mi ăn ít nhưng lại uống nhiều nước. ta nên theo dõi cóng nước thường xuyên, nếu thấy hết nước là châm thêm ngay vào để chim uống đủ nước, một ngày cho chim ăn một muỗng cafe nhỏ thức ăn là được. Nếu muốn chim sung thì cho chim ăn cào cào!
LỒNG CHIM VÀ CÁCH CHĂM SÓC:
– Lồng nuôi Họa Mi khoảng 60 nan là được, đường kính đáy lồng khỏang 40 phân hoặc có thể nhỏ hơn. Dùng lồng tre hoặc mây để mỗi lần tắm cho chim Họa Mi thì ta vệ sinh lồng cho nó, Ta phải cọ sạch cóng nước và quét hết rác rến dưới đấy lồng cho kỹ
– Họa Mi là loài chim ưa khí hậu lạnh nên không nên cho phơi nắng nhiều, nếu để ở nơi có nhiều gió chim Họa Mi sẽ dễ chết đột ngột, tốt nhất là tối đi ngủ nên đậy kín áo lồng lại
– Tóm lại nuôi chim Họa Mi không tốn nhiều công phu mà còn giản dị.
>>Xem thêm: Cách nhận biết và chăm sóc chim cảnh bị bệnh
Tìm hiểu về chim khướu và cách thuần dưỡng chúng
Chia sẻ cách nuôi chim khướu hót hay
Làm thế nào để biết được chim khướu ăn gì?
NUÔI HỌA MI ĐÁ:
– Nuôi Họa Mi đá công phu hơn nuôi Họa Mi hót nhiều, bản chất Họa Mi hung hăng, hiếu thắng. Muốn chọn giống chim Họa Mi đá tốt thì nên chọn giống ở Lạng Sơn, Móng Cái vì chim Họa Mi ở nơi đây rất dữ! Nên họn những con có lông màu gạch cua, chân cứng cáp móng sắc nhọn, mắt lanh, mỏ cứng.
– Sau đó nhốt chim vào lồng rộng để chim tự do bay nhảy, cầu cho chim đậu phải là cầu nhám hoặc lấy giấy nhám dán vào vì chim bám vào móng sẽ đc mài sắc. Lồng phải để ở nơi yên tĩnh để chim Họa Mi bớt hót, chim Họa Mi bớt hót thì đá mới sung.