Chim Cu Gáy Và 10+ Điều Thú Vị Không Thể Không Khám Phá

[​IMG]
Chim Cu Gáy hay chim Cu là loại chim xuất hiện nhiều nhất ở các làng quê, nhất là những nơi có nhiều đồng ruộng. Lý do đơn giản là bởi chúng cần dựa vào con người để sống, đặc biệt là người nông dân, vì thức ăn chủ yếu của Cu là những nông sản như lúa, đậu, mè,…

Tên thường gọi: Chim Cu Gáy, chim Cu, Cu Cườm, chim Cu đất,…
Tên khoa học: Streptopelia chinensis
Tên tiếng anh: Spotted Dove
Họ: Bồ câu Columbidae
Bộ: Bồ câu Columbiformes

Kích thước:Đực: cánh: 140 – 166, đuôi: 140 – 170; giò: 25 – 30; mỏ: 12 – 20mm – Cái: cánh: 140 – 160; đuôi: 135 – 170; giò: 21 – 31; mỏ 14 – 21mm..
Cân nặng: 180-200g
Thức ăn: Các loại nông sản như lúa, đậu, mè,…
Tuổi thọ: 20 tuổi

Vùng phân bố
Loài chim Cu Gáy sống chủ yếu tại các vùng nhiệt đới như:từ phía nam Asia đến Pakistan, phía đông India và Sri Lanka đến phía nam China và Southeast Asia, Việt Nam, Lào, Cambodia, Thái Lan, Philippines, Trung Quốc, Mianma, Malaysia, Xumaka và một số nước ở châu Âu, châu Mỹ.

[​IMG]

Tại Việt Nam, Cu Gáy phân bố tại hầu hếtcác tỉnh miền núi, một số tỉnh vùng đồng bằng và ven biển, các nơi không quá xa nơi trồng trọt.

Đặc điểm, hình dáng

  • Chim Cu Gáy là loài chimcỡ trung bình có trọng lượng khoảng từ 180-200g. Lông ở phần đầu, gáy và mặt bụng màu nâu nhạt hơi tím hồng; đỉnh và hai bên đầu phớt xám; cằm và họng trắng nhạt; đùi, bụng và dưới đuôi màu nhạt hơn; lông hai bên phần dưới cổ và lưng trên đen điểm tròn trắng ở mút; mặt lưng nâu, các lông có viền hung nhạt rất hẹp.
  • Lông bao phủ cánh phía trong nâu nhạt, thân lông đen nhạt; lông phía ngoài xám tro. Lông cánh nâu đen có viền xám rất hẹp. Lông đuôi giữa nâu sẫm, các lông hai bên chuyển dần sang đen với phần mút lông trắng.

[​IMG]

  • Mắt có màu nâu đỏ hoặc nâu với tròng đỏ ở trong. Mép mí mắt đỏ. Mỏ đen. Chân đỏ xám
  • Đuôi dài, phần đuôi phía dưới có phần trắng và đen
  • Thân hình màu nâu có điểm các đốm màu sậm và nhạt.
  • Đặc điểm nổi bật nhất làcổ có cườm trắng ở phía ngoài cùng của lông cổ, phía trong một chút có màu đen tuyền.

Nhận diện trống – mái
Bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt trống-mái của loài chim này, nhất là khi chúng trưởng thành; bởi cả 2 đều có lông đầu màu xám tro, gốc cổ có vòng lông đen chấm trắng. Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt giữa 2 giới tính khác nhau. Cụ thể:

[​IMG]

  • Vòng tròn của tròng đen của con trống nhỏ và sáng hơn con mái. Lông trên trán của con trống cũng sáng hơn
  • Con trống to khỏe hơn, đầu to và cục mịch hơn; còn con mái thì đầu nhỏ và tròn hơn.
  • Chân của con trống to và dài hơn. Xương dưới bụng gần phao câu hẹp hơn con mái. Ngực rộng và có xu hướng hay đậu trên những cành cây chắc chắn.

Ngoài ra, còn có một số mẹo nhận diện chim Cu tốt như:đuôi vót (tức bắp đuôi lớn, chót đuôi nhỏ); có gián cánh (tức có lông trắng ở trên một hoặc cả 2 cánh); có móng trắng hay bạch đề; chim trống có mỏ đỏ (gọi là chim sát thủ, tính dữ, rất thích hợp làm mồi đi bẫy);…

Các loại chim Cu Gáy
Hiện có 3 loại Cu Gáy phổ biến nhất, đó là:

  • Cu Cườm hay Cu Đất: loại này có cườm ở cổ rất đặc trưng
  • Cu Ngói hay Cu Lửa: có thân hình nhỏ hơn Cu Cườm, toàn thân có lông màu hung đỏ, trên cổ có một vạch đen bao quanh thay vì có cườm như loại trên đây

[​IMG]

  • Cu Xanh hay Cu rừng: chỉ sống ở rừng, toàn thân lông màu xanh lá cây, thân hình lớn bằng Cu Cườm.

[​IMG]

Ngoài ra còn có:chim Cu sen, chim Cu xanh đầu xám, chim cu xanh đuôi đen, chim cu xanh đuôi nhọn, chim cu xanh bụng trắng, chim cu xanh cổ nâu, chim cu xanh chân vàng, chim cu xanh khoang cổ, chim cu xanh mỏ gặp, chim cu xanh sáo, chim cu xanh sáo vân nam, chim cu xanh seimun, chim cu gầm gì đá, chim gầm ghì đầu hung, ….

Đừng bỏ qua: 10 loài chim lớn nhất thế giới

Thức ăn chim Cu gáy
Thức ăn chính của chim Cu Gáy làcác loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và các loại nông sản như lúa, ngô, đậu, mè, vừng, hạt kê, khoai lang, sắn,…Ngoài ra, Cu Gáy còn thích ăn quả đa. Một số loại chim cu trong tự nhiên còn ăn cảđất, đất đỏ, liếm muối, ăn côn trùng, ruồi nhặng,…

Đặc tính sinh sản

  • Chim cu gáy thường sống từng đôi, một trống một mái theo chế độ đơn thê, kén bạn tình nhưng gắn bó chung thủy.
  • Chúng đi ăn từng đàn, sinh hoạt bằng cách tha rác về làm tổ, tìm kiếm thức ăn, ấp trứng, bón thức ăn cho con giống như chim bồ câu.
  • Bắt đầu trưởng thành và sinh sản từ khoảng 5 tháng tuổi. Một cặp chim cu bố mẹ thường đẻ từ 8 đến 9 lứa/ năm, mỗi lần cho ra từ 1 đến 2 quả trứng. Trứng sẽ được chim trống và chim mái thay nhau ấp trong vòng từ 10 ngày – 2 tuần thì nở, sau đó, chim mẹ sẽ tiếp tục đẻ lứa khác.
  • Thông thường, cả chim trống và chim mái đều có nhiệm vụ cho chim con ăn bằng cách ăn thức ăn vào diều của mình rồi ợ ra trún cho chim con, chim con rúc miệng vào trong miệng chim mẹ để lấy thức ăn.

Nuôi Cu gáy đúng cách
[​IMG]

  • Nên bắt đầu nuôi chim cu gáy từ lúc bé, khi nó còn chưa biết bay và còn lông tơ hay chỉ mới mọc sơ sơ một chút lông ống. Vì như vậy, bạn sẽ dễ dàng hơn khi chăm sóc và huấn luyện chim.
  • Trường hợp không có chim mẹ hoặc chim bố, bạn có thể tự nhai gạo cho vụn, rồi kề miệng chim cu con vào miệng mình để mớm mồi cho nó. Một lưu ý nhỏ là lúc cho ăn, hãy để chim cu đậu trên mu bàn tay hoặc cánh tay của mình, tránh để trong lòng bàn tay, nếu không muốn chân chim bị nhiễm một số chất thải độc từ mồ hôi của bạn.
  • Chuồng để nuôi chim cu là loại lồng làm bằng gỗ hoặc chuồng bằng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi. Bên trong dùng rơm rạ để tạo thành ổ. Nếu nuôi chim trong lồng, cần treo lồng chim trên chỗ cao, tránh sự tiếp xúc của chó mèo, chuột và treo ở nơi ít người qua lại, có ánh sáng thoáng.
  • Cũng phải lưu ý về cách chăm sóc chim cu theo mùa: thêm nước điện giải, tắm 2 ngày 1 lần vào mùa nóng; uống thêm nước muối vào mùa đông. Ngoài ra, Cu cũng cần được nhận ánh sáng mặt trời mỗi ngày.