Kỹ thuật nuôi chim yến hót hay

Từ kinh nghiệm nuôi chim cảnh hót hay của những người dày dặn kinh nghiệm kết hợp với sách vở, bài viết dưới đây có thể giúp các bạn có thêm kiến thức về cách nuôi chim yến vừa hót hay lại vừa khỏe mạnh.
Hinh anh: Chim yen

Chim yến

1. Chọn chuồng để nuôi yến

1.1 Loại lồng nuôi chim hót

Chuồng nuôi chim yến để hót thì chọn loại lồng có kiểu dáng đẹp loại tròn hay loại vuông đều được miễn sau cho tiện dùng, dễ treo dễ di chuyển và nhất là dễ làm vệ sinh. Lồng có dường kính 30cm hay lớn hơn đều được và cao 40cm là vừa.

1.2 Loại lồng cho sinh sản

Ngoài thị trường có bán rất nhiều loại nhưng chủ yếu có hai dạng lồng là dài 0,8m ngang 0,4m và cao 0,45m ngăn làm hai và dài 1,2m ngang 0,4m cao 0,45m ngăn làm 3 ngăn.
Loại dài 0,8m ngang 0,45m cao 0,45m ngăn làm hai và dài 1,2m cao 0,45m ngang 0,45m ngăn làm 3 phần vì chọn kích thước nhỏ hơn vẫn được nhưng khi chim đẻ dược ổ 5 hay 6 con chim con thì chim bố mẹ nuôi con chật chội làm chim bồ mẹ bị hư bộ lông màu suy và ảnh hưởng đến việc sinh sản, mau tàn và đẻ không sai.
Tùy chỗ để lồng nuôi mà chọn loại cho tiện việc chăm sóc sau này tất cả loại lồng nuôi chim giống nên làm ngăn rời để tiện ghép cặp cho chim lúc cho sinh đẻ và đáy lồng cũng làm rời để tiện cho việc làm vệ sinh.
Chuồng nuôi chim phải được để nơi tránh gió lùa, và đủ ánh sáng, dễ quan sát và tiện cho làm vệ sinh, lúc lứa chim con nhiều thì rút ngăn giữa ra cho chim cha, mẹ nuôi chim con được tốt hơn.

2. Cách nuôi và chăm sóc chim con và chim hậu bị

Chim con nói ở đây là chim mới lẻ mẹ tức 30 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi.
Giai đoạn này rất quan trọng trong cuộc đời của chim nếu ta nuôi không tốt thì ảnh hưởng rất nhiều đến tiếng hót của chim trống và sinh sản của chim mái sau này, vì thế ta phải cho ăn đủ chất để chim phát triển tốt. Một số loại thức ăn cho chim như:
Bánh mì nhúng nước, trứng luộc thật chín và rau xanh, hạt kê vì chim con mới ra ổ nên chưa biết ăn bột nên ta phải tập dần dần cho chúng biết ăn bằng cách lấy lòng đỏ trứng gà luộc thật chín tán nhuyễn với bột tập cho chúng ăn. Chú ý là khi bánh mì, trứng, rau bị héo thì phải thay mới ngay vì khi bị héo thì chim không ăn hoặc chúng ăn sẽ bị bệnh đường ruột.
Khi chim được 2 tháng ta cho ăn khác.
Chim từ 2 tháng đến 5 tháng, thời gian này phải cho ăn theo chế độ chim hậu bị vì nếu ta cho ăn tốt quá thì ảnh hưởng cho sinh đẻ sau này tránh tình trạng chim bị mập sẽ dẫn đến đẻ trứng nhỏ, đẻ ít .. không chịu thay lông, chim bỏ ổ không chịu ấp trứng nên ta cho ăn như sau.
Trứng luộc cho ăn tuần lễ hai lần với 10 con ăn một trứng .
Tăng cường cho ăn hạt kê còn vỏ hay bóc vỏ, rau cải nhiều hơn, nhiều ở đây có nghĩa là cho ăn cả ngày giai đoạn này ta chia chim trông nuôi riêng mái nuôi riêng, chim trống cho ăn tốt hơn chim mái bằng cách cho ăn trứng tuần lễ ba lần và có thể cho ăn thêm hạt láng và uống thêm vitamin A, D3, E vì có cho ăn và uống như vậy sau này chim trông mới sung và đạp mái có cồ ngay từ lứa đầu.

3. Cách ghép đôi và chăm sóc chim đẻ

Chim trống thông thường để đạp mái có cồ thường chim vàng, agate, xanh, trắng vào tháng thứ 8 là có thể ghép dược riêng chim hồng yến thường thì 10 tháng mới ghép được nói chung những con trống xung mãn tiếng hót vang vội thì ghép được vì ghép sớm thường lấy được vài ổ thì con trống bị suy hay không có cồ, con mái thường thì đẻ vào tháng thứ 6 cách ghép như sau:
Cho con trống và mái định ghép ở kề bên sát nhau cách vách ngăn bên lồng con mái để ổ sẵn khi nào con mái xoáy ồ tròn (vật liệu làm tổ thường bằng dăm bào, chỉ bố hay chỉ sơ dừa và ở làm bằng tre đang hay rổ nhựa có đường kính 13 cm và sâu 10 cm) và sâu thì thả trống vào sau ba, bốn ngày thì đẻ tránh thả sớm vì ghép chim sớm con trống rượt đuổi con mái làm con máy sợ dễ đẻ trứng non vì con mái chỉ cho con trống đạp mái trước khi đẻ 3 đến 4 ngày. Hay chim mái nuôi tập thể ta để ổ đẻ vào chuồng con nào xoáy ô thì bắt ra ghép luôn, chim mái gần đẻ có hiện tượng chớp cánh và nhảy nhót lăn săn như gà tìm ổ đẻ vậy.
chim đẻ thông thường từ 2 đến 6 trứng tùy vào người nuôi trứng đầu tiên có bông nhiều và bông ít dần cho các trứng kế tiếp và trứng chót có màu xanh không có bông. Vì chim yến ấp thường thì nở vào ngày 12 hay 13 tùy theo thời tiết nóng hay lạnh cho nên ta khi chim đẻ ta lượm trứng ra cho nó ấp trứng giả khi nào nó đẻ trứng chót cho vào ấp một lượt và nở một lượt thì chim con sẽ lớn đều nhau.

Chăm sóc chim con mới nở

Chim con mới nở ta cần cho chim mẹ ăn đầy đủ để chim con ăn tốt thì chim con mau lớn và khỏe mạnh muốn vậy cho ăn như sau: bánh mì không đường nhúng nước, trứng gà luộc thật chín và cải thìa hay xà lách. Ba thứ này không thể thiếu và cách vài giờ phải xem thức ăn có bị chua và cải có héo không nếu bị chua và héo thì phải thay ngay vì chim mẹ không cho con ăn thức ăn có mùi còn như chim mẹ cho con ăn nó bị đường ruột dẫn đến chim con bị đèo hay ỉa chảy mà chết. Khi chim con được 15 ngày tuổi thì phải để thêm ổ mới vào nếu không chim mẹ sẽ bức lông chim con làm ổ, thường thì chim mẹ có thể đẻ lứa kế tiếp sau ngày 15, chim mẹ vừa đẻ lại và vừa nuôi con lúc này ta theo dõi khi chim con biết mổ tự ăn được là ta lẻ bầy thường sau 30 ngày tuổi. Chú ý khi bắt chim con ra nên thả chung với vài con lớn để nó dạy cho chim con biết chỗ ăn cũng như uống nước cần chú ý vì chim con mới lẻ bầy dễ bị chết vì ăn uống không được và chăm sóc như ở phần 2.

4. Công thức phối trộn thức ăn và kinh nghiệm chọn chim

4.1 Phối trộn thức ăn

Với kinh nghiệm chia sẻ của những người nuôi chim cảnh Việt Nam kết hợp với sách vở, những chuyên ra đã rút ra đa số người nuôi chim ở Việt Nam cho chim ăn với chế độ ăn đơn giản, không đủ chất trong khi ngoài thiên nhiên có chế độ đa dạng. Dưới đây là chế độ ăn bạn nên tham khảo đối với loài chim yến. Chim yến hót hay còn được gọi là Canary có nhiều người sử dụng chim yến là loài nuôi chim cảnh làm giàutuy nhiên để chúng sống lâu mà vẫn hót được hay thì cần chế độ thật đảm bảo.
Thức ăn hạt: đa dạng, sử dụng tất cả các loại hạt nhỏ vừa miệng chim mà VN có thể tìm được.
Công thức thông thường:
50% kê (bao gồm tất cả các loại kê vỏ vàng, kê vỏ đỏ, kê vỏ trắng với số lượng bằng nhau hoặc nhiều kê vàng, nhiều kê đỏ hơn tuỳ mùa), 20% hạt yến mạch, 20% hạt cải xanh, 10% hạt mè (hạt vừng) gồm 5% mè ðen+5% mè vàng. Có thể cho thêm hoặc thay vào kê một chút thóc (lúa) loại hạt nhỏ, vỏ mềm, hoặc hạt hướng dương nhỏ.Trong trường hợp khó tìm hạt yến mạch, có thể thay thế bằng hạt xà-lách. Mỗi chú chim kích thước bình thường ăn khoảng 1-1.5 muỗng canh hạt hỗn hợp/ngày. Nếu chuồng nhỏ, chật chội, nên hạn chế số lượng hạt mè, hướng dương, vì ăn nhiều mà ít hoạt động chim sẽ béo phì. Nếu chuồng rộng rãi, chim bay nhảy thoải mái, thì có thể tăng lượng hạt béo lên.
Thức ăn mềm gồm:
Bánh mì khô (loại nhạt hoặc có chút bơ) bóp nhuyễn hay nghiền nát thành bột bánh mì.
Trứng gà luộc chín từ 15-20 phút, để từ từ cho trứng nguội. Không nên dùng nước lạnh để làm trứng nguội ngay, sẽ thay ðổi một số thành phần trong trứng, chim ăn khó tiêu. Sử dụng cả lòng đỏ, lòng trắng, dùng cái dĩa nghiền trứng thật nhỏ.
Cà-rốt tươi rửa sạch, băm hoặc xay nhuyễn.
Trộn tất cả 3 thành phần trên vào nhau, tạo ra một hỗn hợp thức ăn mềm không quá dính tay. Chim ăn sẽ rất ngon miệng. Mỗi ngày hoặc cách ngày cho chim ăn một lần theo khẩu phần 1 muỗng cà-phê/1 con. Nếu chim ăn không hết thì cuối ngày cần vứt bỏ thức ăn mềm đi, vì qua ngày chúng sẽ bị lên men.
Hinh anh: Hinh anh chim yen

Hình ảnh chim yến
Ðể khỏi mất thời gian chuẩn bị, bột bánh mì có thể làm sẵn một vài kí cất nơi khô ráo, cà-rốt xay nhuyễn cất vào lọ thuỷ tinh sạch để trong tủ lạnh được 1 tuần-10 ngày, trứng luộc sẵn vài quả để tủ lạnh. Khi cần chỉ việc lấy ra trộn vào là xong.
Rau xanh: Rau xà-lách là loại rau thường được sử dụng cho chim cảnh ăn, trên thực tế các bạn có thể sử dụng gần như tất cả các loại rau xanh thông thường khác: cải xanh, cải thảo, bắp cải, rau dền, rau muống… miễn là rau được rửa sạch sẽ, vẩy khô. Chỉ lưu ý tránh không cho chim ăn các loại rau có nhiều dầu, có mùi hoặc nhiều nhớt như mùng tơi, rau đay…
Ngoài ra, một trong những món khoái khẩu của chim là mầm hạt, bạn có thể gieo hạt kê, lúa, yến mạnh, thậm chí cả đậu xanh, đậu đen… trên cát sạch, đất ẩm cho nẩy mầm khoảng 5-10 cm, lấy ra rửa rạch cho chim ăn, sẽ cung cấp lượng vitamin và khoáng chất tuyệt vời cho chim.
Ðủ đủ chín cũng là nguồn cung cấp carotine rất tốt (như cà-rốt), giúp cho bộ lông chim rực rỡ.

4.2 Kinh nghiệm chọn chim yến

4.2.1 Cách xem màu sắc của yến
Đối với màu sắc của yến thì mỗi người có một sở thích, do đó nên chọn theo màu sắc mà mình thích. Thích thuần màu hay thích chim vân là tùy vào sở thích của mỗi người. Nhưng không nên chọn chim lem Phải chú ý chim thuần màu thì phần lông cứng (cánh, đuôi) không nên mua chim có sợi màu trắng (đối với hoàng, thanh, agat, isabel…), có thể xem phần lông mặt dưới đuôi phía hậu môn để biết độ thuần của màu lông. Ngoài ra, tỷ lệ chim con lem của những con bạch, hoàng, hồng thuần màu nhưng chân + mỏ bị đen khá cao thế nên phải xem xét trước khi mua. Một số người chấp nhận mua những con chim đẹp giá cao nhưng mua về 1 thời gian thì thấy lông cánh hoặc đuôi mọc ra sợi lông trắng, mất giá trị thẩm mỹ, đấy là do người bán đã nhổ sợi lông trắng đi trước khi bán.
4.2.2 Quan sát cử động
Những người nuôi chim cảnh Hà Nội cho biết chim yến khỏe là con chim khi ở trong lồng thường nhảy nhót, cử động linh hoạt, thần thái tự nhiên, không ủ rũ.
4.2.3 Quan sát lông vũ
Lông ôm sát người đồng thời có độ bóng là chim khỏe mạnh. Con chim nào lông xù xù không bóng thường là chim già hoặc chim bệnh.
4.2.4 Quan sát mắt
Đối với chim khỏe mạnh thì hai mắt luôn mở to, nhìn vào thấy linh hoạt có thần, nhìn thấy tay người để sát lồng liền bay đi chỗ khác. Nếu phản ứng chậm hoặc không nhìn thấy thường là do bị cận thị hoặc mắt bị đục.
4.2.5 Kiểm tra dinh dưỡng
Với những người nuôi chim cảnh làm giàu cho biết khi cầm chim trên tay có cảm giác chắc tay, có độ nặng, vùng vẫy có lực tức là chim khỏe mạnh. Dùng miệng thổi phần ngực để quan sát, nếu da căng, màu đỏ hoặc xen lẫn những vạch mỡ vàng tức là chim được nuôi tốt, đầy đủ dinh dưỡng. Ngược lại nếu da nhăn nheo không căng, thường là chim nuôi kém. Nếu bụng chỉ có một màu vàng thì do con chim quá béo, tích mỡ lại. Cả hai loại này đều không nên mua.
4.2.6 Nghe hót
Khi chọn mua chim đực, nên nhẫn nại ngồi quan sát một lúc nghe xem giọng hót của nó ra sao. Hơi có dài không? Hót được mấy giọng? …
4.2.7 Quan sát tổng thể
Ngoại hình phải gọn gàng, dáng đứng thẳng, bám cầu chắc chắn. Thông thường chim đực có bề ngoài to, dài hơn chim mái. Quan sát xem hai chân có tật lỗi gì không.
Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích trong việc nuôi chim yến hót, chúc bạn thành công!