1. Cách chọn chim cu gáy ghép đẻ và cách chăm sóc.
Chọn chim gáy ghép đẻ:
Màu sắc: Chọn được loại mã ngỗng, mã sáng, bất đắc dĩ mới dùng loại mã sẻ
Vóc dáng: Ngực nở, chân mảnh, thấp; mắt to, lồi; tiếng chim gáy phải to, pha thổ là tốt hơn.
Chim trống: Yêu cầu chim trống phải ở thời kỳ khoẻ nhất, gáy sung nhất, biết xa cầu máy cánh, biết gáy dụ mái…
Chim mái: Yêu cầu ở thời kỳ sung sức, gáy rất nhiều,thúc nhiều, gù như gáy trống, có hiện tượng theo trống.
Ngoài ra còn tùy thuộc vào mục đích của người muốn ghép đẻ.
Thí dụ: Ta đang có con mồi hay nhưng sợ rủi ro tai nạn làm mất đi dòng chim hay,cũng có thể ghép chung vơi mái tốt cho ra vài lứa con duy trì nòi giống.
Hoặc ghép cu gáy rừng với cu gáy mầu cho ra dòng sản phẩm gáy mầu,gáy cảnh.
Chọn hai con cu gáy đối nhau: dù để ở đâu nghe tiếng gáy của nhau đều gáy đối, gáy gọi, gáy dỗ, có biểu hiện theo nhau (như đi tìm hiểu). Khi ta để hai lồng gần nhau thì chim đực xa cầu máy cánh, chim mái ở lồng bên men đến rỉa mỏ đó là động tác ưng thuận có thể ghép được.
Trước khi đẻ chim mái rất hăng vì tức trứng và gáy gọi chim trống. Ta treo hai lồng gần nhau, một thời gian làm quen thấy quyến luyến nhau ta thả chim mái vào lồng đẻ trước,treo lồng chim trống vào trong lồng đẻ để chúng có thời gian làm quen sâu hơn. Lồng đẻ phải thoáng, tĩnh, nhưng phải gần người, tránh gió mùa đông, tránh nắng hướng tây, có mái che nắng mưa, tránh các công trình chăn nuôi khác, kích cỡ lồng 1,5m × 2m × 2m.( Nếu điều kiện hạn chế cũng có thể làm lồng đẻ có kích thước nhỏ hơn cũng được) Dưới nền trải cát phẳng, trong chuồng đặt cây tươi có cành bò ngang, hoặc cây khô cũng được để chim đậu, tiện bay nhảy lên xuống. Chuẩn bị ổ: đan rổ bằng tre, phải thưa thoáng. Hoặc dùng rổ bằng nhựa có bán sẵn trên thị trường.
Chú ý: Nuôi chim gáy đẻ không phải dễ, ổ phải đặt nơi kín đáo, không để lộ thiên, không được che bớt ánh sáng mặt trời ban ngày và ánh điện ban đêm. Tránh tiếng động làm chim sợ. Khi chim ấp, tránh người đi qua lại. Không được sờ tay lên trứng làm mất dấu ổ hoặc chuyển ổ chỗ khác. Đôi khi trống mái hay xung đột quậy phá để chim ấp không yên tâm, trứng sẽ bị ung, chim bỏ ấp là hỏng.
Chế độ dinh dưỡng cho cu gáy đẻ:
Thức ăn chính là thóc và cám gà con.trong cám gà con có đủ các chất cần thiết đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cho cu gáy đẻ và gáy non đồng thời thuận tiện cho việc chim bố mẹ phải nghiền thức ăn tạo thành chất dịch sữa mớm cho gáy non.
Chim đẻ từ hai đến ba ngày được hai trứng, ấp trong mười hai đến mười lăm ngày là nở hết. Chu kỳ chim đẻ từ ba mươi lăm đến bốn mươi hai ngày một lứa
Chăm sóc gáy non:
Chim non nở từ 4 – 5 ngày thì kiểm tra ổ xem có sâu bọ dưới đáy ổ không, nếu có thì khắc phục ngay. Nếu sau này muốn luyện chim non lớn lên để làm chim mồi thì cứ để chúng sống tự nhiên cùng chim bố mẹ để chim bố mẹ mớm thức ăn cho đến khi chim bố mẹ đẻ lứa tiếp theo thì tách chim non ra lồng khác.
Nếu sau này muốn huấn luyện chim non thành gáy khách thì Gáy non được mười ngày ta bắt ra nuôi bộ để quen với người. Cho gáy non ăn cám gà con bằng cách bỏ cám vào bịch nilon trộn nước vào để cám ở dạng lỏng rồi đút cho chim non và cho uống nước sạch, thiếu nước chim sẽ yếu dần và lử đi, khi chim non biết mổ, ngày cho ăn thêm một lần, cần để gáy con tự mổ thức ăn, thường uyên kiểm tra khi nào ăn mạnh thì không phải bón nữa.
Ghép cu gáy đẻ
Để ghép thành công một đôi cu gáy đẻ ngoài việc lựa chọn con giống,chất giọng, chủng loại,mầu sắc….đã nói ở trên. hôm nay đưa ra những cách ghép có tính nhanh nhất,hiệu quả nhất để anh em tham khảo.
Giai đoạn thăm dò,tỏ tình.
Để ghép một cặp chim cu gáy sau khi xác định chính xác trống mái xong chỉ cần treo áp sát hai cái lồng nuôi trống, mái để chúng luôn nhìn thấy nhau thậm chí có thể thò đầu qua mổ nhau,đập cánh đe nẹt nhau, nhưng cũng chỉ ở giới hạn nhất định nếu con nào cảm thấy yếu cơ hơn thì chúng tự biết nép sát sang phía an toàn hơn.
Làm như vậy để ta bớt đi thời gian theo dõi,ngó chừng xem chúng làm gì như thế nào? Trong khi công việc thì cứ bù đầu ra.
Giai đoạn chín mùi yêu đương.
Cứ như thế ít hôm, khi nào thấy chúng có biểu hiện hòa bình,đứng sát vào nhau,thò mỏ qua âu yếm rỉa lông cho nhau thế là ổn.
Sau giai đoạn này ta thả chúng vô lồng đẻ cùng một lượt là ok ngay. Lúc này ta sẽ thấy hiệu quả của thời điểm tỏ tình.
Giai đoạn tỏ tình
Đây là giai đoạn chín mùi:
Thời điểm chín mùi nêu trên mới bước qua giai đoạn thứ nhất,lúc đầu ta tưởng rằng như vậy đã thành công,nhưng chưa đâu các bác ạ đừng vội mừng. Vì sau giai đoạn kết hôn cặp vợ chồng mới có chịu hợp tác xây dựng túp lều lý tưởng,đồng cam cộng khổ sinh con đẻ cái hay không mới yên tâm.
Để tạo điều kiện cho chúng xây tổ ấm ta kiếm điểm thuận lợi đặt một cái rổ nhựa vào. Chỉ cần bỏ ít rác vào rổ,một ít thả xuống đáy chuồng tự nhiên không cần bện tổ chắc chắn vì bản chất cu gáy rất lười biếng,sơ sài trong việc xây dựng nhà.
Sau đó cứ thuận theo tự nhiên để chúng nêu cao tính hợp tác.
Như thế này mới đảm bảo chắc chắn cặp cu gáy ghép đôi đã thành công.
Nếu chỉ một trong hai con cần cù tha rác xây dựng tổ thì chưa đảm bảo đã thành công,cuhobo đã từng gặp qua vài trường hợp tương tự. Có đạp mái,đẻ trứng,ấp…nhưng đa phần một con ấp nhiệt tình,con còn lại sẽ lơ là hoặc lúc ấp lúc không,chỉ sau 5 đến 7 ngày là chúng bỏ trứng.
Cu gáy ghép đẻ (tt)
Sau giai đoạn xây tổ ấm chỉ vài hôm là con mái sẽ căng lửa nằm trong tổ thúc suốt ngày,sau bao nhiêu ngày chờ đợi thì đây là cơ hội tốt nhất để anh trống hoàn thành nhiệm vụ duy trì nòi giống.
Không phải đợi lâu chỉ sang ngày hôm sau là quả trứng thứ nhất sẽ xuất hiện trong ổ. Tùy theo con mái quả trứng thứ hai sẽ xuất hiện cách đó một ngày hoặc có thể là hai ngày sau,thậm chí có con đến ngày thứ 3 mới đẻ quả thứ hai.
Đây là kết quả.(rác bỏ vô chuồng khá nhiều,nhưng chúng chỉ chọn có nhiêu đó để làm nhà).
Click to view full size
Trong lúc con mái đang ấp thì con trống làm nhiệm vụ canh gác.
Click to view full size
Trước đây cuhobo có nghe nói con trống sẽ ấp buổi chiều,con mái ấp buổi sáng nhưng khi nuôi cùng lúc nhiều cặp thì phát hiện ra điều đó không đúng. Mỗi cặp sẽ có thời gian thay ca khác nhau mà qua theo dõi thì ảnh hưởng khá nhiều bởi con trống,con trống tốt thì vừa siêng ấp và thay ca rất đúng giờ,đến ca con mái mà mái không chịu ấp là chim trống gù ép đuổi con mái vào ấp.
Hai cặp ghép cùng lúc nhưng một cặp con mái ấp buổi sáng,cặp kia lại là con trống ấp buổi sáng.
Thay ca.Đến giờ thay ca chim trống sẽ vào ổ đuổi mái ra để mình vào ấp.