Suy nghĩ về chào mào bổi

Chim khi mới bắt về nhà, chúng còn lạ lẫm với mọi điều xung quanh từ không gian sống,tiếng ồn ào,người nuôi,thức ăn…

Nhưng dù cho cuộc sống của chúng đã thay đổi hoàn toàn, chúng vẫn học hỏi từ cách sống trong môi trường chật hẹp từ cuộc sống bay nhảy sang cầm tù, cách thích nghi với loại cám mới, học cách tắm hay thích nghi với tiếng nói của con người,tiếng xe cộ qua lại mà trước đây chúng rất ít khi nghe.Từ 1 thủ lĩnh ở chốn núi rừng thành con cờ trong tay chủ.

Chúng học hỏi không ngừng, để dần thích nghi với cuộc sống mới, không phải ngày 1 ngày 2, mà là năm này qua năm khác.

Tôi là một chú chào mào non. Cha mẹ tôi sinh tôi ra ở một khóm tre đầu làng. ( Vì có chiếc mào dựng đứng ở trên đầu, nên chúng tôi có tên gọi như vậy). Cha tôi có được chất giọng bay bổng, cao vút, vang xa. Tiếng hót như tiếng chuông ngân. Khi gặp kẻ khác đến tranh giành lãnh thổ, cha tôi dùng tiếng ‘‘ché’’ để quát, đuổi những kẻ khác đến tranh giành thức ăn.

Trước khi xây nhà làm tổ, cha tôi đã mất rất nhiều công sức, thời gian để tìm cho mình một chiếc tổ gần những nơi có trái cây quanh năm để tiện cho việc kiếm thức ăn sau này. Gần tổ của chúng tôi có một số loài chim khác như : Chim Hoành hoạch, vành khuyên, sẻ đá sống ở những bụi chuối, cây nhãn, cây ổi…

Khi chúng tôi đến khu vườn này, số lượng chim đến đây còn khá thưa thớt. Vì vậy lượng quả chín này có thể dùng quanh năm, không phải lo đến việc kiếm thức ăn hàng ngày. Những quả trâm, quả dâu da, quả ổi mọc trĩu quả nhưng cha tôi vẫn thường khuyên với mọi người: ‘‘chúng ta phải tiết kiệm, ăn quả nào thì ăn hết chứ đừng để lãng phí, nếu chúng ta không hoang phí thì lượng quả này có thể dùng quanh năm’’. Tất cả mọi ngưười đều đồng ý với ý kiến của cha tôi, vì vậy mọi người lựa những quả chín ăn trước, những quả xanh thì để đến khi chín mới ăn. Lượng quả chín trong vườn vì vậy mà còn rất nhiều.

Ở vườn bên cạnh, do các loài chim dùng trái quả lãng phí nên lượng quả trong vườn của họ cạn kiệt dần. Họ phải đi sang vườn bên cạnh kiếm thức ăn. Như mọi sáng, cha tôi cùng mọi người đến ăn và đem thức ăn về tổ. Mọi ngưười vừa hái những quả chín, vừa vui vẻ hót ca líu lót thì thấy lũ lượt các anh chim vườn bên cạnh đến lấy quả. Họ gặp chúng tôi và nói: ‘‘ Khu vườn chúng tôi ở, giờ không còn quả nào, lượng quả thưa thớt nên việc kiếm ăn gặp khó khăn, chúng tôi đến để xin ít quả về cho gia đình mình’’. Cha tôi và mọi người vui vẻ nói: ‘‘ Mời mọi người cứ tự nhiên, nhưng xin mọi người lưu ý, ăn quả nào thì ăn hết, đừng để lãng phí’’. Những loài chim này ậm ừ cho qua chuyện. Nhưng do quen tính hoang phí, hàng ngày mọi người đến lấy quả chín, họ nếm quả nào ngon thì ăn, quả nào không ngon thì đem vứt bỏ. Ban đầu cha tôi và mọi người nhắc khéo: ‘‘ Nếu các bác mà ăn lãng phí như vậy thì khu vườn này sớm muộn cũng lại giống khu vườn của các bác, lúc ấy tất cả chúng ta chẳng còn quả để ăn đâu’’. Mọi người lúc này có vẻ không bằng lòng với cha tôi. Họ bảo: ‘‘ Lúc khó khăn chúng tôi mới đến xin ít quả về cho gia đình chứ’’ rồi bỏ đi. Ngày hôm sau họ lại đến, vẫn chứng nào tật ấy lại ăn những quả ngon, quả không ngon thì bỏ đi. Khu vườn trái quả nhiều là thế nhưng do các loài chim vườn bên cạnh đến lấy thức ăn hoang phí nên lượng quả chín cũng không còn nhiều, bởi những quả xanh chưa kịp chín đã bị bọn họ hái mà không ăn. Cha tôi thấy vậy mới bàn với mọi ngưưuời: ‘‘ ngày mai chúng ta sẽ đuổi tất cả những người khách này đi ra khỏi khu vườn’’. Mọi người nhất loạt đồng ý.

Sáng hôm sau, theo thói quen, mọi người lại kéo tới. Lúc này cha tôi cùng những người hàng xóm cất tiếng hót xua đuổi những vị khách này đi. Những vị khách này thấy mình cũng có lỗi nên bỏ đi nơi khác kiếm thức ăn. Cha tôi nghĩ bụng: ‘‘Với tính cách sống hoang phí như vậy thì đi xin ăn ở đâu cũng bị nguười ta đuổi mà thôi’’ Chỉ duy nhất có anh chào mào là không chịu rời đi. Anh nói : ‘‘Trái quả là của chung, tôi không đi đâu hết ’’. Khu vườn này giờ là của tôi. Cha tôi ngạc nhiên trưước sự ngang ngược, trắng trợn của anh. Cha tôi nói: ‘‘ Khu vườn này là do chúng tôi đến đây trước, anh hãy trở về khu vườn của anh đi’’ Anh chào mào nhất mực không chịu đi, anh nói: ‘‘chiến thắng dành cho kẻ mạnh, kẻ nào thua thì đi chỗ khác kiếm ăn’’ Loài chim chúng tôi là thế, khi có được lãnh thổ mà không có bản lĩnh thì không dễ gì bảo vệ được lãnh thổ của mình. Vì vậy loài chim chúng tôi phải rèn luyện thân thể: Chuyền cành, bay nhảy để có được sự nhanh nhẹn, khoẻ mạnh của đôi chân, tập luyện để có giọng hót to, vang xa. Để có được tiếng hót hay là cả một quá trình học hỏi, rèn luyện. Những chú chim hót to, vang, hót được nhiều giọng là những chú chim siêng năng luyện tập võ nghệ cùng luyện tiếng hót. Tiếng hót thể hiện được bản lĩnh của loài chim.

Cha tôi nói: ‘‘ Được, ngày mai chúng ta sẽ thi đấu, kẻ nào thua sẽ phải chuyển đi nơi khác’’ trước khi đi anh còn trêu tức cha tôi, ăn một quả ổi và vứt đi cả chùm dâu da chín đỏ rồi mới chịu bay đi.

Cha tôi nói với mọi ngưười : ‘‘ Chúng ta làm đúng thì không phải sợ gì cả. Khu vườn trên là của chúng ta, chúng ta phải giữ những gì thuộc về chúng ta, nếu nhượng bộ sẽ bị chiếm mất lãnh thổ, mà kẻ thua cuộc thì đi đến đâu cũng bị xua đuổi, sẽ phải đi tìm trái quả ở những nơi khác ’’. Mẹ tôi rất lo lắng bởi ở khu vườn anh chào mào ở và những khu vườn bên cạnh ai cũng phải nhượng bộ bởi tính hống hách, ngang ngược, không biết điều của anh.

Hôm sau đúng hẹn, cha tôi bay lên cành ổi đợi anh chào mào. Anh xuất hiện trong tư thế thật hống hách. Anh giang cánh, xòe đuôi thể hiện sự dũng mãnh. Sau đó anh bay đến cây ổi nơi cha tôi đậu. Hai bên bắt đầu trổ tài thi đấu. Cha tôi và anh cất tiếng hót, biểu diễn tất cả những giọng hót đã tập luyện hàng ngày. Tiếng hót của anh vang xa ra khắp khu vườn, cha tôi cũng không vừa, cha tôi rít lên những tiếng chói tai, cha tôi do siêng tập luyện nên tiếng đanh và chắc. Hai bên thi đấu hết tất cả giọng của loài chim, từ giọng trầm bỗng chuyển sang bổng, những tiếng ‘‘ché’’ dùng để lấn át, dọa nạt đối phuương được hai bên trổ tài nhưng vẫn không phân thua thắng bại. Hai bên cùng giang cánh, xòe đuôi để thu phục đối phương. Gần nửa ngày mà không bên nào chịu bên nào. Lúc này, cả hai bên lao vào đánh nhau. Anh chào mào dùng mỏ quặp chặt lấy cổ cha tôi, cha tôi lách đầu, dùng mỏ mổ tới tấp lên đầu anh chào mào. Anh cũng không vừa, mặc dù bị đau nhưng anh vẫn cố tránh né và dùng chân đá cha tôi, cả hai đều bị rơi xuống đất đau điếng. Vừa rơi xuống chưa kịp hết đau hai bên lại nhảy vào đánh nhau. Tất cả những món đòn như: khoá cánh, dùng cánh để tát đối phương, né đòn được hai bên sử dụng triệt để nhưng vẫn không phân thua thắng bại. Hai bên đánh nhau, dùng tất cả những gì đã tập luyện để hạ gục đối phương. Nhân lúc anh bị mổ tới tấp vào đầu, chưa kịp phản đòn, cha tôi dùng mỏ quặp chặt đầu anh và đè đầu anh xuống giữ không cho anh đứng dậy được. Anh vùng được dậy và mổ trả lại cha tôi. Cha tôi vít đầu anh và đá liên tiếp vào mặt, vào ức, khiến anh đau quá lúc này mới chịu thua và vội vàng bay đi. Mọi người vui mừng khôn xiết, họ hái rất nhiều quả chín để chúc mừng vì đã xua đuổi kẻ không mời mà đến này. Cha tôi đau và mệt nhưng vẫn không quên nhắc nhở mọi ngưưuời: ‘‘ tiết kiệm là một việc nên làm, đừng để hoang phí thức ăn’’ . Vườn cây lại yên bình như xưa, không còn kẻ đến phá phách nữa.

Tưởng mọi việc diễn ra suôn sẻ. Nào ngờ mấy hôm sau, gia đình bác nông dân chuẩn bị dựng nhà. Họ bàn nhau phá bỏ một phần khu vườn trên để xây nhà. Tất cả loài chim xung quanh khu vườn đều lo lắng, bởi nếu họ dựng nhà thì tất cả sẽ phải tìm khu vườn khác để dựng tổ. Sáng hôm sau, cha mẹ tôi đi tìm chỗ ở mới, gia đình bác nông dân bắt đầu đốn các cây trong khu vườn. Những cây ổi, cây nhãn, cây tre đều bị đốn. Bác nhìn thấy tổ của gia đình tôi. Bác bắt tôi vào trong một cái lồng bẫy. Lồng bẫy được thiết kế rất tỉ mỉ, ở dưới nhốt chim mồi, ở trên là hai lồng bẫy. Nếu không cẩn thận sẽ bị sa vào bẫy, không có cách nào thoát khỏi. Vì tôi còn non chưa đủ lông cánh nên không thể bay được nên đành chịu để bác bắt. Lúc ấy cha tôi vừa kịp bay về, cha tôi từ trên nóc nhà nhìn xuống thấy con mình đang kêu thảm thiết nhưng không biết làm cách nào để cứu lấy con mình. Bác treo tôi lên một cành cây gần đó để dụ cha mẹ tôi vào lồng bẫy. Bác biết khi con bị nguy hiểm, cha mẹ sẽ tìm mọi cách để cứu con, bất chấp mọi nguy hiểm đến tính mạng. Đến trưa nhân lúc mọi người nghỉ ngơi, cha mẹ tôi bàn cách cứu con của mình. Tôi lo sợ kêu khóc gọi cha mẹ. Vì thương con, không suy nghĩ, từ trên nóc nhà cha tôi xà xuống lồng cứu tôi, liền chạm phải lồng bẫy, giãy giụa không tài nào thoát ra được. Thấy vậy mẹ tôi cũng lao xuống để cứu chồng, không may cạnh đó cũng còn một cái bẫy nữa, cánh của mẹ tôi vuướng phải bẫy, vậy là cả nhà tôi đều dính bẫy của bác nông dân. Lúc này bác nông dân chạy ra và nói với mấy anh thợ: ‘’Cả gia đình chào mào sa lưới rồi’’. Bác vừa nói vừa gỡ cha mẹ tôi và cho vào hai lồng bẫy khác. Chúng tôi trở thành tù nhân bị giam trong lồng bẫy. Bác bắt đầu cho gia đình tôi ăn. Vì từ sáng tới giờ chưa được cha mẹ cho ăn gì nên tôi đói đã ăn hết thức ăn bác cho, cha mẹ tôi thì buồn, ủ rũ. Cha mẹ tôi bỏ ăn. Rồi vì sinh tồn, hai hôm sau cha mẹ tôi mới ăn. Cha tôi chẹp miệng nói: ‘‘ Thôi đành phải sống trong cảnh giam cầm, bù lại không phải lo đến miếng cơm, miếng nước, họa cũng là may, chỉ có điều là không được tự do mà thôi, đợi khi có cơ hội chúng ta sẽ trốn ra khỏi đây’’ Giờ đây chúng tôi đã trở thành tay sai cho bác nông dân. Hàng ngày bác cho chúng tôi ăn, uống tử tế, bù lại chúng tôi phải là những con chim mồi để dụ những con chim chào mào quanh đó sa bẫy. Những ngày tiếp theo, rất nhiều anh chào mào bị sa lưới bởi có chúng tôi làm chim mồi. Số lượng lồng ngày càng nhiều. Giờ ngoài gia đình tôi còn có nhiều gia đình chào mào khác. Không biết mọi người vui hay buồn nữa. Hàng sáng bác cho tất cả chúng tôi ăn, uống, ai cũng ăn hết khẩu phần của mình. Một thời gian sau cha tôi thấy việc làm của mình khiến mọi ngưười cũng cùng số phận như ông. Ông nói với mọi người: ‘‘ Vì tôi mà mọi người bị giam ở đây, tôi thật có lỗi với mọi người’’ Tưởng mọi người sẽ trách mắng cha tôi nhưng mọi người đồng thanh nói: ‘‘ Chúng tôi phải cảm ơn gia đình bác mới đúng, không có bác chúng tôi không biết phải kiếm ăn sao nữa, trái quả giờ chẳng còn là mấy, quả thì ít mà số lượng người ăn trái quả thì nhiều. Giờ chúng tôi không phải lo toan đến cuộc sống mưu sinh nữa. Có tự do mà không có cái ăn thì cũng không thể sống được’’. Cha tôi nghe vậy càng buồn hơn bởi họ chỉ nghĩ đến cái ăn mà thôi, tự do họ không coi trọng?

Những ngày tiếp theo cảnh tù túng khiến cha tôi chẳng thiết ăn uống. Cha tôi nói với mẹ con tôi: ‘‘ tôi sống quen tự do rồi, giờ sống cảnh tù đày, tôi không thể sống đưược, không có tự do thì sống phỏng có ích gì’’ và cha tôi cắn lưỡi chết. Sự việc diễn ra chóng vánh khiến mẹ tôi không kịp suy nghĩ, bà cũng cắn lưỡi chết cùng chồng. Hôm sau bác nông dân thấy vậy nói với mọi ngưười: ‘‘ Chắc chim bố mẹ quen sống tự do không quen cảnh tù túng’’. Bác vừa nói vừa đi ra thả hết tất cả những lồng bác bẫy được. Từng con chim được bác thả ra khỏi lồng. Còn lại một mình tôi bác không thả bởi tôi còn non, chưa đủ lông, đủ cánh, chưa thể tự kiếm ăn được nên bác giữ tôi lại để nuôi. Hàng ngày bác cho tôi ăn uống, chăm sóc tôi như chuộc lại nỗi lỗi lầm khi bắt chúng tôi. Theo thời gian tôi lớn lên rất nhanh. Tôi mọc đủ lông, đủ cánh. Ngực tôi nở nang, tôi bắt đầu biết cất tiếng hót. Để không phụ lòng bác đã chăm bẵm tôi, hàng sáng tôi cố gắng luyện tập giọng hót của mình. Do sống trong cảnh ‘‘chim lồng cá chậu’’ nên tôi không có cảm giác tù túng, mất tự do. Tôi chỉ thấy cô đơn khi nghĩ về cha mẹ mà thôi. Một ngày kia bác nông dân cho tôi ăn và nói : ‘‘ chim ơi, mày đã đủ lông, đủ cánh. Tao thả mày về với tự nhiên”. Bác mở lồng để tôi bay đi. Tôi lưỡng lự một hồi không đi. Bác thò tay vào lồng bắt tôi và nói: ‘‘Không biết mày có quen với môi trường tự nhiên không, nếu không kiếm được thức ăn thì quay về lồng tao cho mày ăn’’ Vừa nói bác vừa tung tôi bay lên trời. Tôi liền bay vút lên không trung và đậu lên một cành cây, nhìn xuống nơi bác đang ngước nhìn tôi, tôi cảm thấy tự do thật là tuyệt vời, từ trên cao nhìn xuống, có thể bao quát tất cả cảnh vật xung quanh.