Thường thì trong các loài chim thú, xét về vóc dáng bên ngoài, giống đực bao giờ cũng mạnh mẽ và tốt đẹp hơn giống cái. Như gà trống có bộ lông mã và cái mồng tươi đẹp hơn gà mái. Như con chim Trĩ trống trên mình có bộ lông sặc sỡ, trong khi trĩ mái lại mang bộ lông giản dị quê mùa của con gà mái tre. Con Chích Chòe Than, Lửa, chim trống bao giờ cũng có bộ lông tươi đẹp hơn chim mái… Đó là chưa nói đến thân mình giống đực thường lớn hơn giống cái, chỉ nhìn sơ qua cũng đủ thấy rõ…
Điều dễ phân hiệt hơn nữa là tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của con đực hao giờ cũng có khác với con cái. Chẳng hạn như giống chim Chích Chòe Than, trống và mái đều biết hót, nhưng giọng hót của con chim trống hay hơn, dài hơi hơn, trong khi chim mái thì hót nho nhỏ vừa đủ nghe, hơn nữa nó chỉ hót lặp đi lặp lại một giọng, và giọng ngắn ngủn… như giọng chim con mới tập hót lần đầu.
Khướu bạc má
Tóm lại, để phân biệt giới tính của một giống chim nào ta phải xét qua vóc dáng, sắc lông, tiếng kêu hay giọng hót của chúng mới xét đoán đúng được. Thật ra, giữa giới tính đực, cái đều có một hay vài điểm dị biệt nào đó, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên ta mới dễ lầm lẫn mà thôi.
Chẳng hạn như con chim Yến phụng, nếu chi nhìn vào vóc dáng, sắc lông, điệu bộ, kể cả tiếng kêu, ta thấy chim trống mái không khác gì nhau. Thế nhưng, nó vẫn có điểm dị biệt bên cạnh vô số những điểm tương đồng: đó là cục thịt đóng trên mũi của nó, Với chim có lông xanh (xanh lục, xanh nước biển, xanh đọt chuối, màu két, màu tím) Thì mũi chim trống màu xanh, cùn mũi chim mái màu trắng. Còn với chim vàng hay trắng (vàng tuyền, vàng bông, trắng tuyền, trắng bông) thì cục thịt trên mũi Yến Phụng trống màu hồng, còn mũi chim mái vẫn màu trắng…
Về chim hót thì ngoài vóc dáng, sắc lông, điệu bộ ra, ta nên chú trọng đến tiếng kêu, giọng hót của chúng.
Nhưng, không phải giống chim nào cũng giống như giống chim nào, đó là điều ta nên lưu ý. Thí dụ:
Chích Chòe Than trong cũng như mái đều hót.
Chích Chòe Lửa cũng vậy.
Họa Mi thì chim trống hót hay, nhưng chim mái chỉ biết “xũy” tức kêu sè sè, chứ không hề biết hót.
Khướu trống thì hót hay, nhưng Khướu mái thì chỉ biết kêu ro ro…
Với chim Khướu, dù là Khướu Mun hay Khướu Bạc Má, nếu chỉ nhìn sơ qua vóc dáng bên ngoài thì khó phân biệt con nào là chim trống, con nào là chim mái được. Nếu chờ mua về một thời gian để phái hiện con nào hót, con nào ro ro thì có khi mất tiền oan uổng vì như quí vị đã biết giá tiền mua một Khướu trống thường đắt gấp ba bốn lần chim Khướu mái!
Khướu trống
Tuy vậy, vẫn có cách nhìn sơ qua mà vẫn phân biệt được Khướu trống, Khướu mái một cách chính xác. Đó là cách quan sát chùm lông ở trên mũi của chúng:
Khướu trống, chùm lông mũi này lớn và mọc dài nên nhô cao lên.
Khướu mái thì chùm lông mũi nhỏ hơn, và lông ngắn hơn nên thấp lè lè.
Ngoài ra còn có cách khác để phân biệt Khướu trống mái, là quan sát kỹ vệt lông đen ở đuôi mắt của Khướu:
Khướu trống, vệt lông đen này lớn bản, về phía cuối hơi nhọn.
Khướu mái, vệt lông đen này nhỏ bản hơn, có vẻ sắc nét hơn, về phía cuối không nhọn mà thẳng góc.
Muốn quan sát kỹ vệt lông đen này, quí vị cần phải bắt Khướu cầm chặt ở tay, còn tay kia vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt thì mới nhìn rõ được phần cuối của vệt lông đen đó là nhọn hay vuông góc. Quan sát Khướu Mun thì dễ, nhưng với Khướu Bạc Má thì phải chịu khó vạch phần lông trắng ở má sang một hên thì mới dễ dàng thấy được vệt lông đen hiện ra.
Có người còn quan sát phần yếm đen ở cổ và ngực Khướu, nhưng điều này chúng tôi cho là không mấy chính xác bằng hai cách trên, nhất là quan sát chùm lông mũi, đáng tin cậy nhất.
Về cách phân biệt chim trống mái, và cách chọn lựa con chim có vóc dáng tốt mà nuôi, những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề khuyên chúng ta nên quan sát thật nhanh thì mới có thể phát giác ra được những nét tốt mà mình thấy được ở con chim. Tức là phải nhìn một cách toàn diện, chứ đừng kỹ lưỡng quan sát từng phần một. Vì nếu cứ nhởn nha quan sát, hoặc cố tình lại gần mà quan sát kỹ thì thế nào cũng bị… hoa mắt, không còn giúp ta phân hiệt được gì…
Đó là điều con chim khác với con chó. Ở con chó, càng nhìn lâu càng nhận ra được đâu là nét tốt để chọn nuôi. Còn ở con chim, có lẽ nó thường hay nhảy loạn xạ trong lồng nên dễ làm rối mắt, không cho phép ta quan sát được kỹ hơn. Và nếu trường hợp này xảy ra, thì tốt hơn hết ta nên… bỏ đi đâu đó một lúc rồi sau đó quay lại quan sát tiếp, hy vọng đạt được kết quả mong muốn hơn.
Với Khướu, chim mái rất mau miệng, dù là mái bồi, chỉ nuôi độ một buổi, lâu lắm là một ngày, mái sẽ mở miệng kêu ro ro. Ngược lại, Khướu trống bổi có khi phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót.
Khổ nổi, chim Khướu trống bổi trong những ngày đầu nhốt trong lồng chật chội, do chưa thích hợp với môi trường sống mới, do tâm trí nó còn hoang mang sợ sệt, nên nhiều con trống cũng kêu ro ro như Khướu mái.
Tuy nhiên, người có kinh nghiệm vẫn phân biệt được ngay: tiếng kêu ro ro của chim mái vừa to vừa rõ, lại thưa ra. Còn tiếng ro ro vì sợ của chim trống vừa nhỏ lại nhặt, có khi liên hồi như đang run sợ vậy…
Dù sao thì chúng tôi cũng xin có lời khuyên đối với quí vị nào chưa rành rẽ trong việc phân biệt trống mái, mà lỡ mua Khướu bổi về nuôi, cứ nên bình tĩnh nuôi trong vài tuần để biết đích xác đâu là trống mái. Tốt hơn là nhờ những nghệ nhân có kinh nghiệm về Khướu chọn lựa hộ cho.