các sách tiếng Anh nên có trong tủ sách của con bạn


ảnh bạn Bư làm mặt … ba bị.

Đến thời điểm hiện tại (post được update ngày 27/4/2016), mình đã mua và tham khảo kha khá các sách truyện tiếng Anh xuất bản tại Anh và Mỹ. Đây là sách dành cho độc giả là các bé bản ngữ luôn, chứ không đơn thuần là sách để học tiếng Anh.

Tại sao mua sách dành cho các bé bản ngữ?

Trên thực tế, trẻ em Việt Nam hay Mỹ hay bất kì nước nào, khi đang ở giai đoạn học nói (và cả trước đó), không phân biết ngoại ngữ hay tiếng mẹ đẻ, và đều tiếp thu các ngôn ngữ như nhau.

Những sách này dành cho các bé bản ngữ có nội dung không mang tính giản lược thái quá, hình vẽ rất đẹp và hấp dẫn. Khó có bé nào lại không thích.  Các bé 4-10 tuổi khi được mình dùng các quyển này để dạy tiếng trên lớp cũng rất say mê xem sách và lắng nghe.

Sách dành cho người bản ngữ là cách tốt nhất để trau dồi tiếng Anh cho các bé, bên cạnh cách học chính hiệu quả nhất là được nói chuyện hàng ngày với người lớn có tiếng Anh tốt. Các sách không do tác giả bản ngữ viết có khả năng mắc lỗi, thiết kế sách không đạt yêu cầu, thiên về cách dạy cho NGƯỜI LỚN, chủ yếu tập trung vào từ vựng.
Nếu chỉ học “a car”, “a dog”, “a table”,… thì trẻ cũng chỉ có thể nói được những từ đó, chứ không thể nói thành câu để giao tiếp. (Tương tự với các flashcard – có những quảng cáo bán flashcard nói rằng con bạn có thể nói tiếng Anh vanh vách sau khi học xong vài bộ flashcard trước 6 tuổi. Điều này là KHÔNG THỂ nếu không có người lớn nói chuyện với trẻ hàng ngày bằng tiếng Anh.)

Đến thời điểm mình edit post này, bé nhà mình đã 4 tuổi, và đã sử dụng được rất nhiều cấu trúc câu và từ vựng CHỈ xuất hiện trong sách, hoặc CHỈ CÓ THỂ hiểu được qua sách. Sách cho các bé bản ngữ có tranh vẽ rõ ràng, không thừa chi tiết, thể hiện được hầu như toàn bộ nội dung lời. Khi các bé được học qua sách từ sách trình độ bắt đầu và dần dần nâng cao, việc học thành công hoàn toàn không khó như người lớn thường nghĩ. Và những bố mẹ có vốn tiếng Anh tốt nhưng không nhiều có thể học cùng con luôn! Sự thật là mình cũng đã học được rất nhiều.

Sách cho bé 0 – 3 tuổi:



Trình độ bắt đầu:

  • Go away, Big Green monster – tác giả: Ed Emberly.
  • The very hungry caterpillar – tác giả: Eric Carle.
  • My very first library – Eric Carle.
  • Dear Zoo – tác giả: Rod Campbell.
  • Moo Baa La La La – tác giả: Sandra Boynton. 
  • Happy hippo, angry duck – tác giả: Sandra Boynton. 
  • Opposites – tác giả: Sandra Boynton.
  • I love you through and through – Bernadette Rossetti Shustak and Caroline Jayne Church.
  • A book of sleep – II Sung Na.
  • Where is baby – Karen Katz.
  • The game of the finger worms – Herve Tullet.
  • Very first book of things to spot (nhà xuất bản Usborne)
Trình độ cao hơn: (thích hợp với các bé ít nhất là 2 tuổi trở lên)
  • Night time (NXB Usborne)
  • The farm (Usborne)
  • Usborne Lift-the-flap colours (Usborne)

3 tuổi – 5 tuổi:


Các sách mang tính chất giới thiệu thông tin của NXB Usborne:

  • Questions and answers.
  • Questions and answers about your body.
  • Trucks and Diggers.
  • Look inside space.
  • Look inside things that go.
  • Look inside science.


Một số sách khác:

  • The counting book – Kelly Caswell. (từ vựng cơ bản, số 1-5, đếm)
  • Mix it up – Herve Tullet. (màu sắc, nguyên tắc pha màu cơ bản, và các động từ cơ bản)
  • Press here – Herve Tullet. (các động từ cơ bản)
  • Each peach pear plum – Allan Ahlberg and Janet Ahlberg. (truyện đơn giản, tìm-kiếm người/ đồ vật trong tranh)
  • Are you my mother? – P.D. Eastman. (truyện đơn giản)
  • The paper bag princess – Robert Munsch. (truyện)
  • các truyện về Peppa Pig. (truyện)
  • Cornelius – Leo Lionni. (truyện)
  • The giving tree – Shel Silverstein. (truyện)
  • If you give a mouse a cookie – Laura Numeroff. (truyện)
  • If you give a cat a cupcake – Laura Numberoff. (truyện)
  • I want my hat back – Jon Klassen. (truyện)
  • Countablock – Christopher Franceschelli. (dạy số 1-100, đếm)
  • What do you do with an idea – Yamada. (truyện)

Ngoài ra, bạn có thể tìm thêm nhiều sách khác của cùng các tác giả ở trên.

Lưu ý

Đối với các bé đang bắt đầu học tiếng Anh, nếu đã qua thời kì học nói tiếng Việt và đã nói sõi TV, các cha mẹ vẫn nên mua sách ở độ tuổi 0-2. Kinh nghiệm mình cho thấy các bé lớn hơn cũng rất thích những sách này. Nếu cho bé đọc ngay những sách phù hợp độ tuổi nhưng quá khó về mặt ngôn ngữ, bé sẽ chỉ thích xem tranh và khó mà hiểu được nội dung rồi sẽ sớm chán (và bạn sẽ cảm thấy khó có thể không dùng đến tiếng Việt để giải thích!). 

Mình sẽ update thêm vào list này khi tận tay có thêm sách mới thú vị. Kể cả khi đã ngoài 2 tuổi, trẻ vẫn rất thích thú đọc nhiều lần những quyển quen thuộc. (Dưới 1 tuổi, trẻ lại càng thích những cuốn quen thuộc.) Bé nhà mình luôn có khoảng 4-5 quyển gối đầu giường. Sau một thời gian, mình lại đổi dần một vài quyển nhưng giữ nguyên số lượng, pha trộn cả sách mới lẫn cũ.


Mua trên Amazon 


Ngoài ra, bạn có thể lên amazon tham khảo cũng như xem review. Nhiều sách mình mua cũng là xem review, và các review trên đó rất đáng tin cậy.

Nguồn nhà mình mua sách chủ yếu bây giờ là trang Sách Đồ Chơi //www.facebook.com/sachvadochoi?fref=ts&ref=br_tf, sách có chọn lọc và rất hay (bạn nên liên hệ để đến tận nơi xem), giá cả phải chăng so với giá gốc. sách ở các hiệu sách tại Hà Nội thì mình chưa thấy chỗ nào chuyên về mảng sách tiếng Anh cho trẻ em bé đang bập bẹ.

Hiệu sách tại Hà Nội

Ngoài ra, xin list lại một số hiệu sách có bán sách tiếng Anh (do người bản ngữ biên soạn, bản quyển của Anh/Mỹ) cho trẻ con, tuy các chỗ này không chuyên về sách cho trẻ con bé nhưng cũng có lúc có với số lượng ít:

  • Bookworm – 44 Châu Long.
  • Thuật 80B Bà Triệu.
  • Fahasa – 338 Xã Đàn.
  • Hiệu sách Tràng Tiền (ngay sát Nguyễn Xí) – tầng 2.


Bạn nào có điều kiện hay nhờ được ai chuyển về, mình vẫn recommend mua trên Amazon – rất nhiều sách secondhand rẻ, đẹp. Tiền chủ yếu phải trả là tiền vận chuyển. 


Tùy mức độ tiếng Anh con bạn đã học được và sử dụng được (cũng như sở thích của bé), các bé lớn hơn có thể đọc cả những sách dành cho lứa tuổi nhỏ hơn. Tuy nhiên, các sách lcho các bé ở lứa tuổi 3-5 thường nhiều chữ, đòi hỏi khả năng tập trung cao hơn, nên mình không recommend cho các bé ở độ tuổi dưới. (hoặc nếu chữ không nhiều, tranh thường nhiều chi tiết quá đối với các bạn bé)


Lời kết

Kinh nghiệm đọc sách với con mình đã chia sẻ ở một post trước, trong trường hợp bạn băn khoăn xem  sách ít chữ như vậy thì đọc cho con như thế nào là hiệu quả (tránh bố mẹ chỉ đọc, con ngồi nghe mà không có tương tác, giải thích. 

Và các cha mẹ hãy yên tâm, nếu thích trẻ cũng chẳng để cho bạn yên đâu.

Cảm ơn bạn đã theo dõi blog.