Câu chuyện thứ nhất:
Trong bài tập làm văn với đề bài “Em muốn làm nghề gì khi lớn lên?”, một cậu học trò lớp ba đã viết “Em muốn trở thành một diễn viên hài”. Nhận xét về bài tập làm văn đó, bố cậu phê ngay một câu: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo lại nói: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới”.
==> Là người lớn, chúng ta nên khuyến khích, cổ vũ hơn là đặt ra những yêu cầu quá cao đối với trẻ con. Hơn thế, chúng ta hãy mở rộng khái niệm thành công để trẻ con thoải mái tung đôi cánh ước mơ của mình.
Câu chuyện thứ hai:
Ăn cơm xong, mẹ và con gái rửa chén bát trong bếp, bố và con trai ngồi xem ti vi. Bỗng nhiên có tiếng đổ vỡ dưới bếp, sau đó im bặt. Con trai nói: “Con biết chắc mẹ vừa làm bể chén bát”, bố hỏi: “Tại sao con chắc như thế?”, con trai trả lời: “Vì không nghe tiếng mẹ la”.
==> Chúng ta luôn đánh giá người khác và đánh giá bản thân qua những tiêu chuẩn nào đó, thường khó khăn với người khác nhưng lại rất dễ dãi đối với mình.
Câu chuyện thứ ba:
Tại buổi lễ tốt nghiệp ở một trường cấp hai, thầy hiệu trưởng đọc tên học sinh xuất sắc nhất trong năm học. Đọc đến lần thứ ba mà vẫn không thấy ai đi lên sân khấu, thầy hiệu trưởng nhìn xuống, hỏi cậu học sinh xuất sắc đang bình thản ngồi bên dưới:
– Em không nghe thầy gọi tên à?
Cậu học sinh đứng lên, lễ phép:
– Dạ, thưa thầy em đã nghe. Nhưng em sợ các bạn chưa nghe thấy ạ!
==>Danh và lợi đã vô tình trở thành chiếc lồng nhốt chúng ta vào trong ấy. Chúng ta luôn giáo dục con em mình phải cố gắng học thật giỏi, phải trở thành nhân vật xuất sắc nhất nhưng lại ít khi dạy các em tính khiêm tốn.
link down Free sách hay: //goo.gl/UI8xIO