Trẻ béo phì là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật và béo phì ở tuổi trưởng thành. Quan trọng hơn, trẻ béo phì thường bị bạn bè trêu trọc dẫn đến xấu hổ, tự ti ảnh hưởng đến chất lượng học tập và cuộc sống sau này. Vì vậy, giảm cân cho trẻ béo phì là việc làm hết sức cần thiết của các bậc cha mẹ. Blog Trẻ Thơ xin giới thiệu cho các bạn các phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì sau.
Phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì khó khăn hơn nhiều so với người trưởng thành bởi không thể bắt trẻ nhịn ăn hoặc ăn quá ít sẽ khiến trẻ mệt mỏi, buồn ngủ khiến sức đề kháng của cơ thể giảm sút, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Vậy, phương pháp giảm cân cho trẻ béo phì như thế nào?
Khi nào thì trẻ bị coi là béo phì
Trẻ có cân nặng quá mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên là béo phì
- Khi cân nặng quá mức trung bình so với chiều cao và độ tuổi từ 20% trở lên.
- Cách tốt nhất để xem trẻ có béo phì hay không là nhìn hai cánh tay và bắp đùi nếu có những cuốn mỡ ngấn lên thì khả năng đứa trẻ là béo phì.
Nguyên tắc giảm cân cho trẻ béo phì
- Áp dụng chế độ ăn uống điều độ.
- Không cho trẻ ăn quá no, không để trẻ quá đói.
- Không bỏ bữa.
- Cho trẻ ăn nhiều vào buổi sáng.
- Không cho trẻ ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ.
- Thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao, khẩu phần ăn và thời gian hoạt động của trẻ để kịp thời điều chỉnh cân nặng hợp lý.
Ăn uống điều độ, tránh đồ ngọt, chất béo, ăn nhiều rau xanh để giảm cân cho trẻ
Đối với trẻ
- Hạn chế các chất béo như mỡ, bơ.
- Thay mỡ động vật bằng dầu thực vật.
- Khi nấu thức ăn nên dùng phương pháp luộc, hấp tránh các món rán, xào.
- Cho trẻ ăn nhiều rau, hoa quả lựa chọn loại ít ngọt.
- Hạn chế tối đa các chất ngọt như kẹo, bánh ngọt, chocolate, nước ngọt.
- Giữa các bữa ăn nếu trẻ đói, có thể cho ăn trái cây ít năng lượng, như dứa, roi, bưởi.
- Duy trì thực hiện các chương trình thể dục, thể thao cho trẻ (1-2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều sau khi tan học).
Cho trẻ vận động, duy trì tập thể thao 2 lần/ngày để giảm cân, tránh béo phì
Đối với cha mẹ
- Áp dụng chế độ ăn uống cho trẻ cần làm từ từ để trẻ quen dần.
- Kiên nhẫn, khuyến khích trẻ thực hiện đều đặn chế độ ăn uống.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện của trẻ.
- Không nóng vội, cho trẻ ăn quá ít hoặc bỏ bữa để ép cân gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Trong trường hợp nghi ngờ chứng béo phì bắt nguồn từ một tình trạng rối loạn nội tiết, cha mẹ cần đưa con đến các bệnh viện chuyên khoa nội tiết để kiểm tra và được tư vấn về điều trị và những giải pháp giúp tiêu hao nhiều năng lượng hơn.
Cha mẹ cần thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ ăn của trẻ
Béo phì ở trẻ em là yếu tố nguy cơ dẫn đến béo phì ở tuổi trưởng thành. Béo phì dẫn đến các nguy cơ tăng huyết áp, tăng cholesterol dẫn đến tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… và có nguy cơ mắc các bệnh lý khác như đái tháo đường, bệnh sỏi mật, cơ xương khớp… Bên cạnh đó, trẻ béo phì thường vụng về, chậm chạp, hay tự ti về hình thể của mình nên ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng học tập.
Vì vậy, để giảm béo phì ở trẻ, cha mẹ cần điều chỉnh chế độ ăn cho con một cách hợp lý: hạn chế các loại bánh kẹo, đường, sữa đặc có đường, sữa béo, hoa quả ngọt, không để trẻ quá đói, không ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ, thường xuyên theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ. Đồng thời, khuyến khích trẻ tham gia các môn thể dục thể thao như chạy, bơi, nhảy dây, đi bộ, hạn chế xem tivi, chơi điện tử.
Sưu tầm