Bài tập tuần 38: Gương ảo thuật
Hoạt động này mang lại:
• Sự thích thú trong trò chơi giả bộ
• Kỹ năng lắng nghe
• Từ vựng
• Kỹ năng quan sát
• Tập hợp tên và đồ vật của những thứ khác nhau
Lấy một miếng bìa carton cỡ 20*30 cm vẽ phác một cái gương có tay cầm. Cắt bỏ phần tròn soi gương như một cái khung. Nhìn qua lỗ trống và giả bộ rằng đó là một cái gương ‘ma thuật’. Nhìn thẳng bé và nói, ‘Mẹ thấy (tên bé)’. Bé sẽ thích thú thấy gương mặt bạn ẩn hiện qua lỗ trống của gương ‘ma thuật’. Nếu có mặt của những thành viên khác trong gia đình, giả bộ nhìn họ qua gương ‘ma thuật’ và gọi tên họ. Sử dụng gương ‘ma thuật’ và gọi tên các đồ vật trong phòng mà trong tầm nhìn của bé. Vd, ‘Mẹ thấy cái bàn’. Tiếp tục làm điều này khi bé còn thích thú. Dùng giọng biến tấu để giúp bé chú ý lâu hơn.
Để gương ma thuật trước mặt bé, chắc chắn rằng bé nhìn thấy bạn qua lỗ và nói, ‘(tên bé) nhìn mẹ nè’. Khuyến khích bé cầm gương và nhìn những đồ vật khác khi bạn gọi tên. Nếu bé không hiểu, chỉ bé bằng cách sờ vào những vật đó và gọi lại tên. Hoạt động này dạy bé biết tên của những đồ vật khác nhau. Mặc dù bé cố tập nói vài từ, bé sẽ chỉ lắng nghe là chính.
Hoạt động này dường như buồn cười với bạn, nhưng bạn đang chơi một trò chơi với con bạn. Bé thấy rõ một khuôn mặt và những đồ vật qua lỗ trống trên gương ‘ma thuật’, và chúng hấp dẫn bé.
Hoạt động mở rộng là dùng gương này ở những lần khác cùng với trẻ 5 và 6 tuổi để chơi trò chơi ‘Điệp viên do thám’. Hoạt động còn được dùng để dạy về màu sắc, hình dạng, kích thước, con số, chữ cái và từ.
• Sự thích thú trong trò chơi giả bộ
• Kỹ năng lắng nghe
• Từ vựng
• Kỹ năng quan sát
• Tập hợp tên và đồ vật của những thứ khác nhau
Lấy một miếng bìa carton cỡ 20*30 cm vẽ phác một cái gương có tay cầm. Cắt bỏ phần tròn soi gương như một cái khung. Nhìn qua lỗ trống và giả bộ rằng đó là một cái gương ‘ma thuật’. Nhìn thẳng bé và nói, ‘Mẹ thấy (tên bé)’. Bé sẽ thích thú thấy gương mặt bạn ẩn hiện qua lỗ trống của gương ‘ma thuật’. Nếu có mặt của những thành viên khác trong gia đình, giả bộ nhìn họ qua gương ‘ma thuật’ và gọi tên họ. Sử dụng gương ‘ma thuật’ và gọi tên các đồ vật trong phòng mà trong tầm nhìn của bé. Vd, ‘Mẹ thấy cái bàn’. Tiếp tục làm điều này khi bé còn thích thú. Dùng giọng biến tấu để giúp bé chú ý lâu hơn.
Để gương ma thuật trước mặt bé, chắc chắn rằng bé nhìn thấy bạn qua lỗ và nói, ‘(tên bé) nhìn mẹ nè’. Khuyến khích bé cầm gương và nhìn những đồ vật khác khi bạn gọi tên. Nếu bé không hiểu, chỉ bé bằng cách sờ vào những vật đó và gọi lại tên. Hoạt động này dạy bé biết tên của những đồ vật khác nhau. Mặc dù bé cố tập nói vài từ, bé sẽ chỉ lắng nghe là chính.
Hoạt động này dường như buồn cười với bạn, nhưng bạn đang chơi một trò chơi với con bạn. Bé thấy rõ một khuôn mặt và những đồ vật qua lỗ trống trên gương ‘ma thuật’, và chúng hấp dẫn bé.
Hoạt động mở rộng là dùng gương này ở những lần khác cùng với trẻ 5 và 6 tuổi để chơi trò chơi ‘Điệp viên do thám’. Hoạt động còn được dùng để dạy về màu sắc, hình dạng, kích thước, con số, chữ cái và từ.