1) Gốc rễ của lễ nghĩa là giáo dục ý chí
Về lĩnh vực dạy trẻ, điều đầu tiên cần phải nghĩ tới, đó là giáo dục ý chí. Tức là giáo dục trẻ thành con người có ý chí mạnh mẽ. Ý chí mạnh mẽ, không phải là việc chỉ biết nghĩ đến bản thân mình, ích kỉ. Ngược lại, đó là ý chí mạnh mẽ để có thể thắng được nhu cầu, tình cảm của bản thân mình.
Để con trẻ được phát huy cá tính, trở thành người có óc sáng tạo phong phú, thì việc làm đầu tiên trước mắt phải là giáo dục con chiến thắng được sự đau khổ, bất mãn. Không thể phát huy cá tính của những trẻ nghèo ý chí.
Sự mạnh mẽ của ý chí đó, cái thói quen biết nhẫn nhịn đó của trẻ lại cơ bản được hình thành trong 3 năm đầu tiên. Sau 3 tuổi mới bắt đầu dạy cho con cách nghe lời cũng đã là quá muộn rồi. Tính cách hình thành trong trẻ cho đến lúc này thực sự là khó thay đổi được nữa.
Trong 3 năm đầu đời, khi trẻ còn chưa biết gì, chưa có ý chí mạnh mẽ, phải dạy cho trẻ biết cái được, cái không được, đây là việc phải làm trước nhất. Khi lớn lên, nguyên nhân đầu tiên dẫn đến trẻ phạm pháp là do tính nhẫn nại của chúng quá yếu ớt. Tức là do khả năng kìm nén cảm xúc bản thân kém, không có ý chí, khả năng chịu đựng kém mà ra. Trẻ phạm pháp, khởi nguồn là việc chúng được nuông chiều trong quãng đời thơ ấu.
Tôi thường nghe thấy người nước ngoài tới Nhật nói khi nhìn thấy những em bé Nhật bản là “Em bé Nhật và người già Nhật được phép ích kỉ hết mức có thể. Nhật bản thật là thiên đường của em bé”. Nhất là người Mỹ, họ đang ở cái nơi mà trẻ em sinh ra đã bị dạy bảo rất khắt khe, khi chứng kiển cảnh người mẹ Nhật nuông chiều con, dạy con không nghiêm khắc thì lấy làm hết sức kì dị.
2) Đường cong nghiêm khắc: khắt khe nhất khi 0 tuổi và nới lỏng dần khi 3 tuổi
Trong cuốn sách có tên “Hoa cúc và lưỡi dao” (nhà xuất bản Tư tưởng xã hội) tác giả Lus Benetick có nói rằng, đường cong sinh hoạt (đường cong nghiêm khắc) ở Nhật và Mỹ là trái ngược nhau.
Ở Nhật, khi trẻ còn nhỏ được nuông chiều, cho trẻ ích kỉ, đến khi lớn lên mới bị chỉ bảo nghiêm khắc. Còn ở Mỹ thì ngược lại, lúc còn nhỏ trẻ bị chỉ bảo nghiêm khắc, đến khi lớn lên thì sự nghiêm khắc đó nới lỏng.Đường cong nghiêm khắc thế này thì tốt. Từ khi sơ sinh tới khi 3 tuổi, phải hết sức thắt chặt, nghiêm khắc. Từ 3 tới 6 tuổi thì nới lỏng hơn 1 chút. Từ 6 đến 9 tuổi nới lỏng hơn chút nữa, để sau đó trở đi, cha mẹ có thể dạy dỗ con bằng cách nói chuyện thẳng thắn.
Người ta nói, những đứa trẻ không được dạy bảo nghiêm khắc 6 năm đầu đời, sau này dễ phạm pháp, tự tử, làm những việc phản xã hội.
Là bởi vì chúng không có khả năng tự khích lệ bản thân, dễ dàng lao vào con đường tối tăm đó. Cha mẹ không có phương châm giáo dục con, không có kế hoạch, không có mục đích, chỉ tùy hứng theo thời thì con cái không thể nào trưởng thành thành con người tốt được. Trẻ sẽ là những đứa bé không biết nghe lời dạy bảo của cha mẹ. Những tài năng thiên bẩm của trẻ cũng theo đó mà tiêu tan. Vì vậy, để trẻ trưởng thành khỏe mạnh, thông minh, nhất thiết bố mẹ phải dạy con từ khi chúng còn là những em bé sơ sinh. Suy nghĩ làm thế nào là tốt cho bé nhất, để tìm ra phương châm giáo dục hoàn hảo nhất, đó là điều kiện hàng đầu để dạy con nên người.
3) 4 nguyên nhân gây ra sự bất tuân thủ của trẻ
Kết quả điều tra thiếu niên phạm tội cho thấy, mầm mống trong trẻ để khi lớn lên có phạm tội hay không chính là là sự giáo dục trẻ khi chúng là những đứa trẻ nhũ nhi. Điều tuyệt đối phải tránh, đó là nuông chiều con, con lớn lên trong sự vô trách nhiệm. Nghiên cứu trẻ phạm tội đã thấy nguyên nhân phạm tội chính là 4 nguyên nhân sau đây.
1- Thiếu tính nhẫn nại
2- Bố mẹ quá khắt khe
3- Kì vọng quá lớn
4- Quá chăm sóc
Mọi người hiểu ra rằng, nguyên nhân đầu tiên để trẻ phạm pháp, là do trẻ thiếu tính nhẫn nại, không có khả năng chịu đựng. Chúng ta không được giáo dục trẻ bằng cách nuông chiều. Việc trẻ được nuôi dạy y nguyên như ý chúng muốn, chắc chắn không đem lại kết quả là ý nghĩ của trẻ được tự do phát triển. Đó chỉ là cách nuông chiều trẻ, dạy trẻ thành kẻ ích kỉ mà thôi. Nếu chỉ nuông chiều trẻ, không dạy chúng về sự chịu đựng, thì ý muốn của chúng ngùn ngụt tăng nhanh. Một yêu sách đã được đáp ứng, tức thì nhiều yêu sách kế tiếp cứ vậy mà phát sinh. Cha mẹ không dạy con chịu đựng, yêu sách nào của con cũng đáp ứng, thói quen đó sẽ là cái đà để con ngày càng có nhiều yêu sách hơn. Sự bất mãn yêu cầu ở trẻ không bắt đầu từ sự buộc phải chịu đựng, mà bắt đầu từ điểm không được dạy về chịu đựng. Các bậc cha mẹ nên biết rằng, không phải không đáp ứng khiến trẻ bất mãn yêu cầu, mà ngược lại, đáp ứng quá nhiều sẽ làm trẻ bất mãn yêu cầu. Trẻ biết chịu đựng không có sự bất mãn này. Ở Pháp, trẻ em trong các gia đình trung lưu ít phạm pháp. Là bởi vì, từ khi còn nhỏ, chúng được răn dạy, nên chúng biết điều chúng mong muốn là gì và sự bất mãn yêu cầu không có nơi chúng.
Nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ dễ phạm pháp, là trẻ lớn lên trong sự dạy dỗ quá khắt khe của bố mẹ. Trường hợp này ngược lại với nguyên nhân trên. Đây là kiểu dạy trẻ quá khe khắt, không nhìn nhận trẻ, luôn luôn cằn nhằn, mắng mỏ chúng. Kiểu cha mẹ loại này lại nhiều hơn tưởng tượng. Có rất nhiều bà mẹ một ngày đến 8-90% số lời nói với con là những câu cằn nhằn. Họ không hiểu rằng làm như vậy là đánh mất tài năng và tố chất của con cái họ đến thế nào. Hàng ngày bị bố mẹ cằn nhằn mắng mỏ, con cái đương nhiên sẽ có tình cảm lệch lạc. Chúng tôi muốn cảnh báo rằng, mắng nhiều con sẽ thành trẻ phạm tội.
Nguyên nhân thứ 3 khiến trẻ dễ phạm pháp, đó là sự quá kì vọng của bố mẹ chúng. 30/4/2008. Phải dạy con đúng năng lực của nó, nhìn nhận thấu đáo khẳ năng đó. Với trẻ dưới 1 tuổi, điều này cực kì quan trọng. Mọi trẻ em 0 tuổi đều là thiên tài, tôi đã từng viết thế, cho nên, nghĩ rằng “có thế này ai mà chẳng biết” thực sự là sai lầm.
Dạy trẻ bằng cách phát huy những tố chất ưu việt sẵn có trong trẻ. Để đến lúc bé biểu hiện ra ngoài được, thì đòi hỏi bố mẹ phải hết sức nhẫn nại, có kĩ năng dạy trẻ mới được. Không biết bí quyết dạy, chỉ đơn thuần nghĩ “có thế này ai mà chẳng biết, thế nào con chẳng làm được” đó là cách nghĩ kì vòng quá đáng vào con. Trẻ em, khi bị đặt cho một kì vọng quá lớn, mà trẻ chưa đủ lực để gánh vác kì vọng đó, sẽ bị bao bọc bởi cảm giác mình kém cỏi. Hoặc là biểu lộ thái độ phản ứng cực kì mãnh liệt lại bố mẹ. Bố mẹ không khéo léo uốn nắn dạy dỗ tố chất của con, chỉ đặt kì vọng quá lớn vào chúng, trẻ sẽ có cảm giác bị trê chách như dưới địa ngục mà thôi. Từ những …. đó, trẻ có thể phát ốm, ghét học hành, không chịu đi học, tự sát…
Bố mẹ phải luôn hiểu biết bí quyết nuôi dưỡng năng lực của con, để con lớn thành người con lành mạnh.
Tất cả trẻ em đều là thiên tài. Trẻ không trở thành người tài, chỉ vì cha mẹ không biết cách hướng dẫn. Hãy tin rằng trẻ em là thiên tài, từ tốn, nhẫn nại, lồng vào các trò chơi là những bài học bổ ích, cho trẻ làm những việc vừa sức, củng cố lòng tự tin của trẻ… làm được như vậy, các em bé đều sẽ là những người con tốt.
Nguyên nhân thứ tư khiến trẻ dễ phạm pháp, đó là do được quá chăm sóc. Bố mẹ làm hết những việc mà trẻ định làm lấy. Những trẻ em này, chậm cai sữa, về tinh thần lúc nào cũng như em bé, khôn nhà dại chợ, tự kỉ, ích kỉ, nói chung là những trẻ em không có tính giao tiếp xã hội. Có những bà mẹ lạ đời, là biết rằng giáo dục trẻ từ 0 tuổi là rất quan trọng, chỉ lao vào dạy con kiểu giáo dục trí lực, mà hoàn toàn không đả động tới việc dạy lễ nghĩa cho con. Ví dụ như trẻ 3 tuổi gửi ở nhà trẻ, biết đọc chữ nhưng không biết cách cởi, mặc quần áo. Những lúc vậy, bé chỉ biết khóc một mình. Chúng ta hiểu rằng, có những bé như vậy là bởi vì mẹ chúng đã làm hộ hết các việc của bé, một cách quá đáng. Cách giáo dục kiểu này chỉ đánh mất đi năng lực tự giác của trẻ mà thôi. Định làm mà lại không làm được, kết cục là một cách vô thức, trong chúng đã nảy sinh sự bất mãn yêu cầu. Đó là nguyên nhân dẫn đến hành động phạm pháp của trẻ.