Cách cắt cánh vẹt và các dòng chim

Chào các bạn, hiện nay mình thấy nhiều bạn nuôi vẹt thường phổ biến việc xích chân vẹt! Cách này cũng khá ok, và có tiền lệ từ xưa tới nay! Riêng mình thì không thích xích chân cho lắm vì có phần làm vẹt không thoải mái và khó di chuyển! Ở nước ngoài người ta thường nuôi lồng hoặc cắt cánh vẹt để tạo sự thoải mái tối đa cho vẹt! Ngoài ra, các bạn nên tập cho vẹt Free Flight (Kiểu như bay tự do khi gọi tên thì bay lại ấy) cũng rất hay, mình sẽ có bài hướng dẫn cái này sau! Trong phạm vi bài này, mình sẽ hướng dẫn một chút về kĩ thuật cách cắt vẹt!
NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý TRƯỚC KHI CẮT CÁNH VẸT:
+Quan trọng: Trước khi cắt cánh các bạn phải kiểm tra thật kĩ cánh để phát hiện có “lông máu” hay không, bạn có thể thấy lông máu thông qua việc nó khá khác với những chiếc lông khác! Lông máu thường có một màu tím sẫm hoặc đen! Đây là những chiếc lông mới vẫn còn trong lớp màng bảo vệ, vẫn còn nối với nguồn cấp máu nên nếu bạn cắt phải thì máu sẽ chảy khá nhiều và rất khó để cầm máu được! Giải pháp là các bạn ngưng việc cắt cánh lại vài tuần cho đến khi hết lông máu!
TUYỆT ĐỐI KHÔNG CẮT CÁNH ĐỐI VỚI VẸT CHƯA BAO GIỜ BIẾT BAY!
Nếu con vẹt cắt cánh trước khi biết bay, nó sẽ không thể phát triển kĩ năng cất cánh và hạ cánh – kĩ năng quan trọng đối với sự phát triển của chim non cũng như sự cân đối và ảnh hưởng khá nhiều đến sự nhanh nhẹn của chim sau này! Vậy nên các bạn hãy chờ đến khi chim bay khỏe rồi hãy cắt cánh (cẩn thận mất … trước đó mình khuyên là nên nuôi chuồng … mình thấy chuồng inox của chó khá to mà cũng rẻ chỉ tầm 3-400k) =.=
ĐỪNG NGHĨ CẮT CÁNH LÀ CHIM KHÔNG BAY ĐƯỢC!
Các bạn không nên nghĩ cắt cánh là để triệt tiêu luôn khả năng bay của vẹt! Vì nếu các bạn cắt “tham” quá để vẹt rớt cái bịch luôn khi cất cánh thường khá nguy hiểm vì sau khi cắt cánh vẹt theo phản xạ sẽ vẫn có thể nhảy từ trên cao như bàn, ghế, … xuống mà bị rớt cái bịch như vậy thường sẽ gây chấn thương có thể dẫn đến vẹt bị chết =.=
Sau khi cắt cánh vẹt vẫn có thể lượn nhẹ trên mặt đất được hay lượn 1 khoảng ngắn nhưng không cất cánh bay cao hay xa được! Như thế là thành công ^^
KHÔNG PHẢI VẸT NÀO CŨNG CÓ CÁCH CẮT CÁNH GIỐNG NHAU!
Một điều nữa các bạn cần lưu ý là không phải vẹt nào cũng có cách cắt cánh giống nhau nhé! Vì để vẹt có thể cất cạnh và đạt độ cao phụ thuộc vào kích thước và trọng lượng nên vẹt lớn (các dòng macaw, cockatoo, african gray parrot, Xích, …) thường chỉ cần cắt ít lông hơn vẹt nhỏ (các dòng cockatiel) khá nhiều!
Ví dụ dễ hiểu là như 1 bé African Gray Parrot chỉ cần cắt tầm 4-5 chiếc lông tính từ ngoài vào là đã ok rồi! Trong khi đối với các loại vẹt nhỏ như vẹt uyên ương thì phải cắt hơn 10 chiếc mới không bay được =.=
SỰ KHÁC BIỆT KHI CẮT CÁNH VẸT LỚN VÀ VẸT NHỎ!
Vì lí do thẩm mỹ[​IMG]đối vói các dòng vẹt nhỏ, các bạn có thể cắt để lại 3 lông đầu tiên (từ ngoài cánh đếm vào) thì khi chim cụp cánh lại nhìn sẽ giống như chưa hề cắt cánh! Nhưng các bạn cũng lưu ý là có một số bé khá khỏe thì vẫn có thể cất cánh nhẹ nhàng lên được! Cái này các bạn cắt xong thì tự test với vẹt của mình để quyết định xem có nên cắt hết luôn không nhé!
Đôi với các dòng vẹt lớn đặc biệt là african gray và macaw, các bạn phải cắt luôn các lông đầu tiên này vì khi vẹt khép cánh lại mấy cái lông đó sẽ đâm vào người vẹt làm cho vẹt rất khó chịu và nhiêu hậu quả khác … nói chung là nên cắt đi ạ =.=
TUYỆT ĐỐI KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC CẮT 1 BÊN CÁNH!
Nhiều bác tiếc rẻ sợ vẹt xấu nên nghĩ cắt 1 bên cạnh là khỏi bay được rồi … Đúng là cắt như vậy vẹt không bay được thật nhưng sẽ ảnh hưởng đến cơ bắp kiểu như bên teo bên bự ấy ạ =.= Nên tất nhất là cắt đều 2 cánh nhé các bạn!
Ok! Lưu ý Thế Thôi ạ =.= Thật ra thì sau phần lưu ý là video các bác coi rồi tự làm theo chứ chả có gì mà đọc nữa đâu ạ[​IMG]Có gì không hiểu hay cần người hướng dẫn các bác cứ call em, sẽ cố găng hỗ trợ các bác hết sức có thể ^^
Thêm cái hình cho mọi người dễ hình dung (Chỗ số 1 là chỗ ta sẽ cắt nhé)

image.jpgimage.jpg