Cách thuần hóa vành khuyên bổi ( mộc )

Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.

Bước đầu, ta phải trùm kín áo lồng cho khuyên, và treo lồng ở nơi yên tĩnh, trong lồng ta phải để một cóng nhỏ đựng nước uống, một cóng đựng bột đậu xanh trộn trứng (sẽ nói rõ cách chế biến thức ăn ở mục sau), một cóng đựng cào cào non và nửa trái chuối xiêm, giữa khoét một lỗ tròn để nhét bột đậu xanh vào(để chim ăn chuối rồi ăn lây sang bột đậu xanh cho quen dần, vì chim bổi ít con thích nghi ngay được với thức ăn là bột đậu xanh).
Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác…Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối…
Xin lưu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới…
Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.
+ Lồng nhốt bổi (mộc):
Để chim bổi dễ dạn,chúng ta cần nhốt vào một lồng nan khít và có không gian nhỏ một chút. Trên thị trường hiện đang có bán các sản phẩm lồng nhốt chim bổi với nhiều giá cả khác nhau, không gian nhỏ giúp cho chim giảm thiểu bay lượn và mau đứng lồng hơn.Trong lồng nhốt bổi ta nên dùng miếng bìa, hoặc nhựa cứng che phần nóc lồng,để tránh hiện tượng ngoái lộn cho chim.
Ngoài ra nên đặt chim ở vị trí có nhiều người qua lại, sẽ giúp cho chim mau dạn hơn, tránh chó mèo,chuột, kiến gián .. làm chim hoảng loạn , nhất là vào ban đêm.