Những loài vật bạn chưa kịp biết tới đã sắp tuyệt chủng

Có những loài vật chúng ta chưa từng nhìn thấy bao giờ, và có lẽ sẽ không còn cơ hội nữa vì chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

Có những loài vật chúng ta chưa từng nhìn thấy bao giờ, và có lẽ sẽ không còn cơ hội để nhìn thấy chúng vì chúng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.

 Hải cẩu trùm đầu: loài vật này chỉ sống ở một số khu vực thuộc trung bộ và tây Bắc Đại Tây Dương, hình thù kì lạ nhờ phần khoang mũi nằm trên đỉnh đầu, có thể phồng lên hay xẹp xuống khi bơi. Ngoài ra chiếc khoang mũi độc đáo này cũng phồng lên khi chúng bị đe dọa, để thu hút bạn tình, hay chứng tỏ sức mạnh. Loài vật này có thể nặng đến 400kg và dài đến 2,5m. Tuy nhiên hải cẩu trùm đầu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì bị săn bắt quá nhiều. (Ảnh: Internet)
Hải cẩu trùm đầu: loài vật này chỉ sống ở một số khu vực thuộc trung bộ và tây Bắc Đại Tây Dương, hình thù kì lạ nhờ phần khoang mũi nằm trên đỉnh đầu, có thể phồng lên hay xẹp xuống khi bơi. Ngoài ra chiếc khoang mũi độc đáo này cũng phồng lên khi chúng bị đe dọa, để thu hút bạn tình, hay chứng tỏ sức mạnh. Loài vật này có thể nặng đến 400kg và dài đến 2,5m. Tuy nhiên hải cẩu trùm đầu đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng vì bị săn bắt quá nhiều. (Ảnh: Internet)

 Vẹt Kakapo/Vẹt cú: đây là giống vẹt béo nhất thế giới và cũng là loài vẹt duy nhất không biết bay. Có nguồn gốc từ New Zealand, loài vẹt này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị thú vật săn bắt, hiện chỉ còn 128 con sống trên những hòn đảo không có thú ăn thịt. (Ảnh: Internet)
Vẹt Kakapo/Vẹt cú: đây là giống vẹt béo nhất thế giới và cũng là loài vẹt duy nhất không biết bay. Có nguồn gốc từ New Zealand, loài vẹt này hiện đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị thú vật săn bắt, hiện chỉ còn 128 con sống trên những hòn đảo không có thú ăn thịt. (Ảnh: Internet)

 Cá cúi/Bò biển/Cá nàng tiên: loài vật này sống ở vùng biển Thái Bình Dương và bờ biển phía đông châu Phi. Từ lâu loài cá khổng lồ này đã bị săn bắt lấy thịt và mỡ, khiến chúng đứng trên bờ vực tuyệt chủng. (Ảnh: Internet)
Cá cúi/Bò biển/Cá nàng tiên: loài vật này sống ở vùng biển Thái Bình Dương và bờ biển phía đông châu Phi. Từ lâu loài cá khổng lồ này đã bị săn bắt lấy thịt và mỡ, khiến chúng đứng trên bờ vực tuyệt chủng. (Ảnh: Internet)

 Hươu đùi vằn: loài vật này trở nên nổi tiếng vào những năm 1800 khi chúng được các nhà thám hiểm Anh phát hiện. Ngày nay, bạn chỉ có thể tìm thấy chúng ở Congo, với số lượng 10.000 đến 20.000 con. (Ảnh: Internet)
Hươu đùi vằn: loài vật này trở nên nổi tiếng vào những năm 1800 khi chúng được các nhà thám hiểm Anh phát hiện. Ngày nay, bạn chỉ có thể tìm thấy chúng ở Congo, với số lượng 10.000 đến 20.000 con. (Ảnh: Internet)

 Sơn dương sừng xoắn bờm rậm: loài vật này là biểu tượng quốc gia của Pakistan, có vẻ ngoài đẹp tựa những sinh vật huyền bí bước ra từ chuyện cổ tích. Thân hình cao, duyên dáng cùng cặp sừng vặn xoắn tuyệt đẹp khiến chúng từ đầu đã là mục tiêu săn bắn của những người sưu tập đồ trang trí. Hiện chỉ có khoảng 2.500 con còn sống. (Ảnh: Internet)
Sơn dương sừng xoắn bờm rậm: loài vật này là biểu tượng quốc gia của Pakistan, có vẻ ngoài đẹp tựa những sinh vật huyền bí bước ra từ chuyện cổ tích. Thân hình cao, duyên dáng cùng cặp sừng vặn xoắn tuyệt đẹp khiến chúng từ đầu đã là mục tiêu săn bắn của những người sưu tập đồ trang trí. Hiện chỉ có khoảng 2.500 con còn sống. (Ảnh: Internet)

 Manh giông: loài vật này sống trong các hang động ở miền trung và đông nam châu Âu. Trái ngược với hầu hết các động vật lưỡng cư, chúng hoàn toàn sống, ăn, ngủ và sinh sản dưới nước. Vì sống cả cuộc đời trong bóng tối hoàn toàn nên chúng không có mắt, thay vào đó lại có thính giác và khướu giác cực kì nhạy. Loài vật này hiện đang bị giảm thiểu số lượng nghiêm trọng vì ô nhiễm nguồn nước. (Ảnh: Internet)
Manh giông: loài vật này sống trong các hang động ở miền trung và đông nam châu Âu. Trái ngược với hầu hết các động vật lưỡng cư, chúng hoàn toàn sống, ăn, ngủ và sinh sản dưới nước. Vì sống cả cuộc đời trong bóng tối hoàn toàn nên chúng không có mắt, thay vào đó lại có thính giác và khướu giác cực kì nhạy. Loài vật này hiện đang bị giảm thiểu số lượng nghiêm trọng vì ô nhiễm nguồn nước. (Ảnh: Internet)

 Linh dương Saiga: sống chủ yếu trên các vùng thảo nguyên của Lục địa Á-Âu, chẳng hạn như Dzungaria và Mông Cổ, loài linh dương này có đặc điểm nổi bật là chiếc mũi kì quặc có khả năng cử động vô cùng linh hoạt. Tuy nhiên việc săn bắn vô tội vạ nên chỉ còn vài ngàn cá thể còn sống trên thế giới. (Ảnh: Internet)
Linh dương Saiga: sống chủ yếu trên các vùng thảo nguyên của Lục địa Á-Âu, chẳng hạn như Dzungaria và Mông Cổ, loài linh dương này có đặc điểm nổi bật là chiếc mũi kì quặc có khả năng cử động vô cùng linh hoạt. Tuy nhiên việc săn bắn vô tội vạ nên chỉ còn vài ngàn cá thể còn sống trên thế giới. (Ảnh: Internet)

 Kỳ giông Mexico/Khủng long sáu sừng: loài lưỡng cư này sống trong một số hồ Trung Mỹ, đông nhất là ở hồ Xochimilco, Mexico. Kể từ năm 2010, chúng đã được liệt vào dạng nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng trong tự nhiên khi số lượng luôn giảm. Một cuộc tìm kiếm kéo dài 4 tháng trong năm 2013 không tìm thấy cá nhân nào còn sống sót trong môi trường hoang dã. (Ảnh: Internet)
Kỳ giông Mexico/Khủng long sáu sừng: loài lưỡng cư này sống trong một số hồ Trung Mỹ, đông nhất là ở hồ Xochimilco, Mexico. Kể từ năm 2010, chúng đã được liệt vào dạng nguy cấp và có nguy cơ tuyệt chủng nghiêm trọng trong tự nhiên khi số lượng luôn giảm. Một cuộc tìm kiếm kéo dài 4 tháng trong năm 2013 không tìm thấy cá nhân nào còn sống sót trong môi trường hoang dã. (Ảnh: Internet)

 Kền kền râu: loài chim tuyệt đẹp này sống chủ yếu ở các ngọn núi cao và vùng rừng núi ở châu Âu và châu Á. Vì chúng hay tấn công trẻ con và gia súc nên bị săn bắn ráo riết, khiến cho số lượng của chúng hiện chỉ còn 10.000 con. (Ảnh: Internet)
Kền kền râu: loài chim tuyệt đẹp này sống chủ yếu ở các ngọn núi cao và vùng rừng núi ở châu Âu và châu Á. Vì chúng hay tấn công trẻ con và gia súc nên bị săn bắn ráo riết, khiến cho số lượng của chúng hiện chỉ còn 10.000 con. (Ảnh: Internet)

 Chuột túi cây: loài động vật có túi này sống trong những khu rừng mưa ở New Guinea và Queensland, và cũng giống như tên gọi, chúng thuộc họ chuột túi nhưng sống trên cây. Tuy nhiên việc săn bắn bừa bãi và tàn phá rừng quá mức đã khiến loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Internet)
Chuột túi cây: loài động vật có túi này sống trong những khu rừng mưa ở New Guinea và Queensland, và cũng giống như tên gọi, chúng thuộc họ chuột túi nhưng sống trên cây. Tuy nhiên việc săn bắn bừa bãi và tàn phá rừng quá mức đã khiến loài vật này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. (Ảnh: Internet)