Kỹ thuật nuôi chim Khướu chuẩn nhất cho người mới tập nuôi

Kỹ thuật nuôi chim Khướu tương đối khó khăn cho những ai mới bắt tay vào nuôi. Bởi ngay từ đầu việc phân biệt chim trống mái cũng đã là hết sức khó khăn.
[​IMG]
Chim khướu hiện đang được rất nhiều người ưa chuộng và nuôi làm cảnh bởi bản năng siêng hót, dạn người , hót được nhiều giọng và hót vang. Tuy nhiên, nuôi chim Khướu nếu không nắm vững được các bước kỹ thuật nuôi đúng cách, khoa học chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn cho những ai mới nuôi loài chim này. Dưới đây là các bước hướng dẫn kỹ thuật nuôi chim Khướu cho bạn tham khảo.
Giống chim Khướu
Chim Khướu thuộc bộ Sẻ gồm các loài chim rất đa dạng có cỡ trung bình, một số loài chim Khướu cỡ nhỏ. Bộ lông chim Khướu mềm, dày, xốp, thường có màu xỉn, cánh tròn, chân khỏe và cao, thích nghi với việc di chuyển trên mặt đất và trên các cành cây, có tiếng hót vang và hay. Chim Khướu hót có dáng người thanh mảnh, lông mỏng, mỏ dài, chân thon.
Về màu sắc, khướu được chia làm 3 loại: Khướu ô, khướu ô lờ và khướu bạc má. Chúng ta có thể phân biệt các loại chim Khướu như Khướu ô có lông đen từ đầu đến chân. Khướu ô lờ cũng có bộ lông đen, bên má có màu bạc. Khướu bạc má có lông đen hoặc xanh, hai bên má có màu trắng.
Lồng nuôi
Chim khướu là giống chim lớn nên phải chọn loại lồng lớn có thể bằng tre hoặc mây đều được. Nên chọn lồng có nan khít, rộng rãi, lồng được sơn hoặc phủ vec-ni để tránh nấm mốc. Với chim khướu, ta nên dùng cầu lớn cớ ngón tay cái để chim khướu đứng vững vàng
Kỹ thuật nuôi chim Khướu
Khi vừa mua chim Khướu về nên đem nhốt ngay trong lồng vì lúc này chúng rất nhát, hễ thấy người lại gần là nó bay nhảy hoảng sợ. Trước khi treo lồng vào một nơi thật yên tỉnh, ta cũng phải phủ áo lồng cẩn thận để chim Khướu không nhảy hoảng loạn làm tróc trán gãy đuôi…
Chim khướu là loài chim cảnh hót hay và giữ được giọng rừng. Vì vậy ta nên thuần dưỡng chim Khướu từ khi còn bé mới giọng hót không điêu luyện. Nhưng muốn thuần dưỡng khướu cần phải kiên nhẫn và rất tốn sức.
Với chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào ba mẹ đút mớn. Người ta làm cho chúng một nhân tạo mô phổng theo tổ thật của chúng trên rừng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ… Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Độ 2 tháng , chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng.

[​IMG]

Để có được một chú chim Khướu hót hay cần phải kiên trì trong kỹ thuật nuôi và chăm sóc. Ảnh minh họa

Với chim trưởng thành chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị bể đầu sứt móng, có con vài hôm lăn ra chết. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng… đở cho chim hoảng hốt. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ…áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.
Thức ăn
Chim Khướu là loài ăn gạo rang bột trộn trứng. Ngoài ra, mỗi ngày ta nên cho chim Khướu ăn thêm cào cào, hoặc thằn lằn, dế, gián đất, hoặc thịt bò thái nhỏ. Nói chung là nuôi chim khướu rất dễ. Có điều là cho chim ăn no đủ thì chim sung, hót nhiều, đói khát thì chim suy, hót ít.
Chăm sóc chim Khướu
Mỗi loại chim cảnh cần một cách chăm sóc riêng, tuy nhiên, loại nào cũng cần chú ý đến ăn uống và vệ sinh để đảm bảo có một môi trường sống tốt. Vì thế, khi chăm sóc chim khướu tốt còn là một cách nuôi Khướu căng lửa. Ngoài những vấn đề về chọn khướu, thức ăn, lồng nuôi thì vệ sinh cho khướu cũng là điều quan trọng. Khướu rất thích tắm, vì thế ở tự nhiên, chim Khướu thường sống ở những nơi mát mẻ như khe, suối.
Khi mang Khướu về được khoảng nửa tháng thì bắt đầu nên tập cho khướu tắm. Nên để chim Khướu tắm ở một lồng khác lồng đang nuôi. Sang chim qua lồng tắm bằng cách để cửa 2 lồng sát nhau, sau đó dùng nước tắm vẩy nhẹ làm ướt lông khướu. Đồng thời phía dưới lồng để một chậu nước. Sau đó để lồng tắm và chậu nước ra chỗ có ánh nắng, Khướu sẽ dần dần tự dùng nước để tắm và rỉa lông. Trong lúc Khướu tắm bạn kết hợp vệ sinh lồng cho chúng. Một vài lần như vậy khướu sẽ quen và sẽ tắm được thường xuyên mà không hề sợ người nữa.

An Dương