Kỹ thuật nuôi chim Khướu Bạc Má (Phần 2)

Sở dĩ có tên là Khướu Bạc Má là vì hai bên má của Khướu có vệt lông trắng lốp che phủ ngoài tai, lớn bằng móng ngón tay cái người lớn.

Giới nuôi chim Khướu mỗi người có một ý thích khác nhau: có người cả đời chỉ thích nuôi Khướu Mun, có người lại chủ trương nuôi Khướu Bạc Má.

Kỹ-thuat-nuoi-chim-Khuou-Bac-Ma-(Phan-2) 1292393183

Ngay với chim Khướu Bạc Má cũng vậy, có người chỉ tần tụng con Khướu Bạc Má vùng Khe Sanh, nhưng cũng có một số người lại khen chim Khướu vùng Phú Giáo hoặc vùng Lâm Đồng. Và tất nhiên họ chê chim Khướu vùng khác hót tệ lậu…

Từ đó mới sinh ra các cuộc tranh luận rồi chê bai khích bác nhau. Đôi khi chỉ ở mứcn độ nhỏ cũng dễ iàm mất sự hòa khí giữa anh em nghệ nhân chơi chim với nhau một cách đáng tiếc.

+ Chọn chim Khướu Đá: Dáng người to con, chân trụ vững chải, ngón chân ngắn và móng chân thì vừa phải , vảy chân nổi lên, lông to bản và không ôm sát chân như chim Khướu hót. Mỏ chim ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn chứ không nên dài như Khướu hót. Có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và có màu đen đậm, đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn. Đặc biệt nếu chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt chước giọng chim hót thì nó không hót lại mà thường phát ra âm thanh nghe như “khẹt khẹt…”tỏ thái độ khó chịu của nó, kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má lên, chân nhảy liên tục.

+ Chọn chim Khướu hót: dáng người thanh mãnh, những sợi lông mỏng manh, mỏ dài, chân thon, móng chân cũng dài và lông ôm sát chân của nó. Lông cánh bó sát thân sau, lông đuôi dài đẹp hơn và cũng được nhiều người ưa thích. Khi nghe chim Khướu khác hót thì nó sẽ ít nhảy nhót lại và hót đáp trả cùng với đuôi vẫy vẫy nhẹ.

Rất dễ nhầm lẫn giữa khướu hót và khướu đá vì chúng có hình dáng giống nhau nhưng những người chơi chim có kinh nghiệm nhìn kỹ sẽ thấy có các đặc điểm khác nhau rõ rệt về đầu, lông ở quanh vùng mỏ chim, râu và đám lông đen ở phía dưới cổ, chim trống thường thì lông đen đậm hơn, đầu to hơn, nhìn có vẻ oai vệ hơn, và chim mái chân ngắn hơn chim trống.

Thức ăn và nước uống cho chim Khướu Bạc Má:

Chim Khướu là một loài chim ăn tạp, có thể ăn mọi thứ, có tính tò mò, thích khám phá, lại dễ nuôi.

Thức ăn của chim Khướu trước kia thì thường là bột ngô xay nhỏ ( 4 – 6 lon sữa bò), tép khô (1 – 2 lon), bột dinh dưỡng của baby ( 1 gói), trứng gà (2 – 3 quả)

Cách làm thức ăn cho chim khướu: bột ngô chiếm phần lớn, đảo đều ở trên chảo, cho lửa nhỏ, đảo đều tay, nên chia làm nhiều lần để tránh trường hợp bột ngô bị cháy do đảo không đều, khi ngửi thấy thơm thì đổ ra ở một tờ giấy báo.

Tép cho vào chảo, cho nhỏ lửa, sao vàng, đến khi nào cầm một con tép, bóp nhẹ mà thấy giòn, vợ vụn là ổn, giã nát (giã nát vừa chứ không phải giã mịn đâu nha), đổ vào đống bột ngô.

Bột dinh dưỡng không cần sao vàng, cho vào đống bột ngô kia, đảo đều tất cả. Tiếp tục cho trứng gà vào, trộn đều tay, bóp vợ vụn những viên bột, tiếp tục mang vào sấy hoặc đảo đều trên một chảo lớn, nhớ cho nhỏ lửa thôi nha! Sau đó cho vào lọ, cho chim ăn dần.

Nếu có điều kiện thì có thể bổ sung vào đó cào cào khô, hoặc tăng thêm lượng chất tanh cho chim Khướu. Chim Khướu ăn tốt thức ăn ba bì.

Kỹ-thuat-nuoi-chim-Khuou-Bac-Ma-(Phan-2) 1292393183

Cách chọn chim Khướu bổi trống:

+ Nếu ra cửa hàng chim cảnh thì cần lưu ý không nên nóng vội quyết định,ngồi ra xa và quan sát nếu ngồi gần chim sợ bay loạn xạ chỉ có nước hoa cả mắt thôi. Nếu ai có kinh nghiệm thì có thể hót giọng chim Khướu mái, hoặc huýt sáo nghe âm thanh như khiêu khích, hãy kiên nhẫn, có thể mới tập nên giọng hót không giống chim Khướu cho lắm, có thể có con nghe được vậy là nổi máu anh hùng muốn chứng tỏ cho tất cả biết nó là đầu đàn, là chim dữ , để lấy điểm với mấy em mái kia nên nó sẽ hót lại, và khi một con hót thì điều tất yêu là những con khác sẽ hót trả lời.