Khướu cũng như những loài chim khác chúng rất nhát người, thấy người tới gần chúng sẽ nhảy tứ tung, dễ gãy đuôi, tróc trán vì thế cần có cách nuôi khướu bổi đúng sau đó khi chúng quen dần bạn mới từ từ tháo lồng.
Phân biệt khướu đá và khướu hót:
Khướu đá: chọn những con dáng người to, chân trụ vững, ngón ngắn, móng vừa phải, vảy nổi lên, lông to bản và không ôm sát thân, mỏ ngắn nhưng to và chắc, lông đuôi ngắn, có một chỏm lông ở quanh mỏ dài và màu đen đậm, đặc biệt đám lông màu đen ở dưới cổ phải lớn. Đặc biệt nếu chú ý kỹ sẽ thấy đám lông ở hai má thường hay phồng và phình to hơn. Mỗi khi nghe tiếng chim khác hót hoặc bạn bắt trước cả giọng chim hót thì nó không hót lại mà thường phát ra âm thanh nghe như “khẹc, khẹc…” để tỏ thái độ khó chịu của nó, kết hợp với tiếng kêu này là nó thường hay phồng má, chân nhảy liên hồi.
Khướu hót: nếu khướu chuyên hót thì nhìn dáng người thanh mảnh hơn, lông mỏng, mỏ dài, chân thon, ngón dài, lông ôm sát thân, lông cánh bó dát thân sau, lông đuôi dài, khi nghe chim khác hót thì ít nhảy hơn, mỗi khi hót trả lời lại thường thì đuôi hơi vẫy nhẹ.
Thức ăn cho chim khướu: Chỉ cho chúng ăn chuối trộn với cám Ba Vì, hoặc hỗn hợp gạo trộn trứng. Có thể dùng bột đậu phụng (lạc rang) trộn chung với lòng đỏ trứng vịt cho chim mau căng, hót hay. Chim càng căng lửa sẽ càng hót hay, cung cấp thêm gián đất, dế, cào cào, thằn lằn hoặc thịt bò xé nhỏ để chim tăng thêm sức đề kháng.
Cách chọn chim khướu bổi trống: Tốt nhất ta nên mua lại của những người đi bẩy chim, vì họ đi bẫy nên biết con nào là chim trống, con nào hót được nhiều giọng và hay, con nào ít hót, con nào thích hợp cho việc đá hơn. Nếu ra cửa hàng chim cảnh thì cần lưu ý không nên nóng vội quyết định,ngồi ra xa một tí và quan sát, chứ ngồi gần chim bay loạn xạ chỉ có nước hoa cả mắt thôi. Nếu ai có kinh nghiệm thì có thể hót giọng chim mái, hoặc huýt sáo nghe âm thanh như “chọc huyết, chọc huyết”, hãy kiên trì, có thể mới tập nên giọng hót không giống chim Khướu cho lắm, sẽ có con nghe được, thế là nổi máu “anh hùng” muốn chứng tỏ cho tất cả biết nó là đầu đàn, là chim dữ , để lấy điểm với mấy con mái kia nên nó sẽ hót lại, và khi một con hót thì điều tất yêu là những con khác sẽ hót trả lời. Nếu là chim nhốt chung 1 lồng lớn thì hãy chú ý đến những đặc điểm dù là nhỏ nhất của những con chim hót, vì chắc chắn nó là chim trống, nếu nghe hót “rò rò…” và kêu nhỏ nhỏ không hót tiếng nào to cả thì đó là chim mái. Chim trống hót nhiều điệu và nhiều tiếng hơn, tiếng vang xa. Sau đó xem tổng quan lại một lượt, xem dáng con nào được, thích hợp cho mục đích nuôi của mình mới chọn. Nếu chim nhốt một lồng một con thì cũng làm tương tự, cách này dễ chọn hơn vì dễ so sánh giữa con này với con khác. Khướu mới mang về rất nhát và rất yếu vì mất nhiều nước. Lúc này ta nên pha sữa đút cho chim uống từ từ. Sau đó để vào nơi yên tĩnh cho chim mau lại sức. Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.
Cách thuần khướu bổi: Kinh nghiệm của một số người muốn chim mau dạn thì tập cho chim quen ăn cào cào, cho ăn suốt 1 tuần liền, sau đó 3 ngày tiếp theo nhịn, không cho chim ăn, khi đó chim sẽ thấy thiếu cào cào. Ngày thứ 4 bạn cầm 1 em cào cào trên tay, đưa nhẹ đến bên lồng, khi này nó “say” cào cào nên 80% là nó sẽ nhảy đến mổ vào em cào cào và ăn ngon lành.Làm như vậy nhiều lần thì chim sẽ dạn.
Trên đây là cách nuôi và thuần khướu bổi bạn có thể tham khảo giúp bạn có được những chú chim khỏe mạnh cho nhà bạn, bài viết này sẽ có được cách nuôi tốt nhất bạn để có được chú chim thuần nhanh.