Vệ sinh lồng nhốt cùng với những con chim cảnh chúng ta nuôi là một trong những công việc quan trọng trong quá trình chăm sóc cũng như đảm bảo sức khỏe cho chim cảnh và chim họa mi cũng không nằm trong ngoại lệ.
Không phải ai cũng nắm được cách tắm cho chim cảnh đúng cách, tắm nhiều hay ít,thời điểm tắm…là cả một vấn đề không thể xem thường.Dưới đây là một sốkiến thức kỹ thuật tắm cho chim họa mimà các bạn có thể tham khảo.
Chuẩn bị
– Bạn nên có một lồng tắm riêng,có khay nước đủ rộng để chim vùng vẫy đập cánh.
– Có lồng tắm riêng và thường xuyên cho chim họa mi tắm sẽ loại bỏ được tật xấu tắm cóng đựng nước uống trong lồng nhốt.
– Khi bắt đầu cho chim họa mi tắm thì bạn ốp 2 cửa lồng vào với nhau rồi kéo 2 cửa lồng lên để chim sang lồng tắm.Sau đó đóng cửa lồng tắm lại.
Khi tắm xong chim sẽ có các biểu hiện như :
– Không rỉa lông nữa, mà nhảy nhót trong lồng
– Không nhẩy vào khay nước nữa
Thời gian tắm cho chim họa mi:
-Trong những lần đầu tắm cho chim, nên thử tắm cho chúng trong thời gian khác nhau và quan sát xem chúng thích tắm và buổi trưa hay buổi chiều.Nhìn chung thì nên tắm cho chim họa mi vào những ngày có nắng ấm.
-Tắm trong một thời gian nhất định, không được tắm lâu trong nước. Đặc biệt là những ngày đông lạnh, nếu cho chim tắm quá lâu chim có thể bị cảm lạnh.
Lưu ý: Chim tắm xong, nên treo ở nơi thông thoáng hướng có ánh nắng mặt trời một chút. Để chim hong lông cánh cho khô, sau đó phải đem chim treo vào nơi quy định ngay, đặc biệt lưu ý vào mùa đông, xuân.
Không nên cho chim họa mi tắm nhiều khi đang thay lông:
– Ở thời kỳ thay lông trên thân chim xuất hiện rất nhiều lông máu, lông măng sau khi tắm xong họa mi sẽ dùng mỏ rỉa như vậy rất dễ làm hỏng lông máu, lông măng.
– Các lông máu nhỏ này không cần nhiều nước, cho nên chỉ cần 2, 3 ngày tắm 1 lần không cần ngày nào cũng phải tắm.
Sức khỏe của chim họa mi cũng bị ảnh hưởng ít nhiều từ việc được tắm không đúng cách.Do vậy các bạn cần lưu ý khi tắm cho chim họa mi để chim được khỏe mạnh và hót căng.