Cầu đứng
Đây là một chi tiết mới nhìn qua rất đơn giản, chỉ là một thanh gỗ bắc ngang theo chiều xuyên tâm kính của lồng để chim đứng. Trong thực tế co người đơn giản, cầu chỉ là một cành liễu, một cành ổi hoặc một cành gỗ nào đó vừa cho chim đứng là được. Tuy nhiên cũng có nhiều ace choi khá cầu kỳ, cầu đứng bằng gỗ tiện hai đầu bịt đồng hoặc sừng, cầu bằng gỗ xién lên đến bạc triệu…Dưới đây chúng ta xét một số loại cầu thông dụng hiện nay anh em thường dùng nhé:
A- Tốt nhất là dùng cầu Xien. Cầu này thường được người dân tộc khai thác trong rừng sâu đem ra chợ vùng cao bán, có một số nhập của Trung Quốc. Chữ Xien theo cách phát âm của người Trung Quốc có nghĩa là Tiền, chắc là để đối với cây Gạo của tiếng Việt. Cây Xien nhiều người nhầm với cây gạo vì nó có ngoại hình khá giống nhau, gai góc cũng gần như nhau nhưng để đối chứng gần nhau thì thấy sự khác biệt rõ rệt. Cây xien gai tù hơn và gai mọc ko đều, không thẳng hàng (xem ảnh dưới). Bên Trung Quốc người ta trồng xien trên từng bãi đất rộng khá dày nên khi mọc lên chúng rất thẳng. Đến khi cây có đường kính từ 1,7 đến 2,5Cm thì chặt hàng loạt đem bán để làm cầu cho chim đứng. Người Trung Quốc cho rằng gỗ xien sinh nhiệt nên chim đứng ấm chân. Khi làm cầu cho chim cần róc bỏ phần đầu nhọn của gai. Ở Hà Nội có nhiều cửa hàng chim nhập về bán, mình dùng thấy đúng là rất tốt. Tuy nhiên cầu xien về đến Hà Nội bán ở chợ chỉ còn là những chiếc cầu không được đẹp, có giá vài chục ngàn một cái, muốn mua cầu xien đẹp, gai mịn phải lên vùng cao như Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng mới có thể mua được ở các chợ hoặc các gia đình dân tộc. Những chiếc cầu xien đẹp có giá rất cao, từ năm sáu trăm ngàn đến vài triệu một cái. Những người có nhiều cầu xien đẹp ở Hà Nội phải kể đến Hoàng Tùng, Đỗ Chí Bình, Hữu Lâm, Lâm Kiệt…
Có anh em vì sợ cầu bong vỏ nên tẩm ra ngoài một lớp nhựa cho bền. làm như thế đúng là cầu bền hơn nhiều nhưng tác dụng ấm chân cho chim bị giảm. Tôi để cầu tự nhiên cho chim đậu nhưng nhiều năm cũng chưa thấy bong tróc gì đáng kể.
Người dân tộc gọi cây xien là “Mạy cừu lục”. Tôi có hỏi nhà văn Đoàn Ngọc Minh người dân tộc tày về cái tên đó, chị giải thích: Mạy là cái cây, cừu là gỗ, lục là nhỏ. Vậy “Mạy cừu lục” là “cây gỗ nhỏ”. ACE xem ảnh ở phần dưới nhé.
B- Cầu tiện: Cầu tiện dễ kiếm, thường các hàng bán chim mua về bán lại cho người chơi hoặc các hàng bán dụng cụ nuôi chim ở các chợ có bán khá nhiều. Trên mặt cầu người ta tiện khía nhám rất đều và đẹp để chim đứng có cảm giác gần như sự xù xì của cành cây tự nhiên. Loại cầu này cũng tốt nhưng không bằng cầu Xien.
C- Cầu tạp: Là loại cầu làm băng nhiều loại gỗ ít giá trị như cành liễu, cành la hán, cành ổi, cành đào, cành gạo tương đối thẳng… làm cầu cho chim đứng cũng được (Không nên dùng gỗ xoan hoặc gỗ lim).
Cầu đặt trong lồng phải chắc chắn, không xộc xệch long lay. Đường kính cầu thường từ 1,7cm đến 2,3cm là phù hợp nhất. Nên làm vệ sinh thường xuyên, cứ hai tuần tháo cầu ra một lần lấy bàn chải đánh sạch băng nước xà phòng, rửa kỹ, hong hoặc sấy khô rổi lắp lại. Làm như thế chân chim ko bị nhiễm trùng, tránh gây bệnh cho chim.
Chúc anh chị em có những con chim ưng ý của mình!
Chào thân ái!