Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi Thay Lông

Chăm sóc chim Họa Mi trong điều kiện bình thường đã được đề cập trong các topic trước đây. Nên hôm nay Chú Gióng sẽ chia sẻ kinh nghiệmchăm sóc chim Họa Mi thay lôngđể mọi người có thể có đầy đủ bí quyết để chăm sóc “bé cưng” của mình một cách tốt nhất trong giai đoạn thay lông nhé.

Đối với dân chơi chim Họa Mi thì chọn được một chú chim ưng ý theo đúng sở thích của mình đã là một bước khó khăn, tuy nhiên, đó chỉ mới là giai đoạn đầu tiên. Giai đoạn tiếp theo của người chơi Họa Mi là cách chăm sóc chim họa mi thay lông đúng cách vào những giai đoạn chim rụng lông.

chim hoa mi khi thay longChim họa mi sắp vào mùa thay lông

Tùy thuộc vào sự chăm sóc mà chim hoạ mi nuôi sẽ thay lông sớm hay muộn. Họa mi thuộc (thuần) thì thay lông sớm và ổnh định hơn họa mi mộc (bổi). Hằng năm, chim Họa Mi đều thay lông 2 lần.

Lần đầu: Đối với chim Họa Mi ngoài tự nhiên thì thời gian bắt đầu thay lông từ cuối tháng 9 âm lịch đến cuối tháng 10 âm lịch, đối với Hoạ mi nuôi trong lồng thì con thay sớm thường thì từ tháng 7 âm , con muộn thì cuối năm. Vào thời gian này ở nhiều cửa hàng chim rất ít chim Họa Mi vì giai đoạn này chim rất khó bẫy và có bẫy được thì chim rất xấu không được giá.

hoa mi thay longChăm sóc chim họa mi khi bắt đầu mùa thay lông

Bàn một chút về cơ cấu của chim Họa Mi dẫn đến việc thay lông nha mấy bạn: Chim Họa Mi có thân nhiệt cao ( tầm 42 độ C ), do đó dẫn đến sự chênh lệch nhiệt độ cơ thể và môi trường vào mùa đông là rất lớn ( trung bình 35 độ ). Nếu vào mùa đông, con người chúng ta sẽ mặc thêm áo ấm, đấp chăn bông, sử dụng lò sưởi, ….. thì chim Họa Mi sử dụng bộ lông được tạo hóa ban tặng để tự tạo ra một cái máy điều hòa dưới lớp lông kia, mùa đông thì “lắp vào” và mùa hè lại “ tháo ra”. Lông chim có hai lớp, lớp ngoài là lông vũ, cứng, ôm khít vào nhau để bay và bảo vệ cơ thể trước nhứng va chạm bên ngoài ( lớp này được coi là bộ giáp sắt của loài chim ), bên trong là một lớp lông tơ, bông, xốp. Mùa đông đến chim cần thay lớp lông bên ngoài sao cho kín, bên trong lớp lông tơ thì phải mọc thật nhiều và dầy ( bạn có thể hình dung lúc này lớp lông của chim như chiếc áo phao, bên ngoài thì kín, bên trong là lớp lông xốp dầy ). Khi trời rét, chim thường xù lông để cho không khí lọt vào giữa lớp lông tơ và lông vũ như một lớp cách nhiệt giữ ấm cho cơ thểm chim.

Lần thứ hai thay lông là vào cuối tháng 2 âm lịch, lần này chỉ yếu ta thấy chim Họa Mi rụng rất nhiều lông, do hết nhiệm vụ chống rét, Họa Mi sẽ loại bỏ lông vũ bên ngoài để cơ thể vừa gọn lại vừa thoái mát.

Dài dòng nãy giờ rồi giờ mình vào chủ đề chính của topic làcách chăm sóc Họa Mi thay lôngnhé. Đầu tiên dấu hiệu nhận biết chim sắp thay lông ngoài khoảng thời gian như trên, thì lông Họa mi bắt đầu xác, quăn, nhiều con ta nhìn có cảm giác như lông cháy, khi duỗi cánh thì các lông cánh có pha màu lá chuối khô. Lúc này, ta cần đặc biệt chăm Họa Mi cẩn thận. Có bạn chơi Họa Mi thì lại tiến hành chăm Họa Mi kỹ sau khi chim đã hoàn toàn thay lông xong mới chăm sóc kỹ, nhưng theo mình làm như vậy chim sẽ lâu nổi và thay lông sẽ lâu và không đều ).

Về thức ăn: Đa phần chúng ta nuôi Họa mi hót bằng cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3-4 lòng đỏ trứng gà/ 1 lạng cám cò ( hoặc ngô ), có thể thêm lòng trắng trứng vào tùy thuộc vào bạn nhưng đừng lấy hết. Đồng thời tăng cường mồi tươi cho Họa Mi như châu chấu, dế, cào cào, … ( tăng cường thôi chứ không bắt buột vào khẩu phần ăn hằng ngày của Họa mi nhé ).

thuc an cho hoa mi thay long

Kiến – Thức ăn cho họa mi thay lông

Nuôi Họa Mi, có con sẽ không quen ăn mồi tươi ( do môi trường chăm nuôi xa tự nhiên ) thì chủ chim nên tập cho chim thoái quen ăn mồi tươi bằng cách tháo cóng đựng cám ra và cho vào lồng ít mồi tươi thì chim khi đói sẽ phải ăn. Không nên cho chim Họa mi ăn sâu qui vì chim sẽ bọ bó lông và lông khi thay sẽ bị quăn.

Về lồng chim: Nên phủ áo lồng vào một chút, cho chim có chỗ tĩnh và mát, có độ ẩm càng tốt, tối cho đi ngủ sớm và phủ kính áo lồng. Cho chim tắm thường xuyên nhưng đừng dọn lồng nhiều ( 1 tuần trở lên hẵng dọn), chim thay lông rất nhanh nhưng cách này hơi khó cho các bạn nhà không được rộng vì hơi mùi một tý. Có điều kiện thì các bạn nên cho chim tắm buổi chiều, làm sao trước khi phủ áo lồng cho Họa mi đi ngủ thì lông chim chưa khô hẳng, làm như vậy chim họa mi tuột lông rất mau ( kinh nhiệm từ các cửa hàng nuôi Họa mi nhé ). Nhiều người cho rằng cách này làm chim yếu nhưng theo mình thì chim Họa mi thân nhiệt cao nên không ảnh hưởng mấy đâu, nên mấy bạn cứ yên tâm “ cục cưng” của mình sẽ không sao đâu.

Chim họa mi thường thay lông theo trình tự từ lông đầu, lông cánh, lông người, lông đuôi và lông âu cánh, sau mỗi một đợt trút lông chim nuôi lông măng ra hẳn rồi trút tiếp đợt mới. Nuôi họa mi cần cho chim ăn thêm lạc sống, ngày 1 – 2 hạt cũng được ăn lạc giúp cho chim có đường ruột tốt và sắc lông mượt mà. Họa mi khi đã có bộ lông mới hoàn chỉnh vẫn cần khoảng 1 tháng để lông mới ráo hẳn, lúc này chim bắt đầu sung và hót nhiều và cần cho chim tắm nắng.

Trên đây là những kinh nghiệm được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau để hướng dẫn bạncách chăm sóc Họa mi thay lông. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bạn có thể chăm sóc chú chim Họa mi của mình có bộ lông hoàn hảo nhất nhé.