Cách nuôi chim Họa Mi đá:
Bản chất củachim Họa Mirất hung dữ, háu đá. Cũng chính vì cái tính hung hăng này , người ta mới dễ bẫy nó được, và dùng nó để đấu đá với chim Họa Mi khác.
Nuôi chim Họa Miđá rất công phu , không dễ dàng như nuôi chim để hót.
Trước hết, chúng ta phải chọn giống chim :
– Theo kinh nghiệm của giới nghệ nhân nuôi chim Họa Mi đá thì phải chọn chim ở vùng ngoài Bắc như Lạng Sơn, Móng Cái, vì chim Họa Mi ở nơi đó rất dữ. Cũng như nuôi gà cựa, người ta phải chọn gà ở Cao Lãnh vậy.
Bắt chim về rồi phải chọn nhưng con có màu lông gạch cua, chân và các ngón cứng cáp , móng đầy đủ và sắc nhọn , mắt lanh và mỏ cứng.
Xong , người ta tập cho chim có thể lực tốt. Tập bằng cách nhốt chim vào “lồng thể lực” , tức là loại lồng lớn, chiều cao hơn thước, đường kính đáy lồng rộng khoảng 60 cm, để chim được tự do bay nhảy. Cầu để cho chim đứng là loại cầu nhám để khi chim Họa Mi đậu mài móng cho thêm sắc bén.
Với chim Họa Mi dùng để đá , người ta phải nuôi thật yên tĩnh, để chim bớt hót . Chim bớt hót mới sung.Ngoài ra , người nuôi chim còn chochim Họa Mi ăn những thức ăn bổ dưỡng. Đây là bít quyết của nhà nghề, không ai chịu truyền lại cho ai . Có người cho ăn dái gà trống tơ…
Chim họa mi thay lông xong – tức đã đủ lửa – sẻ hót suốt ngày . Tiếng hót lảnh lót vang xa , như thách thức những ai dám ngang nghiên vào xâm lăng giang son cẩm tú của nó.
Hai con chim Họa Mi ngang sức, ngang tài để gần nhau , chúng sẽ hót vang lên như một ban hợp ca trên sân khấu vậy.
Nuôi chim họa mibổi vẫn cho tắm như thường , có điều những ngày đầu cho chim tắm , ta nên có cử chỉ nhẹ nhàng để chim khỏi hốt hoảng.
Tóm lạinuôi chim Họa Mikhông tốn kém nhiều và đồ ăn thức uống cũng rất giản dị, rẻ tiền.