17 điều cần lưu ý khi nuôi chim họa mi

Họa mi là một loại chim rất dễ nuôi và cũng hót rất hay. Vì thế, hiện nay rất nhiều người chuộng nuôi chim họa mi. Dưới đây là 17 điều cần lưu ý khi bắt đầu nuôi chim họa mi.

1. Thức ăn của họa mi không nên thay đổi quá thường xuyên: họa mi sống ởi thiên nhiên cho dù vẫn ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi trong lồng ta nên tập cho ăn thức ăn riêng. Và vì chim đã quen với một loại thức ăn rồi thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tuy nhiên, tùy vào giai đoạn sinh trưởng của chim như sinh sản, nuôi con ta có thể thay đổi để đảm bảo dinh dưỡng cho chim.

2. Thức ăn phải có chất lượng tốt: họa mi là giống chim quí, ta Không nên quá keo kiệt với họa mi khi cho chúng ăn. khi pha chế thức ăn ta nên chọn thức ăn có chất lượng tốt, thức ăn có hiện tượng hư hỏng nhất định phải bỏ, ko nên cho chim ăn.

3. Tránh pha chế thưc ăn mặn. Thức ăn cho chim họa mi không nên mặn vì họa mi rất kị với những đồ ăn mặn

4. Họa mi thích ăn côn trùng: Nên cho họa mi ăn hằng ngày các côn trùng như cào cào, sâu tươi, hoặc trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn… cũng tốt cho họa mi.

Xem thêm:Kĩ thuật chọn và nuôi chim họa mi

Kỹ thuật nuôi chim họa mi cơ bản nên biết

Hướng dẫn tự làm thức ăn chim khướu

Kỹ thuật nuôi chim họa mi cơ bản nên biết

Tìm hiểu kỹ thuật nuôi khướu bạc má cơ bản

5. Nước uống phải thật sạch: Họa mi là loại rất dễ nhiễm bệnh, nên nước uống cần sạch sẽ tránh nguồn bệnh có cơ hội lây lan.

6. Phải trị bệnh rận mạt:

7. Nên cho họa mi thường xuyên tắm nắng.

8. Không nên cho họa mi uống thuốc bừa bãi: Vì hiện nay vẫn chưa có thuốc cụ thể chưa bệnh cho họa mi, nên tốt nhất chăm họa mi ăn uống vệ sinh sạch sẽ để tránh bệnh tật.

9. Thường xuyên thay đổi chỗ treo lồng chim đẻ họa mi mau dạn.

10. Đối với người mới chơi, nên nuôi họa mi trưởng thành, không nên nuôi họa mi con vì họa mi con rất khó cho ăn uống.

11.Nuôi chim họa mi nhất định phải chuẩn bị áo lồng cho chim.

12. Không nên bắt họa mi bằng tay

13. Không treo lồng nuôi họa mi gần bếp, lò sưởi vì họa mi rất sợ nóng.

14. Họa mi chưa ốp lông không được cho dượt.

15. Muốn nuôi họa mi hót nhiều, dùng âm nhạc để kích thích chim hót.

16. Năng làm vệ sinh lồng nuôi luôn sạch sẽ

17. Nên nuôi mi mái vì mi mái dễ nuôi và lại dễ thúc mi trống căng lửa hơn.