Thức ăn: Thức ăn chính của cu gáy là các loại hạt quả, quả cây, hạt cỏ và hạt các cây lương thực như lúa, ngô, đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,… khoai lang, sắn. ngoài ra chúng cũng thích ăn quả đa. Nhiều khi trong diều và dạ dạy còn thấy mối, ấu trùng côn trùng và ruồi nhặng.
Thức ăn cho chim gáy là thóc, vừng, đỗ, lạc,…và các loại khoáng chất bổ sung khác,…
1. Thóc.
Thóc mua về cần chọn loại không có râu và bỏ vào bao dứa dùng chân đạp kĩ để làm gãy các râu lúa, sau đó đưa tất cả vào trong một thùng nước để những hạt lép nổi lên trên, vớt và loại bỏ chúng. Hạt chắc còn lại được đem đi phơi khô nỏ cất vào bao ni lông dùng dần.
Nếu bạn cần bổ sung trứng vào thóc thì nên làm như sau: lấy khoảng 1 kg thóc sạch, cho vào 2-3 lòng đỏ trứng gà rồi bóp đều. Bắc lên bếp một nồi nước to đun sôi. Dùng một mâm nhôm làm vung, rãi loại thóc tẩm trứng lên mâm và đốt lửa để sấy cách thủy đến khi thóc tẩm trứng khô kiệt nước và trứng trong lúa chín thơm. Dùng loại thóc này cho chim ăn trong giai đoạn chim thay lông rất tốt, có thể làm rút ngắn thời gian thay lông của chim và dùng trong giai đoạn chim đi bẫy (giúp chim căng lửa).
1. Vừng
Cho ăn ít theo định kì 1 tuần/lần. Mỗi lần khoảng 5-10gram.
1. Đỗ, lạc, kê
Nên cho ăn dặm, chứ ko cho ăn nhiều như lúa.
1. Hạt cải (cải ngọt), đây là thuốc chữa bệnh về tiêu hoá, giúp chim ăn chống bón, chống phân nứơc. Gáy ăn sẽ rất hiệu quả, thêm lửa cho gáy mồi. Bạn ra cửa hàng hạt giống là có ngay. Cho ăn ít, ăn nhiều gáy sẽ không ăn thóc nữa, ăn hết 1 bịch thì nghỉ vài tuần cho ăn lại và thay phiên hạt cải, vừng, kê, đậu phộng, bắp xay nhỏ.
1. Khoáng chất.
Cách làm:Dùng đất tổ mối đùn (đất sạch, không chứa dư lượng thuốc trừ sâu hoặc chất độc hại), muối ăn (rất ít), vỏ hến, vỏ trai, vỏ sò (nung chín đỏ trong bếp than), hoặc dùng vỏ trứng sạch xay nhỏ, sỏi son (sỏi đồi) hoặc có thể dùng đá vôi nghiền nhỏ kích cỡ như cát xây (các loại sỏi được dùng với khối lượng vừa phải, không nhiều quá làm sao để lượng đất làm chất kết dính đủ phát huy tác dụng).
Đất tổ mối phơi thật khô và được nghiền nhỏ.
Pha muối ăn vào nước (nếm thấy gần như là nước này có vị hơi lợ,… nước muối cực nhạt),
Trộn đều tất cả các loại thứ trên, nhào với nước thành bánh và nắn theo hình khối đem phơi khô rồi bỏ vào lồng chim. (hoặc nghiền nhỏ cho vào coóng cho chim ăn)
Hầu như người nuôi chim thích làm thức ăn bằng cách kết hợp nhiều loại hạt khác nhau. Rất nhiều loại hạt có thể giữ cho chim cu sức khỏe tốt, như bông cỏ giúp tiêu hóa, lúa mạch đen giúp chất bổ cho bộ lông, đậu thì dồi dào chất bổ, mè thì có chất dầu nên giữ cho lông bóng và cứng hơn. Hầu hết các loại hạt thông thường dùng cho chim cu có kích thước trung bình (chim ngói, chim gáy … ) là bo bo, lúa mì và hạt kê. Còn những loại chim có kích thước nhỏ (cu pháp, cu gầm ghì … ) lại ưa thích các loại hạt nhỏ như là kê hay hạt bông cỏ, nhưng chúng sẽ ăn bobo hay lúa mì nếu chúng ta cho chúng ăn. Ở thailand, lúa là món ăn chính cho chim cu, những loại hạt khác chỉ món ăn phụ. Chứa đựng thức ăn trong hủ riêng. Không được trộn hạt với lúa bởi vì chim cu chỉ ăn ngũ cốc thôi, như vậy sẽ làm chim cu mập và không khỏe mạnh được.
Có một số kinh nghiệm làm chim gáy căng là,cho chúng ăn thức ăn chính vẫn là thóc nhưng thêm 1 ít hạt kê,đỗ xanh,vừng thỉnh thoảng 1 vài hạt lạc (khi thay đổi thức ăn thường là chim hay bị thay lông bất thường ,đừng lo khi cho chế độ ăn ổn định thường xuyên thì ko còn hiện tượng này nũa) nói lại là cho ăn thóc là phần nhiều nhất(90%)
Thỉnh thoảng ta hạ thổ xuống cho chim được tiếp xúc với đất hay cát ẩm xong cho chim ra tắm nắng nhẹ độ nửa giờ. Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như họa mi được nhưng tháng vài lần ta cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hay là gặp trời mưa ta cho chim tắm tự nhiên là hay nhất (thời gian độ 10′ 15′)
Nuôi cu gáy đực gần 1 chị cu mái nữa là làm chim cũng căng lên nhiều, ta cho lồng cu đực gần lồng cu cái 1 vài hôm xong lại dật ra vài ngày lại ghép gần (mất vợ anh nào chẳng kêu ầm lên)
2.Nước cho chim cu uống phải là nước sạch, nếu dùng nước máy thì đừng che đậy và chờ cho chất clo bốc hơi hết mới được dùng. Nếu lồng chim thường treo ngoài nắng thì nên thay nước mỗi ngày để ngừa triệu chứng khô cổ họng.
3.Chim cu phải cần được nhận ánh sáng mặt trời vài tiếng mỗi ngày. Treo lồng những nơi khác nhau sẽ làm cho chim cu có khí thế và sung hơn, không được để ánh sáng trực tiếp chiếu hết lồng mà phải có bóng râm để có chổ cho chim cu vào khi cần thiết. Chim cu khi phơi nắng thường nằm xòe cánh và đuôi dưới đấy lồng để tống khứ những côn trùng (ve, giận, mạt) ra khỏi lông chúng. Nếu không có ánh sáng mặt trời thí phải mua bóng đèn (Spectrum light) để chiếu sáng cho chim cu để thây thế ánh sáng mặt trời.
Nếu để lồng những nơi tối trong nhà hay là những nơi lạnh, bạn có thể mắc thêm bóng đèn cho mỗi cái lồng với khoản cách phù hợp.
4.Đất đen – ở Thailand, công thức làm đất đen thật đặt biệt, đất đen được làm ra từ cây cỏ và khoán chất, làm nền tản vững chắc cho sức khỏe và giọng gáy cho chim cu. Nó bao gồm chất vôi, trộn với đất và một ít than đập nhỏ ( hay mồ hống ). Chim cu trong thiên nhiên ăn đất và đất núi lửa ( đất đỏ ) đôi khi liếm muối để bồi dưỡng chất dinh dưỡng và sức khỏe.
5.Chim cu trong tự nhiên rất cần ăn sạn để nghiền nát thức ăn nhất là những hạt già và cứng. Chim cu cần chất vôi để tạo vỏ trứng và sú thức ăn cho chim con. Đặt biệt cho việc sinh sản và tạo xương của chúng. Sinh học của chim cu mái sẻ lấy chất vôi từ xương chúng để cung cấp đủ cho con cái, bởi thế sự sinh sản sẽ dừng lại đến khi nào có đầy đủ chất vôi chúng cần cho cơ thể. Than củi giúp tiêu hóa và sạn giúp nghiền nát hạt trong mề của chim cu. Đất sạn không nên trộn chung với thức ăn mà phải chứa vào cóng riêng.
6.Muối là chất khoán cần thiết. Chim cu thường hấp thụ những khoán chất vi lượng từ thức ăn nhưng không đủ những phân tử như là iod, mangan, coban … thận trọng cho ăn thêm muối cho vật nuôi rất tốt. Muối biển nguyên chất rất có nhiều khoán chất cho chim cu, nhưng nếu ta cho ăn nhiều quá sẽ làm giảm chất giọng. Tốt nhất cho chim cu ăn muối mỗi tuần một lần, muối cho vào cái dĩa cho chim ăn và ngày hôm sau nhớ lấy dĩa muối ra .
7.Sự hoản sợ ban đêm – Trong thiên nhiên khi chổ ngũ bị đe dọa ( hoản sợ ) chúng sẽ bay lên để thoát khỏi sự đe dọa nguy hiểm của chúng. Thỉnh thoản chim trong nuôi trong lồng cũng bị hoản sợ ban đêm. Sự hoản sợ này có thể lảm gảy lông cánh, lổ đầu hay rách mình chảy máu. Sự việc xảy ra khi chim cu ngủ những nơi rất tối hay là những con chim mới đặt trong tình cảnh mới ( đổi chổ, chim bổi mới…). Chim cu nhìn đêm tối rât kém nên chúng dễ bị hoản sợ, khi chúng nghe ồn ào và chúng sẽ nhảy ngay và kết quả là bị thương. Dĩ nhiên chim cu càn cố thoát khỏi cái lồng, thì những chắn song lòng sẻ làm chim cu bị thương tồi tệ hơn.
Cách giải quyết là mắc bóng điện ngủ sao cho vừa đủ ánh sáng cho chúng thấy chung quanh vào ban đêm. Nếu ánh sáng quá mạnh sẽ làm chim khó ngủ, nếu vậy thì tốt nhất trùm tấm màng để có bóng tối cho chúng ngủ. Tiếng động, đồ đạc trong nhà có thể làm chim hoản sợ.
8.Nhiệt độ – Chim gầm ghì và cu cườm chịu nhiệt rất kém. Khi nhiệt độ hạ xuống 10 độ C chim cu sẽ bị cú rũ, nếu nhiệt độ hạ hơn nữa thì chim cu sẻ chết. Người nuôi nên đặt một bóng điện trong lồng. Vì chim cu là loại sống ở khí hậu xích đạo nên chúng có thể sống ở môi trường mà nhiệt độ lên tới 42 độ C.